0
Tải bản đầy đủ (.doc) (95 trang)

Quan điểm phát triển giao thông vận tải

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ BẰNG NGUỒN VỐN TRONG NƯỚC Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 66 -69 )

(1) Giao thông vận tải là một bộ phận rất quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, củng cố an ninh, quốc phòng, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

(2) Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của đất nước, đặc biệt là tiềm năng biển để phát triển hệ thống giao thông vận tải hợp lý, giảm thiểu chi phí vận tải, tiết kiệm chi phí xã hội.

(3) Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông một cách đồng bộ, hợp lý ; kết hợp phát triển từng bước vững chắc với những bước đột phá đi thẳng vào hiện đại tạo nên mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải, giữa cỏc vựng lãnh thổ, giữa đô thị và nông thôn trên phạm vi toàn quốc. (4) Đẩy mạnh việc nâng cấp và xây dựng mới cỏc cụng trỡnh kết cấu hạ tầng giao thông mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, đồng thời coi trọng công tác bảo trì, đảm bảo khai thác hiệu quả, bền vững kết cấu hạ tầng giao thông hiện có..

(5) Phát triển vận tải theo hướng hiện đại, chất lượng cao với chi phí hợp lý, an toàn, hạn chế ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng; ứng dụng công nghệ vận tải tiên tiến, đặc biệt là vận tải đa phương thức và logistics.

(6) Kết hợp đầu tư mới với cải tạo, nâng cấp đầu tư chiều sâu phát huy hiệu quả của các cơ sở công nghiệp giao thông vận tải hiện có, nhanh chóng đổi mới và tiếp cận công nghệ hiện đại có tỷ lệ nội địa hóa cao, đặc biệt là trong

lĩnh vực đóng tàu, chế tạo ụtụ và đầu máy toa xe, để sử dụng trong nước và xuất khẩu.

(7) Phát triển hệ thống giao thông vận tải đối ngoại gắn kết chặt chẽ với hệ thống giao thông vận tải trong nước để chủ động hợp tác, hội nhập khu vực và quốc tế.

(8) Nhanh chóng phát triển phương thức vận tải nhanh, khối lượng lớn (vận tải bánh sắt) đối với các đô thị lớn (trước mắt là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh); Phát triển vận tải ở các đô thị theo hướng sử dụng vận tải công cộng là chính, đảm bảo hiện đại, an toàn, tiện lợi và bảo vệ môi trường; kiểm soát sự gia tăng phương tiện vận tải cá nhân; giải quyết ùn tắc giao thông và bảo đảm trật tự an toàn giao thông đô thị.

(9) Phát triển mạnh giao thông vận tải địa phương, đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa – hiện đại húa nụng nghiệp – nông thôn, gắn kết được mạng giao thông vận tải địa phương với mạng giao thông vận tải quốc gia, tạo sự liên hoàn, thông suốt và chi phí vận tải hợp lý, phù hợp với đa số dân cư. (10) Xã hội hóa việc đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Huy động tối đa mọi nguồn lực, đặc biệt chú trọng nguồn lực trong nước để đầu tư phát triển giao thông vận tải. Người sử dụng kết cấu hạ tầng giao thông cú trỏch nhiệm đúng góp để bảo trì và tái đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông. (11) Dành quỹ đất hợp lý để phát triển kết cấu hạ tầng giao thông và đảm bảo hành lang an toàn giao thông. Quy hoạch sử dụng đất cho kết cấu hạ tầng giao thông cần có sự thống nhất và phối hợp thực hiện đồng bộ, chặt chẽ giữa các Bộ, ngành và địa phương.

Đến năm 2020, hệ thống giao thông vận tải nước ta cơ bản đáp ứng nhu cầu vận tải đa dạng của xó hội với mức tăng trưởng nhanh, đảm bảo chất lượng ngày càng cao, giá thành hợp lý; kiềm chế tiến tới giảm sự gia tăng tai nạn giao thông và hạn chế ô nhiễm môi trường. Về tổng thể, hình thành được một hệ thống giao thông vận tải hợp lý giữa cỏc phương thức vận tải và các hành lang vận tải chủ yếu đối với các mặt hàng chớnh cú khối lượng lớn.

3.1.2 Mục tiêu phát triờờ̉n

Mục tiêu cụ thể đặt ra đến năm 2020, xây dựng 24 tuyến, đoạn tuyến cao tốc với tổng chiều dài khoảng 2.381 km; 100% quốc lộ vào đúng cấp kỹ thuật; hoàn thành xây dựng các cầu lớn, thay thế 100% cầu yếu trên quốc lộ; 100% đường tỉnh được rải mặt nhựa hoặc bê tông xi măng; 100% xã, cụm xó cú đường ô tô đến trung tâm, xóa 100% cầu khỉ.

Phát triển giao thông vận tải địa phương đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại húa nụng nghiệp - nông thôn, gắn kết được mạng GTVT địa phương với mạng giao thông quốc gia, tạo sự thông suốt, chi phí vận tải hợp lý, phù hợp với đa số người dân.

Định hướng đến năm 2030, hoàn thiện và cơ bản hiện đại hóa mạng lưới kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; tiếp tục xây dựng các đoạn tuyến, tuyến đường bộ cao tốc, đường đô thị, đường vành đai. Phấn đấu đến năm 2020, vận chuyển 5,5 tỷ hành khách với 165,5 tỷ hành khách luân chuyển; khối lượng hàng hóa vận chuyển là 760 triệu tấn với 35 tỷ tấn hàng hóa luân chuyển; có khoảng 2,8 - 3 triệu phương tiện xe ô tô các loại.

Bảng 3.1: Các chỉ tiêu khai thác vận tải cần đạt được

Phương thức vận tải Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2020 Đường bộ

- Tốc độ Hàng hóa Km/h 50-60 60-70

Hành khách Km/h 60-70 70-80

- Năng suất Hàng hóa TKm/TPT/tháng 2.800 3.200 Hành khách HKKm/ghế/tháng 2.800 3.500

Nguụụn: Chiờờ́n lược phát triờờ̉n GTVT Viợụt Nam đến năm 2020 – Bộ Giao thông vọõn tải

Nhanh chóng phát triển giao thông vận tải xe buýt tại các đô thị lớn, đặc biệt là Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; phát triển giao thông tĩnh và giao thông tiếp cận cho người khuyết tật; kiểm soát sự gia tăng phương tiện vận tải cá nhân; giải quyết ùn tắc giao thông và bản đảm trật tự an toàn giao thông đô thị.

Đồng thời, đưa vào cấp kỹ thuật hệ thống đường bộ hiện có, nhanh chóng triển khai xây dựng hệ thống đường bộ cao tốc theo quy hoạch, đặc biệt là tuyến cao tốc Bắc Nam, phát triển mạnh mẽ giao thông đô thị

Một phần của tài liệu ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ BẰNG NGUỒN VỐN TRONG NƯỚC Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP (Trang 66 -69 )

×