triển công nghiệp trong những năm 2001 - 2010
2.1.1.Thành tựu và nguyên nhân
* Thành tựu:
Một là, trong giai đoạn 2006-2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Nguyên đạt trung bình 11,11% mỗi năm, giai đoạn 2001-2005 trước đó là 9,14%. Riêng giai đoạn 2006-2010, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng bình quân đạt 14,91%, khu vực dịch vụ đạt 11,86% và khu vực nông, lâm nghiệp là 4,14% mỗi năm. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 18,7%/năm, đến năm 2010 đạt trên 12.200 tỷ đồng, nằm trong nhóm 10 địa phương có giá trị sản xuất công nghiệp lớn nhất toàn quốc. Cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên cũng chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng, dịch vụ và giảm tỷ trọng của ngành nông lâm nghiệp trong GDP. “ Năm 2010, cơ cấu kinh tế của Thái Nguyên là: công nghiệp - xây dựng 41,60%; dịch vụ 37,32%, nông lâm nghiệp - thuỷ sản: 21,08 %. Từ năm 2005 đến tháng 12 năm 2010, Thái Nguyên có 428 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký quy đổi đạt 105.000 tỷ đồng, trong đó có 16 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài” [27, tr,16].
Năm 2010, theo báo cáo của Thường trực Tỉnh uỷ Thái Nguyên, qua gần 7 năm thực hiện Nghị quyết 37- NQ/TW ngày 1 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị Về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc
phòng, an ninh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010. Hầu hết, các
chỉ tiêu mà Nghị quyết đề ra tỉnh Thái Nguyên đều đạt và vượt một cách vững chắc. Tiêu biểu là: “ tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm của tỉnh
đạt 11%; GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 17,5 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 2,9 lần so với năm 2005” [27, tr.15].
Hiện nay, bình quân hàng năm tỉnh đã huy động trên 6.000 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trên địa bàn. Trong đó, “vốn đầu tư từ Nhà nước chiếm tỷ trọng không lớn, từ 5-10%, nhưng giữ vai trò dẫn dắt, kích cầu các nguồn lực đầu tư khác như vốn FDI, ODA, vốn đầu tư của khối doanh nghiệp, nguồn xã hội hoá với trên 500 dự án đầu tư của Nhà nước và doanh nghiệp, tổng nguồn vốn trên 150.000 tỷ đồng” [63, tr.7]. Từ vị trí của một tỉnh phải nỗ lực kêu gọi đầu tư, đến nay, Thái Nguyên đã có vị thế mới, có điều kiện lựa chọn những nhà đầu tư giàu tiềm lực tài chính, công nghệ và khả năng phát triển dự án về công nghiệp.
Hai là, để vững vàng trước vận hội mới, Thái Nguyên đã chú trọng
đến sự phát triển của các khu, cụm công nghiệp tập trung trên địa bàn. Ngoài khu công nghiệp quy mô lớn tại thị xã Sông Công đang đẩy mạnh thu hút đầu tư, tỉnh còn tiến hành quy hoạch mới hai khu công nghiệp tập trung khác là: khu công nghiệp Nam Phổ Yên, khu công nghiệp Điềm Thuỵ (Phú Bình). Ngoài ra, tỉnh cũng đang tiếp tục triển khai nhiều dự án quy hoạch có tầm cỡ quốc gia và quốc tế như:
Dự án vùng du lịch hồ Núi Cốc quy mô 10.000ha; Dự án Tổ hợp khu công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và dịch vụ Yên Bình quy mô trên 8.000ha; Dự án khu đô thị phía tây thành phố Thái Nguyên và trung tâm hành chính mới, Quy hoạch vùng AKT liên hoàn 3 tỉnh Thái Nguyên - Tuyên Quang - Bắc Kạn, những dự án và quy hoạch này sẽ tạo cơ sở để hình thành các khu, cụm công nghiệp của tỉnh. Đến hết năm 2010 đã có 18 cụm công nghiệp được phê duyệt qui hoạch chi tiết với diện tích 620 ha (6,2 km²), trong đó diện tích đất công nghiệp là 407,6 ha (4,076 km²) [66, tr34].
Tính đến năm 2010, đầu tư ngoài khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh có tổng số 162 dự án với tổng vốn đăng ký 80.085 tỷ đồng đã được cấp giấy chứng nhận đầu tư và chấp thuận đầu tư, có 104 dự án với vốn đăng ký 56.000 tỷ đồng, chiếm 70% so tổng số vốn đăng ký đầu tư đã thực hiện khởi công, xây dựng công trình, tổ chức sản xuất kinh doanh hoặc lập quy hoạch, chuẩn bị đầu tư và thực hiện đền bù giải phống mặt bằng xin giao đất; còn 58 dự án với vốn đầu tư dự kiến khoảng 24.085 tỷ đồng (chiếm 30% tổng số) đã được chấp thuận đầu tư và đang lập hồ sơ dự án đầu tư (xem Phụ lục 5).
Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các ngành công nghiệp mũi nhọn đã lạo thuận lợi cho quá trình lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư phát triển ngành công nghiệp Thái Nguyên. Đồng thời, trong quá trình đó, đội ngũ cán bộ quản lý, cũng như ngành công nghiệp cũng không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng, cả về trình độ kỹ thuật cũng như năng lực quản lý điều hành đáp ứng được với yêu cầu mới.
Ba là, hệ thống các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên
nghiệp, dạy nghề, Trung tâm hướng nghiệp, Trung tâm giáo dục thường xuyên có bước tiến bộ quan trọng trong việc đổi mới nội dung, chương trình giảng dạy, học tập, nâng cao chất lượng dạy và học góp phần quan trọng đao tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Hoạt động khoa học công nghệ có chuyển biến tích cực, nhất là trong việc đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, đổi mới thiết bị, công nghệ trong các doanh nghiệp từng bước nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm.
Bốn là, thành tựu cụ thể của từng ngành công nghiệp:
Công nghiệp luyện kim: Từng là "chiếc nôi" của ngành luyện kim cả
nước, Thái Nguyên đang từng bước vươn lên xứng đáng với bề dầy truyền thống, tự tin, năng động sáng tạo đáp ứng những đòi hỏi của sự cạnh tranh
ngày càng khắc nghiệt. Trong "sân chơi" đó, công nghiệp Thái Nguyên hoàn toàn có thể đứng vững và lớn mạnh với các sản phẩm ưu thế đã khẳng định thương hiệu trên thị trường nhiều năm nay như: Thép cán, thiếc thỏi, xi măng, hàng may mặc, than sạch, chè...
Thái Nguyên được biết đến với những sản phẩm nổi tiếng của ngành công nghiệp luyện kim như: Thép Tisco, thép Natsteel Vina, Disoco, PomiHoa, Thăng Long...Với 18 đơn vị sản xuất thép các loại, mỗi năm tỉnh đã xuất ra thị trường khoảng 800.000 tấn thép cán chất lượng, có tính cạnh tranh cao. Cùng với đó là các sản phẩm thiếc thỏi (đạt hàm lượng 99,75% trở lên), mỗi năm xuất khẩu hàng trăm tấn. Đặc biệt, mới đây Nhà máy kẽm điện phân đầu tiên của Việt Nam tại Thái Nguyên đi vào hoạt động (khu công nghiệp sông Công) với công suất 10.000 tấn/năm đã khẳng định ưu thế vượt trội của ngành luyện kim.
Hiện nay toàn tỉnh có 48 doanh nghiệp luyện kim hoạt động, với tổng nguồn vốn kinh doanh bình quân năm 2010 là 5.334,7 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho hơn 12.100 lao động. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành luyện kim năm 2010 chiếm 32,6% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Tăng trưởng giai đoạn 2006 - 2010 là 11,32% (xem Phụ lục 8).
Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng: Thái Nguyên cũng có lợi thế
từ các sản phẩm vật liệu xây dựng. Thị trường trong nước những năm qua vẫn rất chuộng các loại xi măng Cao Ngạn, La Hiên, Núi Voi, mới đưa vào vận hành là xi măng Thái Nguyên công nghệ lò quay hiện đại công suất 1,5 triệu tấn/năm. Ngoài ra, các sản phẩm khác là gạch Ceramic, tấm lợp, đá ốp lát, cấu kiện bê tông, vật liệu chịu lửa...cũng đang được khách hàng ưu chuộng. Các sản phẩm động cơ Diesel, phụ tùng xe máy, ô tô, dụng cụ y tế, băng chuyền...cũng là những sản phẩm có thể cạnh tranh được với các sản phẩm cùng lĩnh vực trên thị trường. Hiện nay, chất lượng những sản phẩm này đã
gây được chú ý đối với các đối tác lớn trong nước và quốc tế. Một số nhà đầu tư có thương hiệu mạnh như Honda, Yamaha đã có đơn đặt hàng lâu dài với các đơn vị đủ năng lực của Thái Nguyên.
Những năm gần đây, ngành sản xuất vật liệu xây dựng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Một số sơn vị đầu tư dây chuyền sản xuất có công nghệ hiện đại, sản phẩm có chất lượng cao như: Công ty cổ phần Xi măng La Hiên, Nhà máy Xi măng Thái Nguyên, Nhà máy gạch Ceramic của Công ty cổ phần Prime Phổ Yên, Nhà máy gạch Việt Ý của Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất công nghiệp.
Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 29 doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng với tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm 2010 là 1.096,7 tỉ đồng. Giải quyết việc làm cho hơn 6.100 lao động, giá trị sản xuất công nghiệp của ngành, năm 2010 chiếm 21,42% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn, tăng trưởng bình quân 5 năm là 22,08%.
Công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản: Hiện nay trên địa bàn
tỉnh có 45 doanh nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, tổng nguồn vốn sản xuất kinh doanh bình quân năm 2010 là 343,7 tỉ đồng với lao động 2.279 người và 332 cơ sở khai thác khoáng sản, lao động 987 người. Một số mỏ lớn do các doanh nghiệp Trung ương khai thác, bóc đất đá và khai thác bằng cơ giới đạt trên 90%. Giá trị sản xuất công nghiệp của ngành chiếm 3% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 đạt 12,21%.
Công nghiệp cơ khí, điện tử, chế tạo máy và gia công kim loại: Gồm chế tạo máy, cơ khí tiêu dùng, lắp ráp, các loại phụ tùng, công cụ dụng cụ...Tập trung chủ yếu ở thị xã Sông Công, huyện Phổ Yên và các nhà máy quốc phòng trong tỉnh, sản xuất các sản phẩm cơ khí như: Các loại máy nông nghiệp, động cơ Diesel từ 6-80HP, các loại phụ tùng cho xe máy như: Phụ tùng ôtô, phụ tùng máy khai thác và chế biến khoáng sản, hộp số, công cụ, dụng cụ y tế, băng truyền...
Hiện trên địa bàn tỉnh có 77 doanh nghiệp và khoảng gần 700 cơ sở quy mô hộ gia đình sản xuất cơ khí, điện tử, chế tạo máy và gia công kim loại, tổng nguồn vốn kinh doanh 1.120 tỉ đồng, lao động 5.339 người, giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 của ngành cơ khí chiếm 15,3% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 28,37%.
Công nghiệp nhẹ, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, hàng tiêu
dùng: Trong lĩnh vực này, hiện có 131 doanh nghiệp đang hoạt động, tổng
nguồn vốn kinh doanh là 1.428 tỉ đồng, lao động 10.095 người; Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 chiếm 12% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn. Tăng trưởng giai đoạn 2006 - 2010 đạt 24%. Các sản phẩm chủ yếu gồm: may, chè, bia hơi, sữa tươi tiệt trùng, thức ăn gia súc, giấy, gỗ ván dăm.v.v...
Chế biến chè: Chè là mặt hàng nông sản thế mạnh của tỉnh với sản lượng chè tươi năm 2010 đạt 174.772 tấn. Những năm gần đây các doanh nghiệp đã chú trọng đầu tư dây chuyền công nghệ hiện đại, bao gói đặp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu như nhà máy chè của Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Cương - Hoàng Bình, Công ty cổ phần chè Vạn Tài, Công ty cổ phần chè Sông Cầu, nhà máy chè Bắc Sơn, nhà máy chè Đại Từ, hợp tác xã chè La Bằng, nhà máy chè ATK của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên, doanh nghiệp tư nhân Thanh Thanh Trà..., còn lại chế biến theo quy mô hộ gia đình, tự tiêu thụ.
Công nghiệp hoá chất: Chủ yếu sản xuất vật liệu nổ công nghiệp do
hai Công ty quốc phòng là Công ty Điện cơ và Hoá chất 15 và Công ty Cơ điện và vật liệu nổ 31 cung cấp cả nước, ngoài ra còn có các doanh nghiệp sản xuất phân bón; Công ty cổ phần Sáng Thiện, Công ty cổ phần phân bón Thái Nguyên; sản xuất nhựa: Công ty trách nhiệm hữu hạn Hữu Nghị, nhà máy nhựa Việt Úc; nước rửa chén của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành
viên Suối Mơ, sản xuất pin của Nhà máy pin Quốc gia. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 chiếm 3,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn, tăng trưởng giai đoạn 2006-2010 đạt 18,5%.
Công nghiệp điện, nước, gas: Năm 2010 giá trị sản xuất công nghiệp
ngành điện, nước, gas chiếm 8,7% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2006-2010 đạt 20,57%, nguồn vốn kinh doanh là 2.500 tỉ đồng, giải quyết việc làm cho 3.410 lao động.
Ưu thế từ các sản phẩm đã khẳng định thương hiệu trên thị trường và sự hình thành các cụm, khu công nghiệp cộng với sự chủ động, linh hoạt và sáng tạo của các doanh nghiệp sẽ tạo cho bộ mặt công nghiệp của Thái Nguyên thêm bề thế, đảm bảo đủ năng lực cạnh tranh và có thể là đối tác quan trọng với các bạn hàng uy tín trong và ngoài nước.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, với tinh thần quyết tâm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVII (năm 2006), mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức nhưng với sự nỗ lực phấn đấu của các cấp, các ngành và nhân dân các dân tộc, tỉnh Thái Nguyên đã thu được những thành tựu quan trọng và đáng khích lệ. Hầu hết các mục tiêu của Đại hội đề ra tỉnh đều đạt và vượt, kinh tế tiếp tục phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội phát triển cả về lượng và chất, văn hoá, xã hội có những chuyển biến tích cực, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân không ngừng được cải thiện và nâng cao, an ninh chính trị được giữ vững, hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh.
Với những nền tảng vững chắc này, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh xác định đây chính là thời điểm Thái Nguyên cần phải xây dựng tầm nhìn
mới, chủ động đón nhận vận hội phát triển để tiến nhanh hơn, mạnh hơn và bền vững hơn.
* Nguyên nhân của thành tựu:
Những thành tựu quan trọng đạt được nêu trên là do những nguyên nhân sau:
Một là, Đảng bộ tỉnh luôn nắm chắc xu thế phát triển kinh tế - xã hội
của đất nước và thực trạng phát triển công nghiệp của tỉnh. Sớm đánh giá đúng những tiềm năng về lao động, tài nguyên khoáng sản, khí hậu và lợi thế so sánh để phát triển công nghiệp của tỉnh. Chủ động lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển công nghiệp ở địa phương từ rất sớm. Đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng các thành phần kinh tế và nhân dân địa phương.
Hai là, Đảng bộ tỉnh và các cấp ủy, chính quyền địa phương cơ sở đã
quán triệt sâu sắc các nghị quyết, chỉ thị, quan điểm đổi mới của Đảng, tận dụng thời cơ, nắm vững quan điểm phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là then chốt, phát triển kinh tế toàn diện trên mọi mặt đời sống ở cả thành thị và nông thôn, thực hiện tiến bộ với công bằng xã hội.
Ba là, Trong quá trình tổ chức chỉ đạo, Tỉnh uỷ, Ủy ban nhân dân tỉnh
đã luôn tranh thủ được sự giúp đỡ của Trung ương, các bộ, ngành có liên quan để chủ động triển khai nhiều giải pháp có hiệu qủa, phát huy thế mạnh của địa phương, xác định phương hướng và giải pháp phù hợp phát triển công nghiệp từng vùng, từng ngành, chỉ đạo chính quyền địa phương các cấp điều chỉnh, bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh.
Bốn là, Nghị quyết, Chương trình hành động của Tỉnh uỷ, Ủy ban
nhân dân được các cấp, các ngành quán triệt và tuyên truyền rộng rãi đến