MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động thẻ tại ngân hàng sacombank chi nhánh cần thơ (Trang 62 - 85)

7. Kết luận ( Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các yêu

4.2.MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI

4.2.1. Môi trường pháp lý

Công tác xây dựng và ban hành các văn bản pháp lý về hoạt động kinh doanh thẻ của ngân hàng chưa theo kịp với những đòi hỏi thực tiễn. Nhiều cơ chế chính sách và văn bản pháp lý cần thiết chi điều kiện ứng dụng công nghệ mới tròn lĩnh vực thanh toán vẫn chưa được xây dựng. Phần lớn các qui trình xử lý nghiệp vụ ngân hàng được xây dựng trên nên tảng xử lý thủ công hoặc cơ giới hoá, làm chậm quá trình hiện đại hoá trong lĩnh vực dịch vụ thanh toán.

Mặc dù đã có những quyết định của NHNN làm nền tảng pháp lý quy định chung về nghiệp vụ thẻ tín dụng, và gần đây đã có ban hành Luật Giao dịch điện tử và Đề án “thanh toán không dùng tiền mặt giai đoạn 2006 – 2010”, đây là những văn bản pháp lý quan trọng tạo điều kiện thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt, là điều kiện hết sử thuận lợi để phát triển thị trường thẻ. Song, trong các văn bản nảy vẫn tồn tại một số quy định khá chặt chẽ đối với hoạt động dịch vụ thanh toán thẻ, thủ tục yêu cầu để được phát hành, thanh toán vẫn còn tồn tại nhiều điểm bất hợp lý làm mất sự chủ động của ngân hàng phát hành và thanh toán, làm cho nhiều khách hàng e ngại sử dụng thẻ hơn. Bên cạnh đó, còn thiếu khá nhiều văn bản hướng dẫn và điều chỉnh quy trình nghiệp vụ phát hành, quản lý rủi ro cũng như các dịch vụ khác kèm theo dịch vụ kinh doanh thẻ.

Dịch vụ thẻ còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, nhất là đối với thị trường mới như Việt Nam nhưng hiện nay vẫn chưa có văn bản có tính pháp lý cao trong việc giải quyết những tranh chấp, vi phạm trong thanh toán và phát hành thẻ ở Việt Nam.

4.2.2. Lộ trình hội nhập và định hướng của hệ thống ngân hàng Việt Nam

Triển khai việc thực hiện chủ trương về “Hội nhập kinh tế quốc tế”, Chính phủ và lãnh đạo các ngành trong đó có ngành Ngân hàng đã xây dựng chương trình hành động trong lĩnh vực hoạt động của mình. Chương trình hành động của ngành ngân hàng trong mấy năm qua đã phát huy tác dụng tích cực trong việc thống nhất các nhận định và định hướng hành động của toàn ngành trong việc chuẩn bị cho hội nhập, tạo động lực to lớn cho cải cách và đổi mới ở các tổ chức tài chính – ngân hàng trong nước trước đòi hỏi sinh tồn cấp thiết. Định hướng hoạt động của ngành ngân hàngg theo định hướng phát triển dịch vụ thời gian qua cũng đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho thị trường thẻ Việt Nam phát triển. Theo đó, các NHTM Việt Nam đã không ngừng đưa ra những biện pháp để phát triển loại hình dịch vụ bán lẻ đầy tiềm năng này. Thị trường thẻ Việt Nam thời gian qua phát triển hết sức sôi động, lượng thẻ phát hành tăng 300 - 400%/năm với sự tham gia của hơn 20 NHTM trong nước.

Sau gần 12 năm đàm phán, ngày 07/11/2006 Việt Nam chính thức được gia nhập vào Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO). Từ đó mở ra một lộ trình mở cửa của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam để gia nhập WTO được thể hiện qua:

- Các cam kết về mở cửa thị trường dịch vụ (thể hiện trong Biểu cam kết dịch vụ)

- Các cam kết đa phương (thể hiện trong Báo cáo gia nhập của Ban công tác).

Về tổng thể các cam kết gia nhập WTO của Việt Nam trong lĩnh vực ngân hàng đã cho phép các tổ chức tín dụng nước ngoài được hiện diện ở Việt Nam dưới các hình thức khác nhau. Mở rộng phạm vi và loại hình cung cấp các dịch vụ ngân hàng, tạo ra một sân chơi bình đẳng cho các ngân hàng. Chẳng hạn như các NHTM trong nước được phép đặt máy ATM ở ngoài trụ sở chính thì các ngân hàng nước ngoài cũng được phép làm như vậy.

Một trong những điều kiện để hệ thống ngân hàng Việt Nam hoạt động phát triển thị trường thẻ là Chính Phủ đã ban hành đề án “thanh toán không dùng

- Lượng tiền mặt/tổng phương tiện thanh toán giảm còn 17%.

- 60% các khoản chi tiêu từ ngân sách và 70% khoản thanh toán dịch vụ công cộng thực hiện qua tài khoản.

- Đạt mức 20 triệu tài khoản cá nhân; 70% cán bộ ngân sách và 505 người lao dộng trong doanh nghiệp tư nhân nhận lương qua tài khoản.

- 70% các trung tâm thương mại, siêu thị, nhà hàng, khách sạn… có thiết bị chấp nhận thanh toán thẻ…

Với đề án trên, thị trường Việt Nam sẽ trở thành một thị trường hết sức hấp dẫn đối với hoạt động kinh doanh thẻ. Đề án còn nêu rõ, đối với khu vực dân cư sẽ khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, thiết bị phục vụ cho các giao dịch hiện đại.

Bên cạnh đó Chính phủ sẽ chỉ đạo xây dựng trung tâm chuyển mạch thẻ thống nhất, kết nối các hệ thống máy ATM của các liên minh hiện hành thành một hệ thống thống nhất, nhằm tăng tính thuận tiện cho người sử dụng dịch vụ thẻ ngân hàng.

4.2.3. Tình hình phát triển tại Cần Thơ

Thị trường thẻ ATM ở TP Cần Thơ thực sự sôi động là bắt đầu từ cuối năm 2004, đầu năm 2005 khi các ngân hàng thương mại cổ phần như: Ngân hàng Đông Á (tháng 4-2004), Ngân hàng Sài Gòn Công thương (tháng 10-2004), Ngân hàng Xuất nhập khẩu (2004), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển (tháng 9-2005) và Ngân hàng Sài Gòn Thương tín (tháng 10-2005) bắt đầu tham gia thị trường. Chưa kể Ngân hàng Phương Nam chi nhánh ĐBSCL đặt tại Cần Thơ cũng tham gia phát hành thẻ ATM trên cơ sở hệ thống máy ATM liên kết với các ngân hàng khác. Đây cũng là thời gian đánh dấu sự phát triển nhảy vọt của thị trường thẻ ATM, khi các ngân hàng xác định đối tượng khách hàng trọng tâm của dịch vụ thẻ là giới trẻ và công nhân viên chức. Nhiều chương trình hướng đến khách hàng mục tiêu đã được các ngân hàng triển khai như: chương trình liên kết với các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn triển khai phát hành thẻ ATM cho học sinh, sinh viên; chi trả lương cho giáo viên qua thẻ ATM có miễn, giảm phí phát hành thẻ; kết hợp với các doanh nghiệp là khách hàng truyền thống liên kết chi trả lương qua thẻ ATM; phát triển thêm thẻ phụ dành cho phụ huynh có thể kiểm soát mức chi tiêu của con em...; bán thẻ cào điện thoại qua thẻ ATM; liên kết chi trả tiền điện, nước, điện thoại qua thẻ ATM. Hầu hết các ngân hàng thương mại cổ phần đều miễn phí 100% phí phát hành thẻ; và tất cả các ngân hàng đều miễn phí các giao dịch qua thẻ ATM. Ngoài ra, nhiều ngân hàng còn liên kết lại để khai thác hiệu quả hệ thống máy ATM đã đầu tư, tăng tính tiện ích phục vụ khách hàng như: Ngân hàng Đông Á liên kết với Sài Gòn Công thương; liên doanh giữa các ngân hàng: Ngoại thương, Phương Nam, Xuất nhập khẩu... Trong

các liên kết này, khách hàng sử dụng thẻ của ngân hàng này đều có thể thực hiện giao dịch qua máy ATM của ngân hàng kia.

Cần Thơ là trung tâm kinh tế, văn hoá, đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế của vùng Đồng bằng sông Cửu Long và của cả nước. Cần Thơ có dân số khá đông khoảng 1,120 triệu người, trong đó khu vực thành thị chiếm 559.187 người. Thành phố Cần Thơ có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, năm 2006 tốc độ tăng trưởng kinh tế là 16,18% cao hơn nhiều so với bình quân cả nước (8,17%), và năm 2007 là 8,5%; nhiều chỉ tiêu kinh tế khác liên tục tăng trưởng bền vững, hoạt động ngân hàng cũng phát triển ổn định. Do nền kinh tế tăng trưởng mạnh nên đã tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của ngành ngân hàng, đặc biệt là trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, trong đó có hoạt động kinh doanh thẻ thể hiện rõ trong việc phát hành thẻ của Sacombank Cần Thơ trong phân tích ở chương 3.

Trong những năm tới đây, việc hoàn thành dự án xây dựng Cầu Cần Thơ (cuối năm 2008) và nâng cấp sân bay Trà Nóc để đưa vào hoạt động, cải tạo cụm cảng Cái Cui hoàn thành sẽ tạo thêm nhiều thuận lợi và thu hút mạnh hơn từ các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài. Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế tư nhân, những cơ hội từ quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu và sự phát triển kinh tế địa phương sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho việc phát triển dịch vụ ngân hàng nói chung và lĩnh vực thẻ nói riêng.

4.2.4. Môi trường cạnh tranh

Trong thời gian qua, hoạt động ngân hàng diễn ra hết sức sôi động. Ngày càng có nhiều ngân hàng tham gia vào hoạt động thẻ và đã tung ra nhiều sản phẩm, dịch vụ nhằm cạnh tranh với các ngân hàng khác với những mức phí dịch vụ khác nhau. Bên cạnh đó, các ngân hàng cũng tăng cường các hoạt động quảng cáo, tiếp thị và các chương trình khuyến mãi nhằm thu hút khách hàng đến với ngân hàng của mình. Và một trong những dịch vụ đang phát triển khá mạnh là phát hành thẻ thanh toán và thẻ tín dụng quốc tế.

Các loại thẻ trên thị trường hiện nay:

Tính đến nay có khoảng trên 20 ngân hàng Thương mại Việt Nam tham gia vào nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ với tổng số tài khoản trên một

là một trong những thành phố trong nước có số lượng tài khoản cá nhân tăng khá nhanh, và là một thị trường tiềm năng về phát triển dịch vụ thẻ. Thị trường thẻ diễn ra hết sức sôi động với sự có mặt của hầu hết các ngân hàng phát hành thẻ hàng đầu trong cả nước như: Vietcombank, Đông Á, Vietinbank, Agribank, BIDV… Và hiện nay đã có thêm nhiều ngân hàng tham gia vào thị trường thẻ và tung ra sản phẩm mới như ngân hàng An Bình, VIBank. Qua đó cũng thấy được tình hình cạnh tranh trong lĩnh vực thẻ tại Cần Thơ sôi động như thế nào.

Sau đây là một số đánh giá về hoạt động kinh doanh thẻ của một số đối thủ cạnh tranh của Sacombank và hiện một số ngân hàng này đang chiếm giữ thị phần thẻ tại Cần Thơ hiện nay:

a. NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

(VIETTCOMBANK)

Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam là NHTM đầu tiên ở Việt Nam triển khai dịch vụ thẻ, hiện nay Vietcombank đang chiếm giữ vị trí hàng đầu về thị phần thẻ và cũng là đơn vị duy nhất chấp nhận thanh toán cả 5 loại thẻ ngân hàng thông dụng trên thế giới: Visa, Master Card, JCB, American Express, Diners Club. Trong các loại thẻ trên thị trường thì thẻ Vietcombank có khá nhiều chức năng. Điểm mạnh của thẻ Vietcombank là cùng với có nhiều chức năng, mạng lưới của Vietcombank rất rộng đã khai thác triệt để hiệu quả không chỉ ở các thành phố lớn mà ở hầu hết các tỉnh thành trong nước. Tới nay, tại Cần Thơ ngân hàng Vietcombank đã phát hành được 19.840 thẻ và có 28 máy ATM sẵn sàng đáp ứng nhu cầu sử dụng thẻ của quý khách trong và ngoài nước. Hơn nữa, Vietcombank còn là ngân hàng chủ trì trong liên minh 17 ngân hàng phát hành thẻ. Hiện nay chủ thẻ Vietcombank tại Tp. Cần Thơ có thể sử dụng thẻ thanh toán tại 28 máy ATM Vietcombank và hàng chục máy ATM của các ngân hàng trong liên minh các ngân hàng phát hành thẻ. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các sản phẩm thẻ của Vietcombank: - Thẻ ghi nợ nội địa Connect 24 và SG24

- Thẻ ghi nợ quốc tế Vietcombank MTV MasterCard và thẻ Connect24 quốc tế.

- Thẻ tín dụng quốc tế Visa và MasterCard cội nguồn

- Thẻ tín dụng quốc tế American Express và thẻ Vietcombank Airlines American Express.

b. NGÂN HÀNG ĐÔNG Á (EAB)

Là một ngân hàng trong khối thương mại cổ phần nhưng Đông Á đang thực sự là một đối thủ lớn đối với các ngân hàng lớn như Viecombank, Vietinbank, BIDV và Agribank trong lĩnh vực thẻ. Sản phẩm thẻ đa năng Đông Á đã có bước phát triển ấn tượng sau khi ra mắt thị trường ở Việt Nam từ tháng 07/2003. Số lượng thẻ phát hành mới liên tục tăng qua các năm với tốc độ hơn 300 %/năm. Đến cuối năm 2007, số lượng thẻ Đa năng Đông Á tại Cần Thơ đạt khoản 60.000 thẻ. Về số lượng máy ATM ngân hàng Đông Á cũng là một trong những ngân hàng dẫn đầu trong các ngân hàng thuộc khối cổ phần với 27 máy ATM và 29 máy POS. Xác định Thẻ là một công cụ giúp khách hàng tự thực hiện nhiều giao dịch ngân hàng mọi lúc – mọi nơi, Đông Á đã tập trung phát triển và cung cấp rất nhiều dịch vụ tiện ích qua thẻ Đa Năng (hiện là loại thẻ có nhiều dịch vụ nhất tại Việt Nam). Thẻ Đa năng của Đông Á có những chức năng và tiện ích nổi trội mà các ngân hàng khác không có như: gửi tiền trực tiếp tại máy ATM, sử dụng giao dịch bằng máy ATM dễ dàng, hiện đại nhờ sự hỗ trợ của màn hình và giọng nói hướng dẫn khách hàng từng bước trong giao dịch; tiện ích thấu chi… Tuy nhiên, Đông Á cũng có nhược điểm là mạng lưới chi nhánh chưa đầy đủ ở các tỉnh thành và số lượng máy ATM vẫn còn hạn chế. Điều này xuất phát từ sự hạn chế về tiềm lực tài chính của không riêng ngân hàng Đông Á mà còn của các ngân hàng khác thuộc khối thương mại cổ phần. Để khắc phục nhược điểm này ngân hàng Đông Á đã tham gia liên minh VNBC (Vietnam Bank Card) để mở rộng mạng lưới, đáp ứng tối đa nhu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, ngân hàng còn đưa ra biện pháp là cho phép các chủ thẻ rút tiền ở các CSCNT kiêm đại lý rút tiền mặt. Việc này giúp Đông Á mở rộng mạng lưới ít chi phí hơn vì POS rẻ hơn ATM. Hiện nay Đông Á chỉ phát hành thẻ đa năng.

c. NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM (AGRIBANK)

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam cũng nổi lên trên thị trường dịch vụ ngân hàng từ năm 2003 và hiện nay ngân hàng đã có hơn 600 máy ATM (tại Tp. Cần Thơ có 12 máy) và phát triển gần 1 triệu chủ thẻ. Ngân hàng này có lợi thế hơn cả về mạng lưới giao dịch trên toàn quốc, không chỉ ở các trung tâm tỉnh thành mà cả ở các vùng sâu, vùng xa. Agribank có mạng lưới chi nhánh rộng khắp với hơn 2.000 chi nhánh và gần 3 vạn cán bộ ngân hàng. Đây chính là điều kiện thuận lợi để đáp ứng nhu cầu sử dụng thẻ của khách hàng trong nước và quốc tế. Bên cạnh đó, với sự ra đời và hoạt động của Công ty cổ phần chuyển mạch tài chính quốc gia (Bank net – VN) mà Agribank là thành viên chính sẽ kết nối hệ thống các ngân hàng trên toàn quốc, ngày càng cung cấp tối đa tiện ích cho khách hàng và đáp ứng nhu cầu phát triển thanh toán thẻ.

Các sản phẩm thẻ của Agribank: - Thẻ ghi nợ nội địa Success - Thẻ tín dụng nội địa.

d. NGÂN HÀNG Á CHÂU (ACB)

Ngân hàng Á châu là một trong những ngân hàng có hiệu quả hoạt động tốt nhất Việt Nam hiện nay, và cũng là đối thủ cạnh tranh hàng đầu của Sacombank vì đối tượng của ACB cũng là các cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cũng là một trong những ngân hàng đi đầu trong phát triển kinh doanh dịch vụ thẻ, hiện nay ACB có khá nhiều sản phẩm thẻ đang kinh doanh như:

- Thẻ tín dụng nội địa - Thẻ tín dụng quốc tế

- Thẻ thanh toán và rút tiền nội địa - Thẻ thanh toán và rút tiền toàn cầu

+ ACB Visa Debit/MasterCar Dynamic + ACB Visa Electron/MasterCar Electronic

Và hiện nay ACB vừa tung ra thị trường sản phẩm thẻ ATM2+ với nhiều chức năng và tiện ích mới nhằm đáp ứng với nhu cầu hiện nay. Hiện nay tại Cần Thơ ACB chỉ đặt 3 máy ATM tại chi nhánh và phòng giao dịch của ngân hàng.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình hoạt động thẻ tại ngân hàng sacombank chi nhánh cần thơ (Trang 62 - 85)