Phân tích kết quả HĐKD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam ( BIDV)

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - chi nhánh Tây Hồ (Trang 45 - 48)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐAÒ TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NHÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) – CN TÂY HỒ

2.1. Khái quát chung về Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)

2.1.5: Phân tích kết quả HĐKD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam ( BIDV)

- Theo báo cáo nội bộ của CN Tây Hồ, BIDV có kết quá HĐKD như sau:

Bảng 2.1: Tình hình HĐKD BIDV CN Tây Hồ từ năm 2016 – năm 2019

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Doanh thu 581248,42 752945,4 833669,28 920952,82 Chi phí 254493,78 276723,94 320321,68 320821,16 LN trước thuế 149082,32 163290,56 176352,58 206162,46 LN sau thuế 120672,32 131863,3 141880,24 165811,1 ( Nguồn: Phòng TC - HC của BIDV CN Tây Hồ)

Từ bảng trên, ta nhận thấy kết quả HĐKD của BIDV CN Tây Hồ từ năm đầu 2016 đến cuối năm 2019 có nhiều sự biến động.

Doanh thu của CN trong 4 năm gần đây đều có xu hướng tăng. Theo bảng số liệu thì doanh thu của năm 2016 là 581248,42 triệu đồng thì đến năm 2019, doanh thu của BIDV CN Tây Hồ đạt 920952,82 triệu đồng, tăng hơn khoảng 1,58 lần so với doanh thu năm 2016, và tăng khoảng 10,46% so với năm 2018.

Về lợi nhuận trước thuế và lợi nhuân sau thuế kể từ năm 2016, có xu hướng tăng nhẹ và đặc biệt ở năm 2019 lợi nhuận trước thuế là 206162,46 triệu đồng và sau thuế là 165811,1 triệu đồng tăng lên 1,16 lần so với năm ngoái. Từ đây, có thể tính tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu ROS ( tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = LN sau thuế/ doanh thu): năm 2016 đạt 20,76%, năm 2017 đạt 17,51%, năm 2018 đạt 17.01%, năm 2019 đạt 18%. Tỷ xuất lợi nhuận giảm dần ở năm 2017 và năm 2018, và tăng trở lại vào năm 2019, mặc dù doanh thu hàng năm có xu hướng tăng nhưng chi phí kinh doanh cũng tăng do đầu tư thêm vào trích lập dự phòng rủi ro nên đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng giảm về tỷ suất lợi nhuận của CN.

- Chất lượng nợ cho vay của BIDV CN Tây Hồ

Bảng 2.2: Chất lượng nợ cho vay của BIDV CN Tây Hồ từ năm 2016- năm2019 Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Nợ đủ tiêu chuẩn 13413273 15876767 18348239 20833239,5

Nợ cần chú ý 522266 568198 416859 440852

Nợ dưới tiêu chuẩn 116806 53999 94919 68156

Nợ nghi ngờ 19910 96149 116985 79819

Nợ có khả năng mất vốn

129436 93591 132123 210054

( Nguồn: Phòng TC – HC BIDV CN Tây Hồ)

Tỷ lệ nợ đủ tiêu chuẩn của BIDV CN Tây Hồ liên tục tăng qua các năm 2016- 2019, đây là điều đáng mừng đối với bất kỳ NH TMCP nào. Năm 2019, CN đạt đến 20833239,5 triệu đồng về nợ đủ tiêu chuẩn chiếm 96,3% trên tổng số nợ của CN, và cao hơn gấp 1,13 lần so với số nợ tiêu chuẩn năm 2018, cao gấp 1,31 lần năm 2017;

cao gấp 1,55 năm 2016.

Nợ cần chú ý của CN có sự biến động qua các năm, có xu hướng tăng cao vào năm 2017, và giảm dần trong hai năm gần đây. Tính từ năm 2017, nợ cần chú ý cao lên gấp 1,08 lần so với năm 2016; có xu hướng giảm hơn vào năm 2018, 2019 lần lượt là 1,36 lần, 1,28 lần.

Nợ dưới tiêu chuẩn thay đổi liên tục, vào thời điểm năm 2016, nợ tiêu chuẩn giảm mạnh từ 116806 triệu đồng xuống 53999 triệu đồng, tương ứng giảm 2,16 lần nhưng đến năm 2018, tỷ lệ nợ dưới tiêu chuẩn lại tăng lên mức 94919 triệu đồng, cao lên 1,75 lần so với năm 2017. Giải thích cho sự biến động này thì theo nhóm nghiên cứu kinh tế thế giới cho rằng “ năm 2018 là năm quan hệ thương mại Mỹ - Trung trở nên căng thẳng nhất trong hai thập niên qua, do Việt Nam có quan hệ chặt chẽ với cả hai ông lớn này nên mẫu thuẫn đó gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế Việt Nam, trong đó về lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng gặp những khó khăn do các ngân hàng trung ương lớn thắt chặt chính sách tiền tệ hơn”. Và năm 2019, nợ dưới tiêu chuẩn được cải thiện, giảm nhẹ chỉ còn 68156 triệu đồng, đã giảm 1,39 lần.

Nợ nghi ngờ của CN có sự tăng giảm không đồng đều, từ năm 2016 đến năm 2018, đều có sự tăng lên từ 19910 triệu đồng lên đến 116985 triệu đồng, nhưng năm 2019 thì bắt đầu có hiện tượng giảm dần xuống là 79819 triệu đồng.

Cuối cùng là nợ có khả năng mất vốn, đây cũng là loại nợ mà NH cần giảm thiểu tối đa số nợ này. Tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn có sự thay đổi, từ năm 2016- 2017 giảm dần, giảm khoảng 1,38 lần: từ năm 2017 đến 2019 đều có xu hướng tăng, và tăng cao nhất là vào năm 2019 đạt 210054 triệu đồng, chiếm khoảng 0,97% tổng nợ của CN

- Cơ cấu thu nhập của BIDV CN Tây Hồ

Hình 2.2: Cơ cấu thu nhập của BIDV CN Tây Hồ từ năm 2016- năm 2019

( Nguồn: Phòng TC – HC BIDV CN Tây Hồ)

Tỷ trọng về hoạt động tín dụng của BIDV có nhiều biến đổi trong bốn năm gần đây, đặc biệt chiếm tỷ lệ cao nhất ở năm 2018 là 79,55% trên tổng thu nhập và sau đó sụt giảm mạnh chỉ còn chiếm 75,3% trên tổng thu nhâp vào năm 2019. Nhưng thay vào đó, BIDV cũng thay đổi trong nhận thức của mình, có cái nhìn đúng đắn hơn về mảng hoạt động dịch vụ, ngày càng đa dạng hóa, phát triển sản phẩm tạo sự phong phú, đáp ứng nhu cầu của khách hàng, tạo lợi thế cạnh trạnh trên thị trường nên tỷ trọng thu nhập lãi thuần từ hoạt động dịch vụ/tổng thu nhập tăng, chiếm 7,96%

tổng thu nhập ở năm 2019. Từ đó, kết quả HĐKD của năm 2019 cải thiện đáng kể.

Mặc dù, tỷ trọng thu nhập lãi thuần từ hoạt động dịch vụ/tổng thu nhập có tăng lên qua các năm, nhưng vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ so với tỷ trọng thu được từ hoạt động tín dụng với tỷ lệ luôn chiếm hơn 70% trên tổng thu nhập của CN. Điều này chứng tỏ, BIDV vẫn đi theo lối mòn như những NHTM khác của Việt Nam, vẫn đầu tư quá nhiều vào hoạt động tín dụng và đầu tư, chưa có sự phân bổ đồng đều giữa các mảng kinh doanh về tiền tệ và đây cũng là thực trạng chung của NHTM Việt Nam.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - chi nhánh Tây Hồ (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)