Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ, giáo dục và đào tạo nhằm đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 45 - 48)

nhằm đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp

* Về Khoa học công nghệ: Tiếp tục quán triệt, thực hiện Nghị quyết

Trung ương lần thứ 2 (khóa VIII) và Nghị quyết 13/NQ-TU (khóa XVI) ngày 07/5/2001 về định hướng phát triển khoa học, công nghệ và môi trường trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa; Chỉ thị 10 - CT/TU ngày 31/5/2002 về việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo, khoa học công nghệ và văn hóa từ năm 2002 đến 2005; Chương trình hành động số 43 - CTr/TU ngày

07/10/2002 của Tỉnh ủy và thực hiện kết luận số 14-KL/TW của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ sáu (khóa IX) về khoa học công nghệ đến năm 2005. Ủy ban nhân dân tỉnh đã xây dựng Chương trình hành động số1452/CT - UBND về nâng cao chất lượng khoa học, công nghệ, tạo ra chỗ dựa vững chắc cho chỉ đạo hoạt động khoa học và công nghệ phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển công nghiệp.

Thành lập và đưa vào hoạt động của Trung tâm thông tin tư vấn và chuyển giao công nghệ Thái Nguyên theo quyết định số 2893/2002/QĐ - UBND ngày 27 tháng 2 năm 2002 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Ngày 7 tháng 6 năm 2002 Ủy ban nhân dân tỉnh ra Quyết định số 1632/QĐ - UBND thành lập Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật tỉnh Thái Nguyên.

Chỉ đạo thực hiện thỏa thuận hợp tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ giữa Đại học Thái Nguyên và tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010. Tiếp tục thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000, ISO 9001- 2000, 2004. Thực hiện Đề án phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010. Chú trọng nghiên cứu, ứng dụng vào sản xuất các loại vật liệu mới, “ Ưu tiên phát triển các ngành công nghệ cao như công nghệ phần mềm, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, công nghệ viễn thông” [55, tr.31].

Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên đã triển khai quán triệt sâu rộng chủ trương phát triển khoa học công nghệ nhằm tạo sự thống nhất trong nhận thức của cấp ủy và chính quyền các cấp về vị trí, vai trò, sự tác động của khoa học công nghệ trong việc hoạch định, quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp của tỉnh, “Hoạt động khoa học công nghệ có chuyển biến tích cực, nhất là trong việc đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống, đổi mới thiết bị, công nghệ trong các doanh nghiệp từng bước nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm” [63, tr.18].

Quan tâm hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất và hoạt động đời sống, các hoạt động về khoa học công nghệ, góp phần tác động tích cực, hiệu quả vào việc nâng cao năng sxuất, chất lượng sản phẩm hàng hóa chủ yếu, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương. Cung ứng những luận cứ khoa học cho việc xây dựng các qui hoạch, kế hoạch và chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần tích cực vào quá trình phát triển công nghiệp của tỉnh. Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh đã chỉ đạo tiến hành điều tra, khảo sát đánh giá toàn diện về thực trạng tiềm lực khoa học công nghệ. Xác lập luận cứ khoa học vững chắc, phục vụ kịp thời cho sự, lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, chính quyền các cấp, “ Đầu tư nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tập trung ưu tiên việc chuyển giao và ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến vào sản xuất và đời sống. Đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ cao: phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin, nhất là trong lĩnh vực phục vụ công tác lãnh đạo và quản lý” [55, tr.46].

Chú trọng việc nghiên cứu ứng dụng và triển khai nhanh công nghệ tự động hóa trong một số ngành công nghiệp để tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm. Bảo đảm cạnh tranh có hiệu quả trên thị trường, “Quan tâm việc xây dựng thương hiệu hàng hoá cho các sản phẩm. Xây dựng cơ chế, chính

sách phù hợp nhằm từng bước hình thành và phát triển thị trường khoa học, công nghệ; khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ vào sản xuất và quản lý chất lượng sản phẩm.” [66, tr.36].

Xây dựng Thái Nguyên trở thành một trung tâm phát triển công nghệ thông tin của vùng trung du miền núi Bắc Bộ. Đầu tư nâng cao tiềm lực khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đổi mới mạnh mẽ cơ chế quản lý khoa học và công nghệ, có chính sách thu hút và sử dụng có hiệu quả đội ngũ trí thức trong và ngoài tỉnh, nhất là những chuyên gia giỏi có trình độ cao. Tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ, đưa khoa học công nghệ thực sự trở thành động lực để phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

* Về Giáo dục, đào tạo: Quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc

quan điểm, chủ trương của Đảng về giáo dục đào tạo trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Theo đó thực hiện đổi mới mạnh mẽ tư duy giáo dục theo hướng đào tạo con người có lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, “Thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục các cấp theo Chỉ thị số 40-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng. Xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại nhằm chuẩn hoá đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, bảo đảm đủ số lượng, cơ cấu cân đối đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới” [26, tr.45].

Để đáp ứng yêu cầu giáo dục đào tạo trong tình hình mới, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã ban hành quyết định tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chương trình thuộc Đề án nguồn nhân lực của tỉnh. Trong đó, nhiệm vụ đề ra là đào tạo lao động kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đào tạo lực lượng lao động có kiến thức, kỹ năng và tác phong công nghiệp nhanh nhạy, thích ứng với môi trường làm việc hiện đại. Chuyển đổi phương thức

các cơ sở dạy nghề, tự đào tạo theo năng lực sẵn có sang đào tạo theo nhu cầu của thị trường lao động, theo đơn đặt hàng và chuyển đổi công nghệ mới.

Tăng cường đầu tư về cơ sở vật chất để thực hiện Đề án phát triển Đại học Thái Nguyên đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt ở Quyết định số 4158/QĐ - BGD ngày 17 tháng 8 năm 2006. Theo đó, các trường thuộc Đại học Thái Nguyên phải chú trọng công tác đào tạo nguồn nhân lực; tăng số lượng cơ sở đào tạo (trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học); tăng số lượng mã ngành đào tạo; thực hiện nhiều phương thức đào tạo và mở rộng hình thức đào tạo đáp ứng yêu cầu học tập của xã hội. Tiếp tục triển khai thực hiện xã hội hoá giáo dục theo Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP của Chính phủ để có thêm điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của tỉnh, “ Củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bậc đào tạo. Có chính sách bồi dưỡng, thu hút nhân tài và đào tạo nguồn nhân lực để phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [26, tr.44].

Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực phục vụ chương trình phát triển công nghiệp của tỉnh. Trong đó, ưu tiên lựa chọn lực lượng tại chỗ, đào tạo để đáp ứng kịp thời và ổn định cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Phát triển các loại hình đào tạo đại học, sau đại học và trung học chuyên nghiệp, có chính sách đào tạo và đào tạo lại lực lượng cán bộ khoa học, kỹ thuật để nắm bắt được những thành tựu mới trên thế giới, tiếp thu kỹ thuật mới, công nghệ mới, xây dựng kế hoạch phát triển các mô hình đào tạo, dạy nghề cho thanh niên. Vận dụng những kinh nghiệm kết hợp giữa tổ chức dạy nghề với tạo việc làm, giữa đào tạo ngắn hạn với dài hạn, giữa đầu tư hỗ trợ của Nhà nước với gia đình, ngành nghề mới với ngành nghề truyền thống, đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực cho phát triển mọi mặt, trong đó có đội ngũ nhân lực phục vụ cho phát triển công nghiệp của tỉnh.

Một phần của tài liệu Đảng bộ tỉnh thái nguyên lãnh đạo phát triển công nghiệp từ năm 2001 đến năm 2010 (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w