Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 63)

* Hạn chế:

Bên cạnh những thành tựu đạt được nêu trên, công nghiệp của Thái Nguyên còn có những hạn chế nhất định cần được nghiêm túc nhìn nhận và khắc phục để phát triển một cách có hiệu quả, bền vững trong giai đoạn 2011-2020:

Một là, phát triển công nghiệp tuy đạt tốc độ tương đối cao, nhưng so

với yêu cầu và tiềm năng, thế mạnh của tỉnh thì chưa tương xứng. Việc chỉ đạo, điều hành, giao kế hoạch và phối hợp thực hiện kế hoạch giữa các ngành, các cấp, giữa Trung ương và địa phương còn nhiều bất cập, thiếu sâu sát, cụ thể. Công tác xây dựng qui hoạch, chiến lược phát triển còn chậm, chưa nghiêm túc, một số qui hoạch có liên quan còn chồng chéo thiếu sự thống nhất.

Chuyển dịch cơ cấu sản xuất công nghiệp còn chậm, nên chưa phát huy lợi thế các tiềm năng to lớn của tỉnh. Cơ cấu nội ngành chưa hợp lý: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản và luyện kim hiện đang chiếm tỷ trọng cao trong toàn ngành công nghiệp. Công nghiệp phụ trợ và nội địa hóa quy mô còn nhỏ; hiệu quả, sức cạnh tranh của sản phẩm và doanh nghiệp công nghiệp chưa cao [66, tr.4].

Hai là, phần lớn các doanh nghiệp nhỏ thiếu vốn đầu tư mở rộng sản

xuất kinh doanh. Việc huy động vốn của các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Chưa có khả năng tập trung, thu hút vốn để đầu tư có trọng điểm, có chương trình cho các dự án lớn của địa phương. Mức độ đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ nhìn chung chưa đáp ứng được yêu cầu, chỉ một số doanh nghiệp mới đầu tư và doanh nghiệp lớn đủ tiềm lực được trang bị đồng bộ, còn lại đa số sử dụng công nghệ ở mức trung bình và dưới mức trung bình.

Công tác xây dựng, rà soát điều chỉnh và quản lý quy hoạch có tác động đến lĩnh vực sản xuất công nghiệp còn nhiều bất cập, chưa đầy đủ, kịp thời và không đồng bộ nên chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Việc xây dựng các khu, cụm, điểm công nghiệp tập trung còn chậm chưa đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư. Chất lượng một số dự án đầu tư vào khu công nghiệp chưa cao. Việc sử dụng đất của các doanh nghiệp chưa đúng mục đích [66, tr.5].

Ba là, việc xây dựng quy hoạch chi tiết và thu hút đầu tư vào các

khu, cụm công nghiệp còn chậm, nhất là đầu tư xây dựng hạ tầng trong và ngoài hàng rào từng khu, cụm công nghiệp; chất lượng một số dự án đầu tư chưa cao, việc hướng dẫn và giải quyết thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản có lúc còn chưa đáp ứng yêu cầu, công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và di dân tái định cư của một số dự án đầu tư còn chậm, ảnh hưởng đến tiến độ thi công, xây dựng công trình. Việc thiếu quỹ đất sạch và chậm trễ trong công tác giải phóng mặt bằng làm ảnh hưởng lớn đến kết quả thu hút các nhà đầu tư.

Bốn là, công nghiệp Thái Nguyên đã được đầu tư từ thập kỷ 60 của thế kỷ

XX, một số nhà máy được đầu tư mới cũng được 20 đến 25 năm, công nghệ lạc hậu, tiêu tốn nhiều năng lượng. Vật tư, thiết bị chủ yếu là của Liên Xô, các nước Đông Âu (cũ) và Trung Quốc, các dây chuyền bố trí khép kín bằng các thiết bị vạn năng nên khả năng chuyên môn hóa thấp. Bên cạnh đó : “ Một số địa phương còn lúng túng chưa xác định rõ định hướng phát triển công nghiệp của mình. Vai trò quản lý nhà nước về công nghiệp ở cấp huyện chưa được coi trọng, khoảng cách về phát triển công nghiệp giữa thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công với các huyện miền núi còn lớn ” [66, tr.5]. Việc phát triển mối quan hệ hợp tác vùng lãnh thổ để thu hút đầu tư trong và ngoài nước phát

huy thế mạnh của mỗi địa phương còn yếu. Công tác nghiên cứu, phát triển chưa được các doanh nghiệp chú trọng đúng mức. Phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề và cơ sở ngành công nghiệp khu vực nông thôn còn nhiều yếu kém...

* Nguyên nhân của những hạn chế:

Một là, một số cấp uỷ Đảng, chính quyền, đoàn thể nhận thức về

vai trò, vị trí của công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển công nghiệp chưa thật sự đầy đủ và sâu sắc. Từ đó, có những chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển công nghiệp chưa được tổ chức thực hiện nghiêm túc, trong điều hành còn nhiều lúng túng.

Hai là, năng lực tổ chức thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà

nước ở các ngành, các cấp nhìn chung còn yếu, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, tháo gỡ những vướng mắc trong tổ chức thực hiện còn chậm, việc sơ kết rút kinh nghiệm để nhân rộng những mô hình mới còn hạn chế.

Ba là, công tác dự báo, quy hoạch, xây dựng kế hoạch phát triển công

nghiệp của đội ngũ cán bộ các cấp chưa đáp ứng yêu cầu của cơ chế thị trường, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế hiện nay. Đầu tư ngân sách cho công nghiệp vẫn chưa tương xứng với yêu cầu phát triển mới.

Bốn là, công tác nghiên cứu ứng dụng và chuyển giao khoa học, công

nghệ chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Những công nghệ, khoa học kỹ thuật mới chưa được ứng dụng rộng rãi trong công nghiệp để tăng hàm lượng chất xám trong các sản phẩm công nghiệp đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Năm là, nguồn nhân lực để phát triển kinh tế công nghiệp còn yếu và

thiếu, chưa đáp ứng yêu cầu đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhất là lực lượng cán bộ cơ sở ở lĩnh vực quản lý và kỹ thuật công nghiệp.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w