GIỚI THIỆU HỆ THỐNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường bộ bằng nguồn vốn trong nước ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 42)

ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM

Việt Nam là một đất nước được thiên nhiên ưu đói với vị trí địa lý thuận lợi, đường bờ biển dài, có mạng lưới kênh rạch chằng chịt... có khả năng phát triển được tất cả các loại hình giao thông phục vụ cho sự phát triển kinh tế – xã hội. Nếu như ở miền Bắc giao thông đường bộ đóng vai trò quan trọng trong việc giao lưu, buôn bán giữa các khu vực, vùng miền thì ở miền Nam giao thông đường thủy lại hết sức cần thiết cho việc đi lại trên sông nước. Từ khi đất nước được giải phóng hai miền Nam Bắc, tuyến đường sắt thống nhất đã đúng gúp tớch cực phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân hai miền, hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế. Ngày nay thì loại hình giao thông hàng không và hàng hải đang ngày càng phát triển vì vai trò không chỉ là cầu nối Việt Nam với khu vực và Thế giới mà còn tạo ra tiềm lực ngoại tệ dồi dào thúc đẩy kinh tế phát triển. Cùng với sự phát triển của các phương tiện giao thông và nhu cầu đi lại của nhõn dân đặt ra yêu cầu cần phải đầu tư cải tạo, nâng cấp KCHT GTVT trên khắp cả nước để tạo tiền đề vật chất cho giai đoạn quá độ lên chủ nghĩa xã hội thành công.

Trải qua một thời gian tương đối dài xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông nói riờng và ngành giao thông vận tải nói chung, nước ta đó có những bước tiến đáng kể, xây dựng được nhiều công trình quan trọng trải khắp đất nước. Tuy nhiên theo sự đỏnh giá chung, cơ sở vật chất kỹ thuật GTVT nước ta còn ở trình độ phát triển thấp, không đồng bộ, chưa theo kịp các nước tiên tiến trong khu vực.

Thực trạng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường bộ chính ở Việt Nam:

Hệ thống đường bộ chính tại Việt Nam bao gồm các con đường Quốc lộ, nối liền cỏc vựng, cỏc tỉnh cũng như đi đến các của khẩu quốc tế với Trung Quốc, Lào, Campuchia.

Quốc lộ 1: Là con đường bắt đầu từ tỉnh Lạng Sơn theo hướng nam, qua các tỉnh, thành phố Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tây, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa ở miền Bắc, qua các tỉnh duyên hải miền Trung tới Đồng Nai, Thành phố Hồ Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu và kết thúc tại Cà Mau.

Đõy là con đường có tổng chiều dài 2260 km, qua 31 tỉnh, thành phố của Việt Nam. Trên quốc lộ 1 có tổng tất cả 400 cây cầu, trong đú có những cây cầu lớn như cầu Chương Dương (Hà Nội), cầu Mỹ Thuận (Tiền Giang), cầu Cần Thơ (Cần Thơ).

Quốc lộ 2: Con đường bắt đầu từ Hà Nội theo hướng tây bắc, qua các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Lào Cai

Quốc lộ 3: Con đường từ Hà Nội theo hướng bắc, qua các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Cạn, Cao Bằng

Quốc lộ 4: Từ Quảng Ninh theo hướng tây và được chia thành từng đoạn đường 4A, 4B, 4C, 4D. Qua Lạng Sơn, Cao Bằng, Hà Giang, Lào Cai

Quốc lộ 5: Từ Hà Nội theo hướng đông, qua Hưng Yên, Hải Dương, và kết thúc tại Hải Phòng

Quốc lộ 6: Từ Hà Tây theo hướng tây bắc, qua Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên Quốc lộ 7: Từ Nghệ An đi về hướng tây đến cửa khẩu Nậm Cắn, nối sang Luong Pha Bang (Lào)

Quốc lộ 8: Từ Hà Tĩnh đi về hướng tây đến cửa khẩu Cầu Treo nối sang Viên Chăn (Lào)

Quốc lộ 9: Từ Quảng Trị đi về hướng tây đến cửa khẩu Lao Bảo nối sang Savannakhet (Lào)

Quốc lộ 10: Từ Ninh Bình theo hướng đông bắc qua Nam Định, Thái Bình, Hải Phòng, Quảng Ninh

Quốc lộ 13: Từ TP.HCM, theo hướng bắc qua Bình Dương, Bình Phước, qua thị trấn Lộc Ninh đến cửa khẩu Hoa Lư sang Campuchia

Quốc lộ 14: Từ Đà Nẵng theo hướng tây nam, qua Quảng Nam, Kon Tum, Gia Lai, Đaklak, Đắc Nông, Bình Phước

Quốc lộ 18: Từ Hà Nội, theo hướng đông bắc qua Bắc Ninh, Hải Dương, Quảng Ninh

Quốc lộ 1A giữa Phú Yên và Khánh Hòa

Quốc lộ 19: Từ Quy Nhơn (Bình Định theo hướng tây đi Pleiku (Kon Tum) Quốc lộ 20: Từ Đồng Nai theo hướng đông bắc qua đi Lâm Đồng, qua Bảo Lộc và kết thúc tại Đà Lạt

Quốc lộ 22: Từ TP. Hồ Chí Minh theo hướng Tây bắc đi Tây Ninh, đến cửa khẩu Mộc Bài

Quốc lộ 22B: Từ Gò Dầu (Tây Ninh), theo hướng bắc lên cửa khẩu Xa Mát Quốc lộ 24: Từ Quảng Ngãi theo hướng tõy lờn Kon Tum

Quốc lộ 25: Từ Tuy Hòa (Phú Yên) theo hướng tây bắc đi Pleiku (Kom Tum) Quốc lộ 26: Từ Khánh Hòa theo hướng tây đi Buôn Ma Thuột

Quốc lộ 27: Từ Phan Rang (Ninh Thuận theo hướng Tây bắc, qua đèo Ngoạn Mục đi Đà Lạt

Quốc lộ 28: Từ Phan Thiết (Bình Thuận theo hướng tây bắc, qua Di Linh (Lâm Đồng) đi Gia Nghĩa (Đắc Nông)

Quốc lộ 30: Từ xã An Hữu (Tiền Giang) trên Quốc lộ 1 đi theo hướng tây bắc qua Cao Lãnh, Hồng Ngự (Đồng Tháp)

Quốc lộ 32: Từ Hà Nội theo hướng tây bắc, qua Sơn Tây (Hà Tây), Phú Thọ, Yên Bái, Lai Châu

Quốc lộ 50: Từ TP. Hồ Chí Minh, theo hướng nam đi Long An, Gò Công, Mỹ Tho (Tiền Giang)

Quốc lộ 51: Từ Biên Hoà (Đồng Nai), theo hướng đông nam đi qua Bà Rịa, đến Vũng Tàu

Quốc lộ 55: Từ Bà Rịa theo hướng đông đi La Gi, Hàm Tân (Bình Thuận) Quốc lộ 56: Từ Long Khánh (Đồng Nai) theo hướng nam qua các huyện Cẩm Mỹ, Châu Đức tới TX. Bà Rịa

Quốc lộ 60: Từ Mỹ Tho (Tiền Giang) theo hướng nam, qua Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, con đường này phải đi qua 3 con sông lớn là Sông Tiền, sông Cổ Chiên, Sông Hậu bằng phà

Quốc lộ 61: Từ Cần Thơ, qua Hậu Giang, Kiên Giang

Quốc lộ 63: Từ Cà Mau theo hướng bắc đi Rạch Giá (Kiên Giang) Quốc lộ 70: Từ Phú Thọ theo hướng tây bắc, đi Yên Bái, Lào Cai

Quốc lộ 80: Từ Vĩnh Long theo hướng tây nam qua Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang

Quốc lộ 91: Từ Cần Thơ đi Long Xuyên, Châu Đốc (An Giang)

• Toàn bộ các tuyến đường Quốc lộ có tổng chiều dài khoảng 17.300 km, trong đó gần 85% đó tráng nhựa.

Ngoài các đường quốc lộ cũn cú cỏc đường tỉnh lộ, nối các huyện trong tỉnh, huyện lộ nối cỏc xó trong huyện. Các tuyến tỉnh lộ có tổng chiều dài khoảng 27.700 km, trong đó hơn 50% đó tráng nhựa.

2.2 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2004-2008

Một phần của tài liệu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải đường bộ bằng nguồn vốn trong nước ở việt nam thực trạng và giải pháp (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w