Năng lực quản lý của cán bộ quản lý giáo dục

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông xuân trường tỉnh nam định theo hướng chuẩn hóa (Trang 43 - 44)

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở: “Cán bộ nào thì phong trào nấy”. Cán bộ quản lý là lực lượng “đầu tàu” của đơn vị. Vì vậy, phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới công tác xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên.

Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, trước hết phải có lập trường tư tưởng vững vàng, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, quy định của ngành; có tình yêu nghề, tận tuỵ, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cán bộ quản lý phải gương mẫu trong lối sống và công tác, tác phong làm việc khoa học, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của trường. Trong công tác điều hành, cán bộ quản lý phải dân chủ, lắng nghe ý kiến của giáo viên, học sinh để điều hành các hoạt động giáo dục của trường thiết thực, hiệu quả; phải gần gũi, thân thiện với đồng nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ nhà giáo phát huy năng lực, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Cán bộ quản lý phải có kiến thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Hơn ai hết, họ phải có hiểu biết sâu rộng về vai trò, nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, phương pháp giáo dục phổ thông. Chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo của cấp trên, cán bộ quản lý phải biết vận dụng linh hoạt vào thực tế, điều kiện của trường, của địa phương. Cán bộ quản lý cần tích luỹ kinh nghiệm, không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn

nghiệp vụ và hiểu biết kinh tế - xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu và xu thế phát triển của đất nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông xuân trường tỉnh nam định theo hướng chuẩn hóa (Trang 43 - 44)