PHO THONG - PHAN LICH SỬ VIỆT NAM 1945 — 1975
2.2. Khái quát nội dung phần lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công trong cả nước. Ngày 2/9/1945, Bác Hồ
đọc "Tuyên ngôn độc lập” tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa thành lập. Tuy nhiên, ngay khi mới vừa xây dựng chính quyển còn non
trẻ, Đảng, nhà nước và nhân dân ta đã phải đối đầu với hàng loạt các khó khăn thử
thách.
Có thể nói đất nước sau cách mạng tháng Tám năm 1945, trong tình trạng “ngan cân treo sợi tóc", 90% dân số không biết chữ, ngân sách gần như trống rỗng v.v...Trong khi đó ở miền Bắc, 20 vạn quân Tưởng Giới Thạch đang lăm le cướp chính quyền, ở miền Nam quân Anh tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược nước ta. Mặc dù vậy, nhưng nhân dân ta với tinh than đoàn kết và truyền thống
SVTH : Nguyên Thị Phương 40
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS - TS Ngô Minh Oanh
yêu nước dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhà nước và chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhanh chóng giải quyết được bước đầu khó khăn trong nước lúc này.
Đối với giặc ngoại xâm, ngày 2/9/1945 khi nhân dân Sài Gòn - Chợ Lớn tổ chức mít tinh chào mừng “Ngay độc iập”, thực dân Pháp đã nỗ súng vào dân chúng. Ngày 23/9/1945, được sự giúp đỡ của quân Anh, Pháp cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban nhân
dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ thành phố Sài Gòn. Đánh dấu việc quân Pháp chính thức
quay trở lại xâm lược nước ta.
Ở miền Bắc quân Tưởng Giới Thạch tìm cách dựng lên những tổ chức tay sai hòng âm mưu chiếm chính quyền. Trước hành động trắng trợn của quân giặc, Trung ương Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã quyết tâm lãnh đạo nhân dân đánh thắng quân xâm lược cùng bọn tay sai, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Với đường lối ngoại giao khôn khéo của Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã làm phân hóa kẻ thù, tạo điều kiện, thời gian hòa hoãn để xây dựng, cũng cố lực
lượng chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp mà chúng ta không thể tránh khỏi.
Trong thời kì này nhân dân ta đã giành được nhiều thắng lợi lớn với chiến dịch Việt Bắc (1947), buộc thực dân Pháp phái thay đối kế hoạch từ “Đánh nhanh thắng nhanh”
sang “Đánh lâu dai”. Với Chiến dich Biên giới thu - đông (1950) thắng lợi, con đường
liên lạc của ta với các nước xã hội chủ nghĩa được khai thông, quân đội ta đã giành
được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ, mở ra bước phát triển mới của
cuộc kháng chiến.
Bước sang giai đoạn từ năm 1950 đến 1953, cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp đã được day mạnh hơn nữa với sự giúp sức của đế quốc Mĩ. Lực lượng kháng chiến của
ta trưởng thành về mọi mặt, quân dân ta giành được thắng lợi to lớn và toàn diện, tiếp tục giành được quyền chủ động trên chiến trường.
Trong thời gian này quân ta đã lần lượt mở các chiến dịch tấn công địch để giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến trường chính Bắc Bộ và đẩy địch lùi sâu vao thé bị động, đối phó. Từ cuối 1950 đến giữa năm 1951, quân ta mở các chiến dịch:
chiến dịch Trin Hung Đạo (chiến địch Trung Du); chiến dịch Hoàng Hoa Thám (chiến SVTH : Nguyên Thị Phương 4]
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS~ TS Ngô Minh Oanh
dịch đường số 18); và chiến dịch Quang Trung ( chiến dịch Hà — Nam - Ninh); chiến dịch Hòa Bình (1951-1952); chiến dịch Tây Bắc thu - đông (1952); chiến dịch
Thượng Lào xuân - hè (1953).
Bước vào Đông - Xuân (1953 — 1954), Pháp - Mĩ âm mưu giành một thắng lợi quân sự quyết định nhằm “Kết thúc chiến tranh trong danh dự”, với kế hoạch Nava. Quân ta đã mở cuộc tiến công chiến lược Đông - Xuân (1953 — 1954) với đỉnh cao là chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ. Chiến thắng Điện Biên Phủ đã buộc thực dân Pháp ngồi
vào bàn đàm phán kí kết hiệp định Gionevo (21/7/1954). Chấm đứt chiến tranh và lập
lại hòa bình ở Đông Dương.
Với chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ thắng lợi và việc kí hiệp định Giơnevơ chấm
dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương. Đã cham dit cuộc chiến tranh xâm lược, đồng thời chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp trong gần một thế ki trên đất nước ta. Miền Bắc nước ta được giải phóng, chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, tạo cơ sở để nhân dân ta giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ
quốc.
Sau hội nghị Giơnevơ, nước ta tạm thời bị chia cắt làm hai miễn với hai chế độ chính trị - xã hội khác nhau: miền Bắc vừa tiếp tục thực hiện nhiệm vụ của cách mạng
trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội; miền Nam thực hiện nhiệm vụ của cuộc cách
mạng dân tộc dân chủ nhân dân, đấu tranh chống đế quốc Mĩ và tay sai.
Trong những năm 1954 - 1975, miền Bắc đã cơ bản hoàn thành cuộc cải cách ruộng
đất, khôi phục kinh tế và đã đạt được nhiều thành tựu. công cuộc cải tạo quan hệ sản
xuất, phát triển kinh tế cũng được đẩy mạnh. Trên cơ sở đó những kế hoạch nhà nước 5 năm được thực hiện. Tuy nhiên năm 1965, Mĩ chính thức tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. Chính vì vậy, kể từ đây nhân dân miền Bắc vừa phải chiến đấu
chống chiến tranh phá hoại, vừa sản xuất làm nghĩa vụ cao cả : Hậu phương chỉ viện cho tiền tuyến miền Nam.
Ở miễn Nam, bắt đầu từ giữa năm 1954, cách mạng đã chuyển từ đấu tranh vũ trang chống Pháp sang đấu tranh chính trị đòi Mĩ - Diệm thi hành hiệp định Giơnevơ, bảo vệ hòa bình, giữ gìn và phát triển lượng cách mạng. Thế nhưng do Mĩ - Diệm không chịu
SVTH : Nguyên Thị Phương 42
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS - TS Ngô Minh Oanh
thi hành những điều khoản trong Hội nghị mà còn trắng trợn thực hiện âm mưu chia cắt Việt Nam, biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa của mình. Do đó nhân dân miền Nam phải tiếp tục tiến hành bạo lực cách mạng để kháng chiến chống kẻ thù
mới: Mĩ -Diệm. Nhân dân miền Nam đưới sự lãnh đạo của Dang đã lần lượt đánh bại những kế hoạch quân sự của Mĩ, giành chiến thắng như : Chiến tranh đặc biệt, chiến
tranh cục bộ, Việt Nam hóa chiến tranh...Đẻ rồi buộc Mĩ - Diệm phải ngồi vào ban
đàm phán kí kết hiệp định Paris (27/1/1975) về việc chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Đông Dương. Tiếp đó nhân dân ta đã dốc toàn lực tiến hành cuộc tắn công tổng lực với đại thắng mùa Xuân 1975 — giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, quy giang sơn về một mối.
Cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc thắng lợi đã mở ra một kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc - kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất, đi lên xây dựng Chủ nghĩa Xã hội.