Về các chính sách đãi ngộ giáo viên

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông xuân trường tỉnh nam định theo hướng chuẩn hóa (Trang 68 - 70)

Hoàn cảnh sống của cán bộ, giáo viên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hoạt động của nhà trường. Vì vậy, người lãnh đạo cần phải có sự quan tâm các chế độ, chính sách đãi ngộ cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt giáo viên về công tác ở vùng nông thôn, vùng kinh tế khó khăn.

Đảng, Nhà nước và tỉnh Nam Định luôn có chủ trương chính sách quan tâm đến giáo dục, quan tâm đến đời sống giáo viên. Ví dụ: đi học Cao học, khi có bằng thạc sỹ thì được hỗ trợ 20 triệu đồng, đi học tiến sỹ được hỗ trợ 30 triệu đồng. Bên cạnh đó, trường THPT Xuân Trường đã xây dựng được quy chế chi tiêu nộ bộ quy định về các chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên và nhân viên. Đặc biệt là Ban lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ. Riêng đối với giáo viên đi học Cao học, nhà trường hỗ trợ toàn bộ học phí, kinh phí đi lại và tiền mua tài liệu.

Những năm gần đây, nhà trường phối hợp với Công đoàn chăm lo đời sống về vật chất và tinh thần đối với đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên. Tổ chức các hoạt động chuyên môn, văn nghệ, TDTT để chào mừng các ngày lễ lớn trong năm, cụ thể là: tổ chức hội giảng, thi viết sáng kiến kinh nghiệm và làm đồ dùng dạy học, thi nữ cán bộ, giáo viên nhân viên khéo tay, thi đấu TDTT, thi hát Karaoke. Tổ chức gặp mặt truyền thống giữa CB-GV-NV đã nghỉ hưu và CB-GV-NV đang công tác nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11; tổ chức gặp mặt CB-GV-NV đã từng công tác trong quân đội và CB-GV-NV có thân nhân đã và đang công tác trong quân đội nhân dịp 22/12 để giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta: “Uống nước nhớ nguồn”. Tổ chức thăm hỏi bản thân cán bộ, giáo viên, nhân viên; thân nhân, tứ thân phụ mẫu, con cái cán bộ, giáo viên, nhân viên khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Chính những hoạt động trên đã tạo không khí phấn khởi trong đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên, góp phần tích cực nâng cao chất lượng công tác.

Tuy nhiên, các chính sách vẫn chưa thực sự thu hút được giáo viên về vùng nông thôn công tác. Luơng giáo viên mới ra trường thường không đủ chi tiêu, môi trường văn hóa ở nông thôn ít nhiều hạn chế nên điều kiện sống của

giáo viên đã khó khăn về kinh tế lại thiếu thốn về tinh thần nên nhiều giáo viên không yên tâm công tác. Ngoài ra, Xuân Trường là huyện thuần nông nên mặt bằng thu nhập chung của dân còn thấp, điều kiện sống khó khăn nên môi trường sống và cơ hội phát triển của giáo viên hạn chế.Vì thế, đã có những giáo viên sau khi có bằng Thạc sĩ lại xin chuyển công tác đi nơi khác.

Đối với trường THPT Xuân Trường, ngoài ngân sách do nhà nước cấp, nhà trường không có nguồn thu nào khác nên chủ yếu chỉ bảo đảm đúng được các chế độ của giáo viên do nhà nước quy định.

Tóm lại, đây là vấn đề đòi hỏi các cấp quản lý cần phải quan tâm, tính toán điều chỉnh xây dựng kế hoạch chiến lược sát với thực tế tình hình địa phương và nhà trường. Làm tốt hơn nữa công tác tham mưu với cấp uỷ và chính quyền địa phương và ngành về chính sách đãi ngộ và thu hút giáo viên về vùng nông thôn công tác phục vụ lâu dài ở trường. Nhà trường cần phải kích thích động cơ phấn đấu học tập, nâng cao trình độ cho đội ngũ giáo viên.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông xuân trường tỉnh nam định theo hướng chuẩn hóa (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)