chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học
1.4.1. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học * Khái niệm chuẩn
- Chuẩn là cái được chọn làm căn cứ để đối chiếu, để hướng theo đó mà làm cho đúng hoặc cái được công nhận là đúng theo quy định hoặc theo thói quen trong xã hội.
Trong giáo dục có rất nhiều khái niệm liên quan đến Chuẩn, như Chuẩn về trình độ đào tạo, Chuẩn về chương trình giáo dục đào tạo … Ví dụ, đối với giáo viên THPT trong Điều lệ trường trung học đã quy định đạt Chuẩn về trình độ đào tạo là phải tốt nghiệp Đại học Sư phạm.
Như vậy, Chuẩn không chỉ là các mốc, là căn cứ dùng để so sánh đối chiếu mà Chuẩn còn là cái đích để đạt tới. Chuẩn được cụ thể hóa bằng những tiêu chí và khi đạt được những tiêu chí (đạt chuẩn) tức là đạt được mục tiêu đề ra với các khía cạnh của chuẩn.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học được ban hành tại Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học là 1 hệ thống các tiêu chuẩn, tiêu chí xác định năng lực nghề nghiệp của giáo viên, từ khi họ được đào tạo làm nghề, bước vào nghề và trong suốt quá trình hành nghề ở trường THPT, là sự thể chế hóa các yêu cầu về năng lực, nghề nghiệp của giáo viên trung học.
* Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học:
Là hệ thống các yêu cầu cơ bản đối với giáo viên trung học về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực chuyên môn nghiệp vụ.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên gồm 6 tiêu chuẩn và 25 tiêu chí.
- Tiêu chuẩn là quy định về nội dung cơ bản đặc trưng thuộc mỗi lĩnh vực của Chuẩn.
- Tiêu chí là yêu cầu và điều kiện cần đạt được ở một nội dung cụ thể của mỗi tiêu chuẩn.
- Minh chứng là các bằng chứng (tài liệu, tư liệu, sự vật, hiện tượng, nhân chứng) được dẫn ra để xác nhận 1 cách khách quan mức độ đạt được của tiêu chí.
* Nội dung của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học (ban hành tại Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT):
Tiêu chuẩn 1 - Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội; chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.
2. Tiêu chí 2 - Đạo đức nghề nghiệp:
Yêu nghề, gắn bó với nghề dạy học; chấp hành Luật Giáo dục, điều lệ, quy chế, quy định của ngành; có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần trách nhiệm; giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; sống trung thực, lành mạnh, là tấm gương tốt cho học sinh.
3. Tiêu chí 3 - Ứng xử với học sinh:
Thương yêu, tôn trọng, đổi xử công bằng với học sinh, giúp học sinh khắc phục khó khăn để học tập và rèn luyện tốt.
4. Tiêu chí 4 - Ứng xử với đồng nghiệp:
Đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp; có ý thức xây dựng tập thể tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục.
5. Tiêu chí 5 - Lối sống, tác phong:
Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.
Tiêu chuẩn 2 - Năng lực tìm hiểu đối tƣợng và môi trƣờng giáo dục:
1. Tiêu chí 6 - Tìm hiểu đối tượng giáo dục:
Có phương pháp thu thập và xử lý thông tin thường xuyên về nhu cầu và đặc điểm của học sinh, sử dụng các thông tin thu được về dạy học, giáo dục.
2. Tiêu chí 7 - Tìm hiểu môi trường giáo dục:
Có phương pháp thu thập và xử lí thông tin về điều kiện giáo dục trong nhà trường và tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội của địa phương, sử dụng các thông tin thu được vào dạy học, giáo dục.
Các kế hoạch dạy học được xây dựng theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục, thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục; phối hợp hoạt động học với hoạt động dạy theo hướng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh.
2. Tiêu chí 9 - Đảm bảo kiến thức môn học:
Làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lí các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.
3. Tiêu chí 10 - Đảm bảo chương trình môn học:
Thực hiện nội dung dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ được quy định trong chương trình môn học.
4. Tiêu chí 11 - Vận dụng các phương pháp dạy học:
Vận dụng các phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, phát triển năng lực tự học và tư duy của học sinh.
5. Tiêu chí 12 - Sử dụng các phương tiện dạy học:
Sử dụng các phương tiện dạy học làm tăng hiệu quả dạy học. 6. Tiêu chí 13 - Xây dựng môi trường học tập:
Tạo dựng môi trường học tập: dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh.
7. Tiêu chí 14 - Quản lí hồ sơ dạy học:
Xây dựng, bảo quản, sử dụng hồ sơ dạy học theo quy định. 8. Tiêu chí 15 - Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh:
Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh bảo đảm yêu cầu chính xác, toàn diện, công bằng, khách quan, công khai và phát triển năng lực tự đánh giá của học sinh; sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh hoạt động dạy và học.
1. Tiêu chí 16 - Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục:
Kế hoạch các hoạt động giáo dục được xây dựng thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục bảo đảm tính khả thi, phù hợp với đặc điểm học sinh, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế, thể hiện khả năng hợp tác, cộng tác với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
2. Tiêu chí 17 - Giáo dục qua môn học:
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua việc giảng dạy môn học và tích hợp các nội dung giáo dục khác trong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá theo kế hoạch đã xây dựng.
3. Tiêu chí 18 - Giáo dục qua các hoạt động giáo dục:
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng.
4. Tiêu chí 19 - Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng:
Thực hiện nhiệm vụ giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng, như: lao động công ích, hoạt động xã hội ... theo kế hoạch đã xây dựng.
5. Tiêu chí 20 - Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục:
Vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục học sinh vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp với đối tượng và môi trường giáo dục, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra.
6. Tiêu chí 21 - Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh:
Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh một cách chính xác, khách quan, công bằng và có tác dụng thúc đẩy sự phấn đấu vươn lên của học sinh.
Tiêu chuẩn 5 - Năng lực hoạt động chính trị, xã hội:
1.Tiêu chí 22 - Phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng:
Phối hợp với gia đình và cộng đồng trong hỗ trợ, giám sát việc học tập, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh và góp phần huy động các nguồn lực
2. Tiêu chí 23 - Tham gia hoạt động chính trị, xã hội:
Tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.
Tiêu chuẩn 6 - Năng lực phát triển nghề nghiệp:
1. Tiêu chí 24 - Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện:
Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả dạy học và giáo dục.
2. Tiêu chí 25 - Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục:
Phát hiện và giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp nhằm đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục.
1.4.2. Các quan điểm về chuẩn hóa và phát triển đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hóa
1.4.2.1. Quan điểm chuẩn hóa đội ngũ giáo viên
Nghị quyết lần thứ ba, TW Đảng khóa VIII đã xác định: “Lấy tiêu chuẩn cán bộ làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng thống nhất trong các trường. Nội dung đào tạo bồi dưỡng phải thiết thực phù hợp với từng loại cán bộ, chú trọng cả về phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực tiễn. Bồi dưỡng kiến thức cơ bản và kỹ năng thực hành. Chú trọng bồi dưỡng chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước”.
Chuẩn nghề nghiệp là một hệ thống các tiêu chuẩn về năng lực nghề nghiệp của GV; là thước đo để đánh giá GV. Vì thế nghiên cứu để nắm bắt, hiểu rõ về Chuẩn không phải chỉ là việc làm quan trọng đối với GV mà còn là công việc quan trọng của các nhà quản lý giáo dục các cấp, các lực lượng cùng tham gia hoạt động giáo dục. Do đó rất cần thiết phải tổ chức cho GV, cán bộ quản lý nghiên cứu về Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cũng như tham
mưu đến cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương hiểu biết về Chuẩn, tuyên truyền sâu rộng đến phụ huynh học sinh, các cơ quan đoàn thể…
1.4.2.2. Phát triển đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hoá
Chất lượng của đội ngũ giáo viên gắn với mức độ đạt được các Chuẩn nghề nghiệp của giáo viên thể hiện ở 4 lĩnh vực:
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống.
- Năng lực chuyên môn (là năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục; năng lực dạy học; năng lực giáo dục…).
- Năng lực hoạt động chính trị. - Năng lực phát triển nghề nghiệp.
Chuẩn nghề nghiệp giáo viên liên quan trực tiếp đến chất lượng đội ngũ. Giáo viên đạt chuẩn thì chất lượng đội ngũ giáo viên mới được đảm bảo.
Như đã phân tích ở trên, chất lượng giáo viên thể hiện ở 4 lĩnh vực mà 4 lĩnh vực đó cũng chính là các tiêu chuẩn liên quan đến hoạt động nghề nghiệp của giáo viên.
Vì vậy, quản lý, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên đảm bảo chất lượng giáo dục cần phải bám lấy các tiêu chuẩn, tiêu chí của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên để làm căn cứ kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo viên, đồng thời xây dựng mục tiêu và kế hoạch bồi dưỡng, phấn đấu để giáo viên đạt chuẩn.
Công tác quản lý bồi dưỡng GV đáp ứng chuẩn nghề nghiệp cần đảm bảo những nội dung sau:
*Tổ chức nghiên cứu Chuẩn nghề nghiệp giáo viên
Chuẩn nghề nghiệp là một hệ thống các tiêu chuẩn về năng lực nghề nghiệp của giáo viên trung học; là thước đo để đánh giá GV. Vì thế nghiên cứu để nắm bắt, hiểu rõ về Chuẩn không phải chỉ là việc làm quan trọng đối với GV trung học mà còn là công việc quan trọng của các nhà quản lý giáo dục các cấp. Do đó rất cần thiết phải tổ chức cho GV trung học, cán bộ quản
cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương hiểu biết về Chuẩn, tuyên truyền sâu rộng đến huynh học sinh, các cơ quan đoàn thể…
* Tổ chức đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp
Tổ chức đánh giá GV trung học theo chuẩn có nghĩa là xác định trạng thái hiện tại của từng GV so với trạng thái mong muốn. Cụ thể là xác định chính xác, khách quan mức độ năng lực nghề nghiệp của GV ở thời điểm đánh giá theo các tiêu chí trong Chuẩn. Trên cơ sở đó đưa ra những khuyến cáo cho GV xây dựng chương trình kế hoạch tự rèn luyện tự bồi dưỡng; khuyến nghị các cấp quản lý giáo dục trong việc tổ chức đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho GV.
Trên cơ sở xác định mức độ năng lực nghề nghiệp GV tiến hành xếp loại GV, làm cơ sở để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV đáp ứng yêu cầu phát triển của giáo dục; cung cấp những thông tin để làm cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các chính sách đối với GV.
Đánh giá GV theo Chuẩn được thực hiện mỗi năm một lần vào cuối năm học theo các bước cụ thể sau:
- Giáo viên tự đánh giá xếp loại.
- Tổ trưởng chuyên môn đánh giá, xếp loại. - Hiệu trưởng đánh giá, xếp loại.
Đánh giá GV theo Chuẩn không chỉ dừng lại ở việc quy ra điểm số để xếp loại GV, bởi nếu thế sẽ chỉ tác động đến một bộ phận nhỏ GV yếu kém hoặc xuất sắc mà không kích thích được sự nỗ lực phấn đấu phát triển nghề nghiệp của toàn đội ngũ. Do đó cần coi trọng việc đối chiếu từng tiêu chí, kiểm tra nguồn minh chứng, đánh giá đúng điểm mạnh, điểm yếu của mỗi GV, chỉ ra phương hướng phấn đấu của GV đó mới đạt được mục đích của việc quản lý chất lượng.
*Kế hoạch hoá công tác bồi dưỡng giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp
- Xác định các lĩnh vực cần bồi dưỡng: Đây là khâu đầu tiên nhưng có vai trò rất quan trọng trong Kế hoạch hóa công tác bồi dưỡng GV trung học
theo Chuẩn. Theo lý thuyết của “Quản lý sự thay đổi trong giáo dục” thì “Trạng thái mong muốn” của ĐNGV trung học đã được xác định rõ ràng qua các tiêu chí, yêu cầu của Chuẩn đã đặt ra. Qua kết quả đánh giá thực trạng GV trung học theo Chuẩn, có nghĩa là biết được “Trạng thái hiện hành” ta xác định được “Khoảng cách cần rút gọn”. Đó chính là lĩnh vực cần bồi dưỡng và cụ thể hơn là yêu cầu nào, Tiêu chí nào trong Chuẩn nghề nghiệp GV trung học cần được quan tâm. Kết quả của câu hỏi này đối với mỗi địa phương, mỗi nhà trường và mỗi GV là rất khác nhau vì “Khoảng cách cần rút gọn” của mỗi GV, mỗi nhà trường là rất khác nhau. Chính vì thế xác định các lĩnh vực cần bồi dưỡng là cơ sở cho việc xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng GV của các cấp quản lý, cơ sở để xây dựng chương trình, kế hoạch tự rèn luyện, tự bồi dưỡng của mỗi GV.
- Xác định nội dung, hình thức bồi dưỡng:
+ Cũng theo lý thuyết “Quản lý sự thay đổi trong giáo dục” thì xác định nội dung, hình thức bồi dưỡng là xác định lộ trình để đi đến “Trạng thái mong muốn”. Do có “Khoảng cách cần rút gọn” ở mỗi địa phương, mỗi nhà trường và mỗi GV là khác nhau cho nên lộ trình cũng phải khác nhau. Từ việc xác định lĩnh vực cần bồi dưỡng, các nhà quản lý giáo dục và mỗi GV lựa chọn nội dung cần bồi dưỡng cho phù hợp.
+ Hình thức bồi dưỡng cần phong phú, linh hoạt dưới nhiều hình thức phù hợp với nội dung bồi dưỡng như: Mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn theo chuyên đề; Sinh hoạt chuyên môn liên trường; Hội giảng; Hội thảo; tự bồi dưỡng, ...
- Tổ chức bồi dưỡng tại chỗ, tự bồi dưỡng: Đây là một hình thức bồi dưỡng rất quan trọng và cần được nhấn mạnh vì nó có tính quyết định trong việc đem lại hiệu quả bồi dưỡng cho mỗi GV. Bởi vì hoạt động bồi dưỡng trong nhà trường có nhiều ưu điểm: Đó là sự cơ động, linh hoạt về thời gian,