các nguồn lực khác để phát triển công nghiệp
Phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương với tranh thủ các nguồn lực khác để phát triển công nghiệp là yêu cầu khách quan, có tính quy luật của cách mạng. Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên muốn hoàn thành vai trò lãnh đạo của mình phải biết kết hợp nội lực, phát huy tiềm năng, thế mạnh của địa phương với các nguồn lực khác mới thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế của địa phương bền vững được coi trọng tính hiệu quả và tính bền vững của phát triển công nghiệp, gắn phát triển kinh tế với việc thực hiện mục tiêu xã hội và bảo vệ môi trường, đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Phát triển công nghiệp của một tỉnh đòi hỏi tất yếu trong quá trình đi lên phải phát huy sức mạnh tổng hợp giữa địa phương và Trung ương,
giữa trong nước và nước ngoài...mới hoà nhập với xu thế hội nhập và toàn cầu hoá hiện nay. Phát triển công nghiệp đòi hỏi phải có một nguồn nhân lực và vật lực rất lớn, do vậy phải huy động, kết hợp tốt cả nội lực của tỉnh và các nguồn lực bên ngoài, tạo sức mạnh tổng hợp đẩy mạnh quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh. Không kết hợp phát huy yếu tố nội lực của tỉnh với tranh thủ nguồn lực bên ngoài sẽ không tạo được sức mạnh tổng hợp thúc đẩy sự phát triển, không đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Phát huy cao độ nội lực cho phép tỉnh Thái Nguyên phát huy những thế mạnh của địa phương (vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên; giàu về tài nguyên, khoáng sản, là trung tâm công nghiệp của khu vực miền núi trung du Bắc Bộ) để phát triển công nghiệp. Đồng thời, trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, khu vực và mở cửa hiện nay, việc tranh thủ các nguồn lực bên ngoài là tất yếu khách quan. Trước sự đòi hỏi phát triển công nghiệp, tranh thủ nguồn lực bên ngoài (về vốn, công nghệ, trình độ quản lý...), bảo đảm vừa phát triển ngành công nghiệp truyền thống, vừa có thể đi tắt đón đầu.
Thái Nguyên là một tỉnh có tiềm năng công nghiệp lớn với nguồn tài nguyên khoáng sản trữ lượng cao, đã sớm hình thành hệ thống các khu, cụm công nghiệp; Thái Nguyên còn là một trung tâm giáo dục đào tạo nên cần phát huy ưu thế này để Thái Nguyên trở thành trung tâm nghiên cứu khoa học gắn liền với hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là lợi thế rất lớn của tỉnh, nhất là khi công nghiệp thu hút được nhiều nhà đầu tư.
Để tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tỉnh Thái Nguyên đã tiếp tục hoàn thiện cơ chế đầu tư, hành trang pháp lý cho các doanh nghiệp, các nhà đầu tư quy định các chính sách ưu đãi và khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh. Với quyết tâm cao trong việc cải thiện môi trường đầu tư, thời gian gần đây, tỉnh đã tiến hành nghiên cứu và tổ
chức nhiều hội thảo nhằm tìm ra các giải pháp hữu hiệu nhất để khắc phục những hạn chế trong lĩnh vực này.
Đến năm 2008 tỉnh đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 104 dự án với số vốn đầu tư đăng ký 51.604 tỷ đồng, chấp thuận đầu tư là 89 dự án với vốn đầu tư đăng ký 31.963 tỷ đồng. Tỉnh cũng đã xem xét số các dự án nguồn vốn trong nước đầu tư ngoài khu công nghiệp và cụm công nghiệp, trong năm 2008, tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 38 dự án với tổng vốn đăng ký 37.605,7 tỷ đồng, tăng gấp 4,51 lần so với năm 2007 (8.329,7 tỷ đồng). Đặc biệt tỉnh đã thu hút được một số Dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp lớn như: Khu công nghiệp Yên Bình, Nam Phổ Yên, Tây Phổ Yên, Điềm Thụy, chñ yÕu ®Çu t vµo lÜnh vùc c«ng nghÖ cao, sản xuất phụ tùng ô tô, lắp ráp ô tô, công nghiệp quốc phòng, cơ khí, điện tử, chế biến thực phẩm….
Để Thái Nguyên trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh đã cụ thể hoá nhiều cơ chế, chính sách tạo thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển. Các thủ tục về đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp, cấp các loại giấy phép đầu tư phải công khai hoá và thực hiện theo cơ chế "một cửa" tại một đầu mối. Các nhà đầu tư đến Thái Nguyên không phải "vòng vèo" đi từ xã đến huyện, lên tỉnh mà chỉ cần đến một nơi là Sở Kế hoạch và Đầu tư Thái Nguyên. Những ai gây khó khăn, phiền hà cho các nhà đầu tư sẽ bị xử lý nghiêm khắc. Chưa bao giờ, tinh thần tôn vinh doanh nghiệp được đề cao như trong thời điểm hiện nay. Lãnh đạo tỉnh và các sở, ban, ngành đã có sự phân công cụ thể trong việc tiếp nhận các thông tin từ doanh nghiệp và có thời hạn giải quyết rõ ràng. Các doanh nghiệp không cần phải đợi đến các cuộc đối thoại định kỳ mới có thể bày tỏ các nguyện vọng, kiến nghị của mình. Từ tháng 10-2004, định kỳ mỗi tháng 1 buổi chiều, Thường trực Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ dành thời gian tiếp các nhà đầu tư, các doanh nghiệp. Đối với những vấn đề quan trọng liên quan đến đầu tư cần giải quyết ngay, đích thân Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ chỉ đạo giải quyết.
Hàng năm, Ủy ban nhân dân tỉnh, các huyện tổ chức các cuộc gặp mặt doanh nghiệp với chủ đề tôn vinh doanh nghiệp có thành tích về sản xuất kinh doanh. Quy chế khen thưởng doanh nghiệp của tỉnh cũng đem lại những hiệu quả tích cực, khích lệ các doanh nghiệp nỗ lực phát triển sản xuất kinh doanh. Qua đó một phần kích thích nhiều doanh nghiệp của tỉnh đạt được các giải thưởng của Chính phủ, nâng cao vị thế và sức hấp dẫn của tỉnh với các nhà đầu tư. Nhằm giúp các nhà đầu tư có điều kiện tiếp cận các chính sách của Trung ương và địa phương, tỉnh đã thành lập các trung tâm tư vấn như Trung tâm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; Trung tâm công nghệ thông tin Thái Nguyên, Trung tâm xúc tiến thương mại, Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, Trung tâm tư vấn và xúc tiến đầu tư.
Thời kỳ phát triển mới hiện nay đòi hỏi Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên phải làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng, phát huy nguồn nhân lực hiện có, khai thác tối đa các lợi thế, tiềm năng về công nghiệp, ưu tiên các ngành công nghiệp mũi nhọn, ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh để đẩy mạnh sự phát triển. Đồng thời, Đảng bộ phải có chủ trương chính sách đúng đắn, khai thác tranh thủ các nguồn lực bên ngoài, tạo hành lang pháp lý thuận lợi để thu hút các nguồn lực từ bên ngoài. Quán triệt các chủ trương, nhiệm vụ phát triển công nghiệp trong thời kỳ mới, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Nguyên phải xác định rõ vị trí, vai trò nội lực, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài có hiệu quả bao nhiêu. Song, suy cho cùng việc phát huy cao độ nội lực, khai thác tối đa tiềm năng, thế mạnh của tỉnh vẫn là nhân tố giữ vai trò quyết định, tranh thủ tận dụng các nguồn lực bên ngoài có vai trò quan trọng phát triển.
Thái Nguyên đang đứng trước thời cơ, vận hội lớn, đồng thời phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách lớn, đòi hỏi Đảng bộ tỉnh phải nắm bắt thời
cơ, đẩy lùi nguy cơ, phát huy sức mạnh nội lực, tranh thủ điều kiện quốc tế thuận lợi và sự giúp đỡ của Đảng và Nhà nước để xây dựng Thái Nguyên trở thành một tỉnh phát triển công nghiệp bền vững.