Quán triệt sâu sắc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về phát triển công nghiệp, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 66)

nước về phát triển công nghiệp, vận dụng sáng tạo vào điều kiện cụ thể của địa phương

Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp là căn cứ khoa học, là cơ sở pháp lý để Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên quán triệt, vận dụng để đề ra chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh. Nhưng đường lối và chính sách của Trung ương chỉ đạo chung cho toàn quốc, trong khi đó Thái Nguyên là một địa phương có những đặc điểm riêng và có điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đặc thù của một tỉnh vùng trung du miền núi phía Bắc. Do đó, quán triệt chủ trương, chính sách của Trung ương phải sáng tạo để đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo phù hợp với điều kiện của tỉnh, đây là nguyên tắc trong lãnh đạo, là nhiệm vụ thường xuyên của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên để thúc đẩy ngành công nghiệp của tỉnh phát triển.

Quan điểm phát triển công nghiệp của Đảng được thể hiện qua các kỳ đại hội với tư tưởng chung là: chuẩn bị tốt tiền đề, tiến tới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với bước đi, hình thức và cách làm phù hợp, xây dựng nền kinh tế công nghiệp độc lập, tự chủ, phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, lấy hiệu quả kinh tế - xã hội là tiêu chuẩn cơ bản để xác định phương án phát triển, lựa chọn những dự án đầu tư và công nghệ phù hợp; kết hợp kinh tế với quốc phòng - an ninh trong quá trình phát triển.

Quán triệt quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò, vị trí và tầm quan trọng của phát triển công nghiệp ở nước ta. Đảng bộ tỉnh Thái

Nguyên đã vận dụng sáng tạo vào thực tiễn của tỉnh, luôn phát huy tính năng động, sáng tạo của toàn Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh, bảo đảm công nghiệp tỉnh phát triển ổn định, vững chắc, đúng định hướng, khai thác hết tiềm năng lợi thế của tỉnh trong phát triển công nghiệp.

Thái Nguyên là một địa phương có những lợi thế tiềm năng đầu tư mà không phải nơi nào cũng có như tài nguyên khoáng sản, vị trí địa lý tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài, cách không xa cảng biển Hải Phòng và kề cận với các tỉnh tiếp giáp với Trung Quốc về phía Bắc. Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ liên tỉnh đều thuận tiện cho giao thương. Hiện nay, các tuyến Quốc lộ 3, Quốc lộ 37, Quốc lộ 1B chạy qua, là huyết mạch nối tỉnh Thái Nguyên với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận, trong tương lai gần sẽ có Quốc lộ 3 mới đạt tiêu chuẩn đường cao tốc quốc tế. Hệ thống đường sông cũng thuận tiện, nối cảng sông Đa Phúc của tỉnh đến cảng Hải Phòng và Quảng Ninh. Thái Nguyên còn là một trong những trung tâm về giáo dục và đào tạo của cả nước, có nguồn nhân lực lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao.

Để phát huy các lợi thế này, đặc biệt tạo bước đột phá thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, tỉnh tập trung xây dựng khu công nghiệp gắn với quy hoạch và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, theo đó tỉnh tập trung xây dựng đồng bộ các công trình hạ tầng có chất lượng, năm 2009, tỉnh Thái Nguyên đã tiến hành lập quy hoạch khu hành chính mới nằm ở phía Tây Thành phố Thái Nguyên có quy mô 1.500 ha. Đồng thời tỉnh đã lập quy hoạch tổ hợp đô thị - công nghiệp và dịch vụ Yên Bình với quy mô 8.000 ha tại hai huyện Phú Bình và Phổ Yên, sẽ tạo điểm nhấn cho sức hấp dẫn đầu tư tại Thái Nguyên.

Trong từng thời kỳ cụ thể Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã xác định nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm, lựa chọn đúng khâu đột phá để có các giải pháp phù hợp

và có hiệu quả. Xây dựng chiến lược phát triển công nghiệp phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh. Phát triển công nghiệp phải gắn với yêu cầu bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Tập trung phát triển và mở rộng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; phát triển các khu, cụm công nghiệp ở các huyện, thành phố, thị xã để khai thác lợi thế của các địa phương. Ưu tiên phát triển các ngành, các sản phẩm truyền thống có thị trường và thế mạnh của địa phương như luyện kim, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác và chế biến khoáng sản, chế tạo máy và gia công kim loại, chế biến nông, lâm sản, dệt may, hoá chất. Phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, khuyến khích phát triển các cơ sở sản xuất công nghiệp qui mô vừa và nhỏ.

Trong chặng đường đẩy mạnh phát triển công nghiệp, Đảng bộ và nhân dân Thái Nguyên đã phát huy tối đa nội lực, khơi dậy ý trí chủ động sáng tạo, tự lực, tự cường khai thác có hiệu quả tiền năng, thế mạnh vật chất và tinh thần; tích cực tranh thủ ngoại lực, tạo nên sức mạnh tổng hợp đáp ứng yêu cầu của sự phát triển nhanh và bền vững; đồng thời chống tư tưởng trông chờ ỷ lại hoặc nôn nóng chủ quan, duy ý trí và kiên quyết chống tham ô lãng phí.

Trong 10 năm (từ năm 2001 đến năm 2010), đặc biệt là những năm 2006-2010, Thái Nguyên có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong vùng kinh tế trung du miền núi Bắc Bộ, đóng góp gía trị sản xuất công nghiệp ước đạt 12.887,3 tỷ đồng (giá trị cố định năm 1994), giá trị sản xuất và sản phẩm công nghiệp của tỉnh trong thời kỳ 2001 - 2005 là 17%; thời kỳ 2006 - 2010 là 22% (xem Phụ lục 1). Góp phần đưa Thái Nguyên vào nhóm 10 tỉnh có tỷ trọng công nghiệp cao nhất cả nước. Đây là mức tăng trưởng bình quân cao nhất trong các kỳ thực hiện kế hoặch 5 năm, kể từ khi tái lập tỉnh. Trong thời kỳ từ năm 2001 đến năm 2010, Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình, kịp thời đề ra nhiệm vụ trọng tâm là phát triển kinh tế tập trung vào phát triển công nghiệp để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của

địa phương, đồng thời đã có những giải pháp khả thi, cụ thể hoá phương hướng, nhiệm vụ, thành chương trình, kế hoạch công tác cụ thể của Đảng bộ.

Tính chủ động, sáng tạo vận dụng chủ trương, đường lối của Đảng thể hiện trong việc Tỉnh uỷ đề ra các chủ trương giải pháp chỉ đạo trên nhiều mặt như giải quyết vấn đề phát triển công nghiệp đạt năng suất cao, chính sách thu hút đầu tư, mở rộng thị trường...

Trong điều kiện hiện nay đòi hỏi phải nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ trong quá trình phát triển kinh tế nói chung, phát triển công nghiệp nói riêng. Trong từng thời kỳ, Đảng bộ phải quán triệt và chủ động vận dụng sáng tạo, đường lối, quan điểm, chủ trương của lãnh đạo của Đảng, tổ chức và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị. Phải kiên quyết chống tư tưởng chủ quan, dựa dẫm, ỷ lại trông chờ vào sự lãnh đạo chỉ đạo của các ban, ngành Trung ương. Luôn phát huy hết thế mạnh của tỉnh, kiên quyết chống tư tưởng không quán triệt hoặc quán triệt không đầy đủ, sâu sắc chủ trương của Đảng về phát triển công nghiệp.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w