Tình hình nợ quá hạ n

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển nhà cần thơ (Trang 48 - 74)

Xét trong chỉ tiêu dư nợ còn có một khoản nữa đó là nợ quá hạn, đây là dạng dư nợ mà ngân hàng luôn phấn đấu đạt mức thấp nhất. Nó thể hiện mức độ

rủi ro tín dụng của ngân hàng trong từng thời kỳ. Số liệu về tình hình nợ quá hạn

được thể hiện ở Bảng 3: Tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng qua 3 năm trang 38.

Sau đây là biểu đồ về tình hình nợ quá hạn của ngân hàng trong 3 năm qua:

Biểu đồ 6: Tình hình nợ quá hạn qua 3 năm 0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 2004 2005 2006 Năm S t i n ( tr i u đồ n g ) Nợ quá hạn Ngắn hạn

Trung & Dài hạn

Nợ quá hạn của ngân hàng có xu hướng giảm dần qua 3 năm chứng tỏ hoạt

động của ngân hàng ngày một hiệu quả hơn. Nếu như nợ quá hạn năm 2004 là 54.241 triệu đồng thì đến năm 2006 nợ quá hạn chỉ còn 4.887 triệu đồng. Một trong những nguyên nhân làmcho nợ quá hạn giảm là do công tác thu hồi nợ của ngân hàng đạt kết quả tốt, bên cạnh đó cán bộ thẩm định của ngân hàng cũng thận trọng hơn, thẩm định kỹ khả năng tài chính của khách hàng trước khi cho vay. Hơn nữa, trong những năm qua ngân hàng đã tập trung xử lý nợ quá hạn như

nên làm cho nợ quá hạn giảm nhanh. Trong năm 2005 và 2006, tình hình kinh tế địa phương ngày càng phát triển, các ngành công nghiệp nhẹ được chính quyền

địa phương quan tâm, tạo điều kiện để phát triển. Vì vậy, các khách hàng của ngân hàng hoạt động trong ngành này hoạt động ngày càng hiệu quả hơn nên chỉ

tiêu quan trọng. Vì vậy, để đánh giá được mức độ rủi ro của ngân hàng thì cần xem xét nợ quá hạn theo các tiêu chí phân loại của ngân hàng như theo phân loại nợ, theo ngành kinh tế....

4.3.2. Rủi ro nợ quá hạn tính theo thời gian

Số liệu về tình hình nợ quá hạn theo phân loại nợ chúng ta sẽ được thấy trong trang sau. Sau đây là tính hình nợ quá hạn theo cách phân loại này.

Trong quan hệ kinh doanh, việc trễ hẹn thanh toán từ 1 đến 10 ngày là chuyện bình thường và thường xuyên xảy ra do khách hàng chưa gom đủ tiền, trong khi theo Quyết định 493 của Ngân hàng nhà nước thì các khoản nợ chậm trả 1 ngày so với cam kết trong hợp đồng tín dụng là đã chuyển sang nợ quá hạn. Vì vậy mà ta thấy trong cơ cấu nợ quá hạn thì nợ quá hạn nhóm 2 và nhóm 3 luôn chiếm tỷ trọng cao. Đối với ngân hàng đây là những khoản nợ có thể thu hồi, hơn nữa số tiền phạt do quá hạn cũng sẽ giúp làm tăng thu nhập cho Ngân hàng, tuy nhiên nó cũng có thể chuyển nhóm đối với nợ nhóm 3. Qua 3 năm ta thấy nợ nhóm 2 và nhóm 3 của Ngân hàng có xu hướng giảm. Năm 2004, nợ quá hạn nhóm này ở mức rất cao, lên đến 50.239 triệu đồng. Năm 2005, nợ quá hạn nhóm này giảm xuống còn 15.836 triệu đồng, giảm 68,48% so với năm 2004. Sang năm 2006, nợ quá hạn tiếp tục giảm còn 619 triệu đồng, giảm 96,09% so với năm 2005. Do là ngân hàng Đầu tư và Phát triển nên các khách hàng của ngân hàng hầu hết hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng công trình… Trong quá trình hoạt động, khi các khách hàng này trúng thầu thực hiện công trình nhưng do chủđầu tư là nhà nước thường cấp vốn rất chậm nên làm cho các khách hàng này cũng trả nợ ngân hàng chậm. Do đó các khoản nợ này mặc dù quá hạn nhưng hầu hết là ngân hàng có khả năng thu hồi.

Bảng 5: Tình hình nợ quá hạn theo phân loại nợ Đơn vị tính: Triệu đồng 2004 2005 2006 So sánh 05/04 So sánh 06/05 Nợ quá hạn ST % ST % ST % ST % ST % Nợ nhóm 2 và nhóm 3 50.239 92,62 15.836 61,22 619 12,67 -34.403 -68,48 -15.217 -96,09 Nợ nhóm 4 277 0,51 9.518 36,80 1.877 38,41 9.241 3.336,10 -7.641 -80,28 Nợ nhóm 5 3.725 6,87 512 1,98 2.391 48,92 -3.213 -86,26 1.879 366,99 Tổng nợ quá hạn 54.241 100,00 25.866 100,00 4.887 100,00 -28.375 -52,31 -20.979 -81,11 Nguồn: Phòng Kế hoạch – Nguồn vốn

Nợ nhóm 2: nợ quá hạn dưới 90 ngày

Nợ nhóm 3: nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày

Nợ nhóm 4: nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày.

Trong năm 2004, ngân hàng có nợ quá hạn cao nguyên nhân là do một số

khách hàng thuộc thành phần kinh tế nhà nước và doanh nghiệp tư nhân hoạt

động bị thua lỗ, một vài khách hàng bị phá sản nên không trả được nợ cho ngân hàng. Vì vậy nên sang năm 2005, ngân hàng đã thận trọng hơn trước khi cho vay,

đã loại bỏ bớt một số khách hàng làm ăn không hiệu quả, tiếp tục cho vay các khách hàng có uy tín với ngân hàng nên đã làm cho nợ quá hạn nhóm này giảm xuống nhanh và tiếp tục ở mức thấp trong năm 2006.

Đối với nợ nhóm 4 ta thấy nó có sự biến động lớn qua 3 năm. Năm 2004 nợ

quá hạn nhóm này là 277 triệu đồng. Sang năm 2005, nợ quá hạn nhóm này tăng lên nhanh, đạt 9518 triệu đồng, tăng gấp 34 lần năm 2004. Trong năm 2005, nợ

quá hạn nhóm này tăng cao chủ yếu do các khách hàng thuộc ngành xây dựng và thương mại dịch vụ hoạt động kinh doanh gặp nhiều khó khăn như giá cả xăng dầu tăng cao, các sản phẩm dịch vụ gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường nên dẫn đến việc gây ra nợ quá hạn cho ngân hàng. Ngoài ra trong năm một phần nợ quá hạn ở năm trước và nhóm 3 chuyển sang nên cũng góp phần làm tăng nợ

quá hạn nhóm 4. Năm 2006, nợ quá hạn nhóm này là 1.877 triệu đồng, giảm 80,28% so với năm 2005. Trong năm 2006 do các khách hàng có nợ quá hạn trong năm trước đã trả nợ cho ngân hàng, hơn nữa đây là năm mà đối tượng vay vốn chủ yếu của ngân hàng là ngành công nghiệp và xây dựng trả nợ đúng hạn,

đồng thời cũng thanh toán xong các khoản nợ năm trước nên làm cho nợ quá hạn nhóm này giảm xuống thấp.

Còn đối với nợ quá hạn nhóm 5, đây là những khoản nợ có khả năng mất vốn và bị tổn thất cao. Nợ quá hạn nhóm này qua 3 năm cũng có nhiều biến

động. Năm 2004, nợ quá hạn nhóm này là 3.725 triệu đồng, cao nhất trong 3 năm. Trong năm 2004 là năm mà ngân hàng có nợ quá hạn cao vượt mức quy

định của nhà nước chủ yếu tập trung vào một số khách hàng hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ giải trí, sản xuất bao bì và vật liệu xây dựng kinh doanh kém hiệu quả do các dịch vụ giải trí đã cũ, không có sự đầu tư mới nên không thu hút người dân, còn giá cả các sản phẩm bao bì sản xuất ra thì cao hơn giá thị trường nên không bán được và gây ra nợ quá hạn tại ngân hàng. Tuy nhiên trong năm ngân hàng cũng đã tăng cường công tác thu nợ, xử lý các khoản nợ xấu bằng

này giảm xuống nhanh trong năm 2005. Năm 2005, nợ quá hạn nhóm này là 512 triệu đồng, giảm 86,26% so với năm 2004. Sang năm 2006, nợ quá hạn lại tăng lên, đạt 2.391 triệu đồng, tăng 1.879 triệu so với năm 2005. Trong năm này nợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quá hạn nhóm 5 tăng cao một phần là do nợ quá hạn năm trước và nhóm 4 chuyển sang, phần khác là do khách hàng hoạt động trong ngành thương mại dịch vụ, hoạt động kinh doanh bất động sản nhưng do thị trường bịđóng băng nên ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh, từ đó mà không trả nợ cho ngân hàng đúng hạn.

Nhìn chung qua 3 năm ta thấy nợ quá hạn nhóm 2 và nhóm 3 có xu hướng giảm và chiếm tỷ trọng ngày càng thấp, nợ quá hạn nhóm 4 và nhóm 5 mặc dù có nhiều biến động nhưng tỷ trọng của nó thì ngày càng cao trong tổng nợ quá hạn. Nếu xét về tỷ trọng nợ nhóm 4 và nhóm 5 trong tổng nợ quá hạn của ngân hàng, ta thấy mức độ rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng ngày càng tăng lên. Tuy nhiên trên thực tế các khoản nợ quá hạn này chỉ tập trung vào một số khách hàng lớn và các khách hàng này vẫn có khả năng trả nợ nên ngân hàng có thể thu hồi. Khi thu hồi các khoản nợ này ngoài tiền lãi thu về thì ngân hàng còn thu thêm một khoản lớn từ tiền phạt do để nợ quá hạn nên góp phần làm tăng đáng kể

nguồn thu nhập cho ngân hàng.

4.3.3. Rủi ro nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế

Do tính chất quan trọng của nợ quá hạn nên ngoài cách phân nợ quá hạn theo phân loại nợ thì Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần Thơ còn phân loại nợ

theo ngành kinh tế và thành phần kinh tế. Trong phần này chúng ta sẽ đi vào phân tích tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế, số liệu về nợ quá hạn loại này

Bảng 6: Tình hình nợ quá hạn theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 So sánh 05/04 So sánh 06/05

Chỉ tiêu

ST % ST % ST % ST % ST %

Nợ quá hạn theo ngành kinh tế 54.241 100,00 25.866 100,00 4.887 100,00 -28.375 -52,31 -20.979 -81,11

1. Công nghiệp 47.693 87,93 _ _ _ _ _ _ _ _

2. Xây dựng 5.860 10,80 20.143 77,87 _ _ 14.283 243,74 _ _

3. Thương mại dịch vụ và các ngành khác 688 1,27 5.723 22,13 4,887 100,00 5,035 731,83 -836 -14,61

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần Thơ là một chi nhánh Ngân hàng thương mại quốc doanh phục vụ cho công cuộc đầu tư và phát triển đất nước, đối tượng cho vay chủ yếu của Ngân hàng là các khách hàng thuộc ngành xây dựng và công nghiệp. Trong thời gian qua Ngân hàng cũng đã tăng cường cho vay các khách hàng thuộc ngành thương mại dịch vụ và các ngành khác nhưng số lượng vẫn còn thấp. Tuy là khách hàng chủ yếu của Ngân hàng nhưng tỷ trọng nợ quá hạn của ngành công nghiệp và xây dựng có xu hướng giảm dần, còn các ngành thương mại dịch vụ và các ngành khác mặc dù số lượng tiền vay ít nhưng tỷ

trọng nợ quá hạn lại có xu hướng tăng lên. Cụ thể như sau:

Ø Ngành công nghiệp: Đây là đối tượng mà ngân hàng tập trung cho vay nhiều nhất, doanh số cho vay của ngành này mỗi năm đều trên 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, nợ quá hạn đối với ngành này lại có xu hướng trái ngược, giảm nhanh qua 3 năm. Trong hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm qua thì phần lớn nợ quá hạn tại ngân hàng thường chỉ tập trung vào một vài khách hàng. Năm 2004, nợ quá hạn đối với ngành này rất cao, đạt 47.693 triệu đồng. Trong năm số nợ quá hạn đối với ngành này rất cao, đạt 47.693 triệu đồng. Trong năm số nợ quá hạn tập trung chủ yếu vào khách hàng hdđ tronglĩnh vực sản xuất bao bì và vật liệu xây dựng. Do khách hàng này sử dụng quá nhiều vốn ngắn hạn để đầu tư trung và dài hạn như mua sắm tài sản cốđịnh, bộ máy tổ chức cồng kềnh, sản phẩm sản xuất ra có giá cao không bán được nên hoạt động kinh doanh bị

thua lỗ, không trả được nợ cho ngân hàng. Trong năm ngân hàng đã bán khoản nợ của khách hàng cho công ty mua bán nợ, đồng thời cũng trích từ quỹ dự

phòng rủi ro để xử lý nên đã góp phần làm giảm nợ quá hạn cho những năm sau. Hơn nữa, trong năm này các khách hàng hoạt động trong ngành công nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động, nguyên vật liệu đầu vào tăng làm giá cả sản phẩm sản xuất ra có giá cao, gặp phải sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường, đồng thời lại sử dụng nhiều vốn để đầu tư công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnhtranh trong thơi gian tới nên không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Sang năm 2005 và 2006, do ngân hàng đã loại bỏ bớt các khách hàng kinh doanh kém hiệu quả, tập trung cho vay các kháchhàng có hoạt

động kinh doanh tốt cùng với việc giám, theo dõi tận thu nợ của cán bộ tín dụng nên đã không còn nợ quá hạn đối với ngành này nữa. Trong những năm này,

khối ngành công nghiệp mà ngân hàng cho vay hoạt động chủ yếu là các ngành công nghiệp nhẹ, cho vay để doanh nghiệp đầu tư vào nguyên vật liệu sản xuất rồi bán hàng thu tiền về, do đó những khoản vay này có vòng quay tương đối nhanh, đồng vốn được sử dụng hiệu quả mang về lợi nhuận cho khách hàng, từ đó mà khách hàng trả nợ đúng hạn cho ngân hàng.

Ø Ngành xây dựng: Hầu hết các khách hàng thuộc ngành này hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, xây dựng công trình mà đa phần là các doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy khi các khách hàng này trúng thầu thực hiện công trình nhưng do chủđầu tư là nhà nước thường cấp vốn rất chậm nên các khách hàng này cũng trả

nợ chậm cho ngân hàng. Tuy nhiên đây là những khoản nợ mà ngân hàng có khả

năng thu hồi. Năm 2004, nợ quá hạn đối với ngành này là 5.680 triệu đồng. Sang năm 2005, nợ quá hạn tăng lên đạt 20.143 triệu đồng, tăng 243,74% so với năm 2004. Trong năm, đối tượng khách hàng lớn của ngân hàng là công ty Tàu Cuốc, hoạt động về xây dựng công trình thủy lợi do công ty mẹ là công ty Cơ giới thủy

ở Thành phố Hồ Chí Minh hoạt động kinh doanh bị thua lỗ, bộ máy tổ chức lại có nhiều thay đổi nên dẫn đến việc công ty này không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Đây là đối tượng chủ yếu gây ra nợ quá hạn cao cho ngân hàng. Bên cạnh đó, năm 2005 giá cả xăng dầu tăng cao, thời tiết có nhiều biến đổi như mưa lớn kéo dài, xảy ra giông bão trên địa bàn nên ảnh hưởng đến quá trình thi công, xây dựng công trình của khách hàng, làm tăng chi phí nên phần nào ảnh hưởng

đến hoạt động kinh doanh. Trong khi đó chủđầu tư là nhà nước lại cấp vốn chậm nên các khách hàng này cũng trả nợ chậm cho ngân hàng làm cho nợ quá hạn tại ngân hàng tăng cao. Sang năm 2006, các khách hàng là các chủ thầu nhận được vốn từ nhà nước nên nhanh chóng trả nợ cũ cho ngân hàng, đồng thời cùng với sự phát triển của Cần Thơ thì nhu cầu vốn vay của các khách hàng này tăng cao cho nên để có thể vay thêm vốn, giữ uy tín với ngân hàng các khách hàng này đã trả lãi và nợ đúng hạn. Hơn nữa, trong năm cán bộ tín dụng đã tích cực giám sát,

đôn đốc các khách hàng trả nợ và kết quả đạt được đã hết sức khả quan. Không những thu được khoản nợ lớn của công ty Tàu Cuốc mà còn thu được các khoản nợ cũ và mới của các khách hàng khác. Vì vậy mà trong năm ngân hàng không có nợ quá hạn đối với ngành này.

Ø Ngành thương mại dịch vụ và các ngành khác: Các khách hàng thuộc ngành thương mại dịch vụ chủ yếu kinh doanh các dịch vụ giải trí, mua bán bất

động sản…, còn các ngành khác là nhóm khác hàng hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng, điện thoại, một số vay vốn để mua xe, sửa chữa nhà... Ta thấy nợ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

quá hạn đối với ngành tăng nhanh qua 3 năm và chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng nợ quá hạn. Với xu hướng mở rộng quy mô tín dụng trong thời gian qua ngân hàng đã liên tục tăng doanh số cho vay đối với các ngành này, tuy nhiên hoạt động kinh doanh của các khách hàng này gặp nhiều khó khăn nên dẫn

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển nhà cần thơ (Trang 48 - 74)