Quản lý, Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông xuân trường tỉnh nam định theo hướng chuẩn hóa (Trang 24 - 29)

1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài…

1.2.3. Quản lý, Quản lý giáo dục và quản lý nhà trường

Khái niệm quản lý được phát biểu dưới nhiều hình thức, nội dung khác nhau xuất phát từ góc nhìn khác nhau về quản lý. Các nhà lý luận quản lý quốc tế kinh điển như: Fredrich Wiliam Taylor (1856-1915) - Mỹ; Henri Fayol (1841- 1925) - Pháp; Max Weber (1864-1920) - Đức cho rằng: quản lý là khoa học và là nghệ thuật thúc đẩy sự phát triển xã hội. C.Mác nhấn mạnh:

Một người độc tấu vĩ cầm thì tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng.

Một số tác giả Việt Nam, như: Đặng Quốc Bảo, Phạm Minh Hạc, Nguyễn Duy Quý, Trần Quốc Thành, Bùi Trọng Tuân, Hồ Văn Vĩnh, … cũng đưa ra những khái niệm về quản lý theo những góc độ khác nhau.

Theo Giáo trình khoa học quản lý tập 1 [14] thì:

Quản lý là các hoạt động được thực hiện nhằm đảm bảo sự hoàn thành công việc qua những nỗ lực của người khác.

Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức.

Quản lý là một hoạt động thiết yếu đảm bảo sự phối hợp những nỗ lực các cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm.

Quản lý có thể được nghiên cứu với tư cách là một quá trình trong đó các chức năng quản lý được thực hiện theo một trình tự và chúng tương tác qua lại với nhau. Quản lý là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt mục đích đã xác định. [8]

Mỗi tác giả có cách định nghĩa khác nhau nhưng các định nghĩa đều gặp nhau ở những nội dung cơ bản và các yếu tố của quản lý như sau:

- Chủ thể quản lý: Có thể là cá nhân hoặc nhiều người đóng vai trò là tác nhân tạo ra các tác động, là trung tâm thực hiện những hoạt động tổ chức, khai thác, những tác động hướng đích, có chủ định đến đối tượng quản lý.

- Đối tượng quản lý: Có thể là một người hoặc nhiều người trong tổ chức và các yếu tố được sử dụng làm nguồn lực của tổ chức. Đối tượng quản lý chịu sự tác động của chủ thể quản lý.

- Công cụ quản lý: là phương tiện, giải pháp của chủ thể quản lý được sử dụng để định hướng, dẫn dắt, khích lệ, phối hợp các hoạt động của con người và các bộ phận trong một tổ chức trong việc thực hiện mục tiêu đề ra.

Như vậy, công cụ quản lý đóng vai trò quan trọng trong việc xác lập phương thức hoạt động quản lý. Công cụ quản lý có tác động trực tiếp trong việc xác lập mối quan hệ giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, đến việc định hướng tổ chức thực hiện và điều chỉnh các hoạt động trong tổ chức.

Công cụ quản lý được thể hiện dưới hình thức khác nhau: Công cụ hình thức như pháp luật, điều lệ, quy định…. của tổ chức dùng để định hướng, vận hành, điều chỉnh những quan hệ và hoạt động trong tổ chức. Công cụ phi hình thức như văn hóa của tổ chức, phong tục, tập quán, truyền thống, tiền lệ…

cũng có tác dụng định hướng, vận hành, điều chỉnh những quan hệ và hoạt động trong tổ chức.

1.2.3.2. Quản lý giáo dục

* Quản lý giáo dục được hiểu theo nhiều góc độ khác nhau:

- Quản lý giáo dục, theo nghĩa rộng là hoạt động điều hành, phối hợp của các lực lượng xã hội nhằm quản lý tất cả các hoạt động giáo dục, các hoạt động mang tính chất giáo dục của bộ máy Nhà nước, các tổ chức xã hội và của hệ thống giáo dục quốc dân.

- Quản lý giáo dục, theo nghĩa hẹp bao gồm: quản lý hệ thống giáo dục quốc dân (quản lý tất cả các hoạt động giáo dục, đào tạo trong các đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh, quốc gia, nhà nước) và quản lý nhà trường (quản lý các hoạt động giáo dục, đào tạo trong các cơ sở giáo dục).

Nhà nước quản lý mọi mặt hoạt động, trong đó có hoạt động giáo dục.

Vậy quản lý nhà nước về giáo dục là tập hợp những tác động hợp quy luật được thể chế hoá bằng pháp luật của chủ thể quản lý, nhằm tác động đến các phân hệ quản lý để thực hiện mục tiêu giáo dục mà kết quả cuối cùng là chất lượng, hiệu quả đào tạo thế hệ trẻ.

* Quản lý giáo dục theo quan điểm của các tác giả nước ngoài:

Theo M.I.Kônđacôp: “Quản lý giáo dục là tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ Bộ đến trường) nhằm mục đích đảm bảo việc hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở nhận thức và vận dụng những quy luật chung của xã hội cũng như các quy luật của quá trình giáo dục, của sự phát triển thể lực và tâm lý của trẻ em”.

* Quản lý giáo dục theo quan điểm của các tác giả trong nước:

- Theo tác giả Phạm Minh Hạc: “Quản lý nhà trường, quản lý giáo dục nói chung là thực hiện đường lối giáo dục của Đảng trong phạm vi, trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành Giáo dục với thế hệ trẻ và đối với từng học sinh” [15].

- Theo tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “Quản lý giáo dục là hoạt động có ý thức bằng cách vận dụng các quy luật khách quan

của các cấp quản lý giáo dục tác động đến toàn bộ hệ thống giáo dục nhằm làm cho hệ thống đạt được mục tiêu của nó” [8].

- Theo tác giả Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quát là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội”. [02]

- Theo Trần Kiểm: “Quản lý giáo dục được hiểu là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tất cả các mắt xích của hệ thống (từ cấp cao nhất tới các cơ sở giáo dục) nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu phát triển giáo dục & đào tạo thế hệ trẻ mà xã hội đặt ra cho ngành Giáo dục” [22].

Từ các quan niệm trên, ta có thể hiểu: Quản lý giáo dục và đào tạo là quá trình tác động có tổ chức và mang tính hệ thống của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đưa hoạt động của mỗi cơ sở giáo dục, cũng như toàn bộ hệ thống giáo dục đạt tới mục tiêu xác định.

1.2.3.3. Quản lý nhà trường a. Khái niệm về nhà trường

Nhà trường là một dạng thiết chế tổ chức chuyên biệt và đặc thù của xã hội, được hình thành do nhu cầu tất yếu khách quan của xã hội; nhằm thực hiện chức năng truyền thụ các kinh nghiệm xã hội cần thiết cho từng nhóm dân cư nhất định trong cộng đồng và xã hội.

Nhà trường được tổ chức và hoạt động với chức năng truyền thụ và lĩnh hội tri thức nhân loại để nhằm mục tiêu tồn tại và phát triển cá nhân, phát triển cộng đồng và xã hội. Nhà trường được hình thành và hoạt động dưới sự điều chỉnh với các quy định của các chế định xã hội, có tính chất và nguyên lý hoạt động, có mục đích hoạt động rõ ràng và nhiệm vụ cụ thể; có nội dung và chương trình giáo dục được chọn lọc một cách khoa học, có tổ chức bộ máy quản lý và đội ngũ được đào tạo; có phương thức và phương pháp giáo dục luôn luôn đổi mới, được cung ứng các nguồn lực vật chất cần thiết; có kế hoạch hoạt động và được hoạt động trong một môi trường (tự nhiên và xã hội)

nhất định, có sự đầu tư của người học, cộng đồng, nhà nước, xã hội và quản lý vĩ mô, vi mô của các cơ quan quản lý các cấp trong xã hội.

b. Quản lý nhà trường

Quản lý nhà trường được nhìn nhận từ 2 góc độ:

- Thứ nhất: Quản lý nhà trường được hiểu theo nghĩa hoạt động của các cơ quan, các tổ chức có trách nhiệm quản lý giáo dục như Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và các cấp chính quyền đối với một cơ sở giáo dục (nhà trường) cụ thể nào đó.

- Thứ hai: Quản lý nhà trường được hiểu theo nghĩa hoạt động của chủ thể quản lý một cơ sở giáo dục (hiệu trưởng hoặc người có chức vụ tương đương như hiệu trưởng) đối với các hoạt động giáo dục của cơ sở giáo dục mà họ được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý.

Theo tác giả Nguyễn Phúc Châu, khái niệm nhà trường được hiểu theo góc độ thứ hai được định nghĩa: “Quản lý nhà trường (một cơ sở giáo dục) là những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có khoa học, có hệ thống và hợp quy luật) của chủ thể quản lý nhà trường (hiệu trưởng) đến khách thể quản lý nhà trường (giáo viên, nhân viên và người học…) nhằm đưa các hoạt động giáo dục và dạy học của nhà trường đạt tới mục tiêu giáo dục”.

1.3. Trường trung học phổ thông và đội ngũ giáo viên THPT 1.3.1. Trường trung học phổ thông

1.3.1.1. Nhiệm vụ của trường trung học phổ thông

Theo Điều 3 (Điều lệ trường THPT), trường THPT có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của chương trình giáo dục phổ thông.

- Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điều động giáo viên, cán bộ, nhân viên.

- Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông xuân trường tỉnh nam định theo hướng chuẩn hóa (Trang 24 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)