Khái quát về tình hình huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển nhà cần thơ (Trang 32 - 36)

Trong hoạt động kinh doanh ngoài vốn điều chuyển từ trung ương thì vốn huy động là nguuồn vốn quan trọng để Ngân hàng cho vay, đáp ứng nhu cầu vốn vay. Nhìn vào bảng 2 - Tình hình nguồn vốn của Ngân hàng qua 3 năm, cho thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu từ: tiền gửi của các tổ chức kinh tế, tiền gửi tiết kiệm của dân cư và phát hành chứng từ có giá (kỳ phiếu, trái phiếu).

Với phương thức huy động như trên cùng với việc linh hoạt trong công tác huy động với mức lãi suất thích hợp và các hình thức quảng cáo, quà tặng trúng thưởng... đã thu hút dân cư và các tổ chức kinh tếđến gửi tiền ngày càng nhiều. Từđó, đả làm cho vốn huy động tăng lên liên tục trong những năm qua. Sự gia tăng của vốn huy động chủ yếu là do sự gia tăng của tiền gửi tiết kiệm, mặc dù tiền gửi tổ chức kinh tế có sự biến động nhưng cũng phần nào góp phần đến sự

gia tăng này.

Mặc dù nguồn vốn huy động của Ngân hàng có sự tăng lên nhưng tỷ trọng nguồn vốn này trong tổng nguồn vốn vẫn còn thấp. Nguyên nhân là do Ngân hàng gặp nhiều khó khăn trog công tác huy động vốn, mà chủ yếu là từ lãi suất huy động. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần Thơ là một Ngân hàng thương mại quốc doanh nên lãi suất huy động vốn phải dựa vào lãi suất trần do Ngân hàng Trung ương quy định, vì vậy mà lãi suất huy động của Ngân hàng thấp hơn các Ngân hàng khác trên cùng địa bàn. Điều này đã góp phần hạn chế khách hàng

đến gửi tiền. Để thấy rõ hơn tình hình vốn huy động trong những năm qua, chúng ta quan sát biểu đồ sau:

Biểu đồ2: Cơ cấu vốn huy động qua 3 năm 0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 2004 2005 2006 Năm S t i n ( tr i u đồ n g ) - Tiền gửi TCKT - Tiền gửi tiết kiệm - Phát hành giấy tờ có giá

a/ Tiền gửi tiết kiệm:

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng chiếm tỷ trọng cao nhất và tăng liên tiếp qua 3 năm. Trong những năm qua, thành phố Cần Thơ

ngày càng phát triển nên đời sống người dân ngày càng được cải thiện và nâng cao, đồng thời thì nhu cầu thanh toán không dùng tiền mặt của người dân cũng tăng cao nên đem vốn nhàn rỗi của mình đến Ngân hàng để đảm bảo an toàn và hưởng lãi suất. Mặc khác, một số người dân có tâm lý Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Cần Thơ là Ngân hàng thương mại nhà nước nên an toàn hơn các Ngân hàng khác, cho nên mặc dù lãi suất còn thấp nhưng khách hàng vẫn đến gửi tiền. Trong năm 2005, giá cả các sản phẩm, hàng hoá trên thị trường có nhiều biến

động, lạm phát tăng cao, do đó nhu cầu sử dụng tiền của khách hàng cũng tăng cao nên ít gửi tiền vào Ngân hàng, ảnh hưởng làm cho loại tiền gửi này tăng với tốc độ thấp. Năm 2005, loại tiền gửi này đạt 203.523 triệu đồng, tăng 6,91% so với năm 2004. Trong năm 2005, như đã nói trên, người dân có nhu cầu sử dụng tiền, ít gửi tiền vào Ngân hàng nhưng ta thấy loại tiền gửi này vẫn có sự gia tăng. Nguyên nhân là do Ngân hàng đã linh hoạt hơn trong công tác huy động vốn, với mức lãi suất phù hợp cùng với các hình thức tiết kiệm dự thưởng chia làm nhiều

đợt với trị giá giải đặc biệt lên đến cả tỷđồng; đồng thời trong dịp tết 2005, Ngân hàng còn có chương trình “Lộc xuân may mắn đến mọi nhà” với giải nhất là một xe Toyota Camry trị giá 1 tỷđồng nên đã thu hút được khách hàng.

Đặc biệt, Ngân hàng còn kết hợp với công ty bảo hiểm Việt Nam (Bảo Việt) khuyến mãi “Bảo hiể tai nạn con người” khi khách hàng đến gửi tiết kiệm. Bên cạnh đó là sự nhiệt tình, phong cách phục vụ lịch sự tận tình của đội ngũ

nhân viên nên thu hút được khách hàng đến gửi tiền, làm cho loại tiền gửi này tăng lên trong năm và liên tục tăng cao trong năm 2006. Trong năm này, ngoài các chương trình tiết kiệm dự thưởng thì Ngân hàng còn đưa ra chương trình mới là “Ổ trứng vàng” thu hút được nhiều khách hàng. Điểm nổi bật của chương trình này và cũng là lợi thế cạnh tranh của sản phẩm so với các sản phẩm tiết kiệm khác có trên thị trường là tiện ích quản lý vốn tựđộng, lãi suất gia tăng theo mức số dư tiền gửi ....Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng đã triển khai sản phẩm mới là tiết kiệm rút dần thu hút được nhiều khách hàng tham gia. Với các hình thức trên đã làm cho tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng cũng như vốn huy động tăng lên đáng kể trong năm 2006.

b/ Tiền gửi tổ chức kinh tế

Về tiền gửi của các tổ chức kinh tế, đây là nguồn huy động đem lại cho Ngân hàng nhiều thuận lợi nhất, bởi khách hàng chủ yếu là các đơn vị kinh tếđể

thuận tiên cho việc thanh toán của mình đã mở tài khoản tiền gửi ở Ngân hàng,

đáp ứng nhu cầu kinh doanh. Do đó, mà trong cơ cấu loại tiền gửi này, tiền gửi thanh toán chiếm tỷ trọng cao còn tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng thấp. Nhìn vào biểu đồ ta thấy loại tiền giử này có nhiều biến động trog những năm qua nhưng những biến động này không đáng kể. Năm 2005, tiền gửi tổ chức kinh tế đạt 174.482 triệu đồng, giảm 3,85% so với năm 2004. Loại tiền gửi này giảm là vì trong cơ cấu loại tiền gởi này thì tiền gời có kỳ hạn giảm xuống thấp. Bởi vì trong năm cùng với sự phát triển của nền kinh tếđịa phương thì nhu cầu vốn của khách hàng cũng tăng lên, hơn nữa trong năm giá cả hàng hoá tăng cao do lạm phát tăng nên các khách hàng này đã rút tiền gửi có kỳ hạn để phục vụ cho quá trình hoạt động của mình như đầu tư trang thiết bị, công nghệ, muc nguyên vật liệu, hàng hoá phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh... Vì vậy, mà làm cho tiền gửi có kỳ hạn giảm mạh, từđó làm cho tiền gởi tổ chức kinh tế giảm xuống.

Đến năm 2006, tiền gởi tổ chức kinh tếđạt 218.368 triệu đồng, tăng 25,15% so với năm 2005. Loại tiền gửi này tăng mạnh chủ yếu là do sự tăng lên của tiền gửi thanh toán. Năm 2006, bên cạnh các dịch vụ sẵn có của Ngân hàng như:

Western union, chuyển tiền trong nước, thanh toán xuất nhập khẩu, thanh toán hoá đơn.. thì Ngân hàng cũng đã có thêm dịch vụ mới là BIDV – Smart@acount,

đây là một gói dịch vụ về tiền gửi của BIDV chủ yếu dành cho các doanh nghiệp nên cũng đã thu hút được nhiều doanh nghiệp đến gửi tiền. Cùng với sự phát triển của địa phương thì các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn củng không ngừng phát triển, quy mô ngày càng được mở rộng và nhu cầu sử dụng các dịch vụ thanh toán của Ngân hàng cũng tăng lên. Với các dịch vụ thanh toán hiện đại,

đa dạng và mức cho phí hợp lý nên ngày càng nhiều khách hàng đến quan hệ với Ngân hàng góp phần làm cho tiền gửi thanh toán cũng như tiền gửi tổ chức kinh tế tăng lên đáng kể.

c/ Phát hành giấy tờ có giá (kỳ phiếu, trái phiếu)

Còn đối với phát hành giấy tờ có giá thì đây là cũng là một công cụ huy

động vốn khá hiệu quả, do Ngân hàng phát hành nhằm mục đích kinh doanh trong từng thời kỳ. Lượng tiền huy động từ phát hành giấy tờ có giá trong những năm qua biến động rất phức tạp. Cụ thể năm 2004, huy động được 41.102 triệu

đồng. Sang năm 2005 thì giảm xuống, chỉ đạt 37.119 triệu đồng, giảm 9,69% so với năm 2004. Năm 2006, huy động được 39.153 triệu đồng, tăng 5,48% so với năm 2005. Việc phát hành giấy tờ có giá không những giúp Ngân hàng huy động vốn mà đây còn là một hình thức quảng cáo rất tốt để nâng cao uy tín cho Ngân hàng.

Mặc khác, Ngân hàng còn có những chính sách thu hút theo cách riêng của mình như phong cách phục vụ thân thiện, ân cần gần gũi khách hàng hơn, nhận tiền gửi tại nhà, trả lương qua tài khoản ATM... gằn kết công tác tín dụng với công tác tuyên truyền vận động. Cùng với việc thực hiện một số dịch vụ hỗ trô để

tăng cường vốn huy động như: chi trả kiều hối, thu đổi ngoại tệ, chuyển tiền... nên cũng đã làm cho nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng liên tục trong những năm qua.

Nhìn chung, công tác huy động vốn của Ngân hàng trong những năm qua là tương đối tốt, biểu hiện là vốn huy động liên tục tăng qua 3 năm. Tuy nhiên, thì Ngân hàngcần đưa ra nhiều biện pháp tích cực hơn để gia tăng vốn huy động

để nó chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn (phải trên 60%) giúp Ngân hàng

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển nhà cần thơ (Trang 32 - 36)