Kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Khai thác và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Phần lịch sử Việt Nam 1945 - 1975 - Lớp 12 - Ban Cơ bản) (Trang 150 - 156)

L MỤC TIÊU BÀI HỌC

4. Củng cố bài học

3.2.5. Kết quả thực nghiệm

Để chuẩn bị cho bai giảng thực nghiệm tôi đã khai thác các tư liệu trực quan quy ước, sưu tằm lược đồ các chiến dịch, niên biểu các sự kiện chính của dién biến cuộc

Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975, bảng thống kê thành tích chiến đấu của quân

và dân miền Nam đánh thắng chiến tranh xâm lược của Dé quốc Mỹ (từ năm 1961 đến 1975) và nhiều hình ảnh, phim tư liệu có liên quan khác.

Sau khi dạy xong, tôi đã tiến hành phát phiếu khảo sát kết quả thực nghiệm (mẫu số 3 - phần phụ lục) về hiệu quả của hai tiết thực nghiệm và tiết đối chứng.

Sau khi tiến hành khảo sát về hiệu quả của hai tiết thực nghiệm tại lớp12A3, 12 A4 và lớp đối chứng là 12A5, và thu hồi phiếu, tôi tiến hành thống kê kết quả. Để tiện cho việc so sánh kết quả thực nghiệm và đối chứng, tôi xin đưa ra bảng thống kê kết quả thu được của một lớp thực nghiệm là lớp 12A3 và một lớp đối chứng 12A5. Hai

lớp với sĩ sế ngang nhau là 47 học sinh.

SVTH : Nguyên Thị Phương 149

Câu 1: Sau khi học xong bài 23: Khôi

phục và phát triển kinh té xã hội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miễn

Nam (1973 — 1975),các em có nhận xét

gì về cách truyền thụ kiến thức của

Thàằy(cô) đến các em trong tiết học

này? Vì sao em lại chọn đáp án đó?

Câu 2: Nội dung đồ dùng trực quan quy

ước (bản đô, sơ đỏ, niên biểu, dé thi...) mà Thdy (cô) sử dựng khi day bài 23:

Khôi phục và phát triển kinh tế xãhội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miễn Nam (1973 - 1975)?

Câu 3: khí học bài bài 23: Khôi phục

và phát triển kinh tế xãhội ở miền Bắc, giải phóng hoàn toàn miễn Nam (1973

— 1975) các em có hiểu bài không, mức

độ tới đâu? Vì sao?

“————————————————

SVTH : Nguyên Thị Phương 150

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS - TS Ngô Minh Oanh

sơ đỗ, niên biểu, dé thị...) mà

Thây (cô) sử dụng khi dạy bài

23: Khôi phục và phát triển

kinh tế xã hội ở miền Bắc,

giải phóng hoàn toàn miễn

Nam (1973 — 1975)?

Câu 3: Khi học bài bài 23:

Khôi phục và phát triển kinh tế xã hội ở miền Bắc, giải

phóng hoàn toàn miền Nam (1973 — 1975) các em có hiểu

bài không, mức độ tới đâu?

Vì sao?

SVTH : Nguyên Thị Phương 1$1

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS - TS Ngô Minh Oanh

Qua quá trình khảo sát thực nghiệm kết quả thu được: Ở các lớp thực nghiệm hầu hết các em học sinh rất thích thú khi giáo viên dạy Lịch sử có sử dụng đồ dùng trực quan quy ước. Các em học tập sôi nỗi và hăng hái tham gia phát biểu xây dựng

bài. Sau khi học xong bài này 85,1% học sinh khi được hỏi đều khẳng định, giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan quy ước để dạy bài 23, các em rễ tiếp thu bai hơn, có thé hình dung và nhớ lâu hơn các sự kiện lịch sử , những chủ trương, đường lối của Đảng

đặc biệt là điển biến của các chiến dịch, 45/47 học sinh đều nhận xét: giáo viên sử

dụng tài liệu trực quan quy ước rit rõ rang phù hợp với nội dung bài học, chiếm ti lệ 95,7%. Do vậy, bài học trở nên sinh động, lôi cuốn, có sức thuyết phục cao, không gây budn ngủ. Qua lược đề các chiến dịch giúp học sinh biết được những vị trí, hướng tiến

công của quân ta...bang niên biểu sẽ giúp học sinh hệ thống được những sự kiện quan

trọng của bài, biết được thành tích mà nhân dân ta đạt được trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.v.v..Vì vậy, học sinh đều rất thích thú và sôi nổi khi được học những tiết mà giáo viên sử dụng nhiều đồ dùng trực quan quy ước.

Đối với lớp đối chứng, giáo viên dạy theo phương pháp truyền thống, không sử dụng đồ dùng trực quan quy ước, lớp học ít sôi nỗi, các em học sinh thụ động, bài

giảng không đạt hiệu quả cao, dẫn đến tình trạng nhàm chán ở học sinh, một số học

sinh thì làm việc riêng. Sau khi học xong, khi được hỏi 30/47, chiếm 63,8% học sinh đều đưa ra nhận xét là bai giảng khô khan, khó hiểu, nặng nề những sự kiện, các em không có hứng thú trong lúc học. Vì vậy, mức độ hiểu bài thấp, học sinh khó hình dung được các sự kiện, các vin đề quan trong của bai.

Như vậy, qua khảo sát ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm, cho thấy việc sử

dụng đồ dùng trực quan quy ước trong dạy học lịch sử nói chung và trong chương

trình lịch sử lớp 12 giai đoạn 1945 - 1975 có vai trò quan trọng, giúp học sinh rễ tiếp thu bài, nhớ bài lâu hơn, các em thích thú, tham gia xây đựng bài sôi nổi trong quá

trình học.

Tuy vẫn còn nhiều hạn chế và thiếu sót, nhưng với sự giúp đỡ nhiệt tình của cô Trần Thị Thu - giáo viên trường THPT Bình Phú (Quận 6), cùng với sự hợp tác của các em học sinh, có thé nói các tiết dạy đã đạt được thành công nhất định.

SVTH : Nguyên Thị Phương 152

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS - TS Ngô Minh Oanh

3.2.6. — Đánh giá, nhận xét.

Với những lý thuyết mà tôi đã được học và đi sâu vào tìm hiểu về việc khai thác và sử dụng đồ dùng trực quan nói chung và riêng về đồ dùng trực quan quy ước trong

day học lịch sử, đặc biệt qua quá trình giảng day tại trường THPT trong kì thực tập su

phạm đợt 2 vừa qua. Tôi có thể khẳng định rằng việc sử dụng đồ dùng trực quan quy ước (bản đồ, sơ đồ, 46 thị, niên biểu...) trong dạy học lịch sử là một phương pháp mang lại hiệu quả rắt cao không thể thiếu đối với mỗi người giáo viên khi lên lớp.

Là giáo viên, để có được sự thành công trong mỗi tiết dạy thì cần phải có sự chuẩn bị kĩ lưỡng. Không chỉ giáo án rõ rang, mạch lạc mà người dạy cần phải có

chuyên môn vững, phải có phương pháp và cách truyền đạt, giảng giải như thế nào để

phát huy được tính chủ động, sáng tạo của học sinh.

Để làm sống lại lịch sử quá khứ trong mỗi bài giảng thì người giáo viên cần phải kết hợp nhuần nhuyễn nhiều nhiều phương pháp, nhiều yếu tố: khả năng diễn đạt

biểu cảm, miêu tả, tường thuật, sử dụng tư liệu trực quan..v.v.

Một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực mà người giáo viên cần khai thác, đó là

đồ dùng trực quan quy ước. Hiện nay, xu hướng sử dụng công nghệ thông tin trong

dạy học đã và đang được áp dụng nhiều trong các trường phổ thông. Do vậy, nếu như

trường có phòng máy thì giáo viên có thể soạn giáo án điện tử, để khai thác tốt các tư liệu trực quan. Nếu trường chưa có trang thiết bị đầy đủ đặc biệt là các trường ở vùng

nông thôn không có điều kiện về phòng máy chiếu thì giáo viên có thể sử dụng các

loại bản đồ, lược đổ treo tường, các bảng niên biểu để giảng dạy cho học sinh.

Tuy việc sử dụng những tư liệu trực quan vào giảng dạy là rất cần thiết nhưng nếu

không chuẩn bị kĩ lưỡng mà sử dụng những tư liệu trực quan như bản đồ, lược đồ lệch lạc, không phù hợp hay những lược đồ không rỡ kí hiệu, tỉ lệ và kích cỡ nhỏ, học sinh

quan sát không rõ đặc biệt là những em ngồi ở xa bảng thì như vậy dù có sử dụng đề dùng trực quan thì cũng không thu được hiệu quả như mong muốn. Chính vì thế, yêu cầu đặt ra khi lựa chọn những đồ dùng trực quan cụ thé là đồ dùng trực quan quy ước

đưa vào bài giảng phải có nội dung rõ ràng, mạch lạc, tỉ lệ, kích cỡ lớn, đường vẽ đậm

đủ dé học sinh cả lớp quan sát rõ.

SVTH : Nguyên Thị Phương 153

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS - TS Ngô Minh Oanh

Qua thực tế khảo sát học sinh ở một số trường THPT trong địa bàn thành thé Hồ Chi Minh và qua quá trình giảng dạy trong kì thực tập vừa qua. Với vến kinh nghiệm

ít 6i tích lity được, tôi nhận thấy, việc sử đụng đồ dùng trực quan quy ước là việc làm cần thiết để nâng cao hiệu quả đạy học lịch sử. Nhưng không vì thế mà chúng ta quá lạm dụng những dé dùng trực quan này trong dạy học, bởi vì như thế sẽ làm mắt đi giá

trị của các phương tiện trực quan, làm bài học trở nên lan man, từ đó làm học sinh khó

theo dõi. Chính vì vậy, chúng ta hãy xem những tư liệu trực quan là phương tiện hỗ trợ một cách hữu hiệu cho mình trong đạy học lịch sử. Kết hợp với nhiều phương pháp

khác, như khả năng diễn đạt, khả năng sử dụng ngôn từ trong giảng dạy một cách

truyền cảm. Có như vậy thì bài giảng của người giáo viên mới sinh động, có sức

thuyết phục và gây hứng thú đối với học sinh. Và cũng vì thế mà học sinh sẽ chủ

động, sáng tạo trong học tập ở trên lớp cũng như chuẩn bị bài ở nhà để tìm hiểu những nội dung kiến thức của bài học.

SVTH : Nguyên Thị Phương 154

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS - TS Ngô Minh Oanh

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Khai thác và sử dụng đồ dùng trực quan quy ước nhằm nâng cao hiệu quả dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông (Phần lịch sử Việt Nam 1945 - 1975 - Lớp 12 - Ban Cơ bản) (Trang 150 - 156)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(166 trang)