Kết quả khảo sát về công tác đào tạo tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) CN Tây Hồ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - chi nhánh Tây Hồ (Trang 68 - 72)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐAÒ TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI NHÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (BIDV) – CN TÂY HỒ

2.2 Thực trạng công tác ĐT & PT NNL tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)- CN Tây Hồ

2.2.4: Kết quả khảo sát về công tác đào tạo tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) CN Tây Hồ

Nhìn chung thì CN cũng thực hiện đúng theo quy định về công tác tổ chức đào tạo. Tuy nhiên để làm rõ hơn về công tác ĐT & PT NNL của BIDV CN Tây Hồ, em đã tiến hành thực hiện phương pháp khảo sát thông qua bảng hỏi đối với CBNV tại CN. Bảng hỏi được thiết lập với các câu hỏi và đáp án có sẵn về thông tin chung và các ý kiến đánh giá về công tác đào tạo của CBNV. Cuộc khảo sát phát ra 150 phiếu, nhưng thu lại 110 phiếu hợp lệ. Dưới đây là bảng kết quả của cuộc khảo sát:

Bảng 2.10: Bảng khảo sát về cơ cấu giới tính và vị trí công tác của BIDV CN Tây Hồ

Chỉ tiêu Số lượng phiếu Tỷ lệ (%)

Theo giới tính

Nam 36 32,7

Nữ 74 67,3

Theo vị trí công tác

Giám đốc, phó giám đốc 2 1,8

Trưởng phòng, phó phòng 30 27,27

Nhân viên 68 70,93

( Nguồn: Khảo sát CBNV tại BIDV CN Tây Hồ)

Khảo sát với số lượng người tương tứng với số phiếu thu được hợp lệ là 110 phiếu, trong đó có nam chiếm 32,7% và nữ chiếm 67,3% trên tổng số về mặt giới tính. Về vị trí công tác, khảo sát với vị trí giám đốc, phó giám đốc là 1,8%; vị trí trưởng phòng, phó phòng là 27.27%; vị trí nhân viên là 70,93%.

Hình 2.7: Lý do CBNV tham gia đào tạo

( Nguồn: Khảo sát CBNV tại BIDV CN Tây Hồ)

Hình 2.8: Tính thiết thực của khóa đào tạo với công việc

( Nguồn: Khảo sát CBNV tại BIDV CN Tây Hồ )

Hình 2.9: Nhu cầu cần thiết của việc đào tạo NNL

( Nguồn: Khảo sát CBNV tại BIDV CN Tây Hồ)

56.30%

7.20%

31.80%

4.70%

Nhu cầu làm việc Nhu cầu của bản thân

Định hướng nghề nghiệp trong tương lai Lý do khác

1.80%4.50%

23.60%

52.70%

17.20%

Rất không thiết thực Không thiết thực Bình thường Thiết thực Rất thiết thực

9%

26.30%

41.80%

22.90%

Không cần thiết Bình thường Cần thiết Rất cần thiết

Từ việc khảo sát thực tế, ta có thể thấy CBNV tham gia đào tạo chủ yếu là do yêu cầu của công việc là 56,3%, do nhu cầu của bản thân là 7,2%, do định hướng tương lai là 31,8%, còn lại là do lý do khác. Bởi do tính chất của người lao động Việt Nam có tính thụ động nên chỉ khi nào công việc cần thì CBNV mới tham gia khóa đào tạo, đây cũng là điểm yếu của NNL Việt Nam. Ngoài ra, tính thiết thực của khóa đào tạo với công việc hiện tại được đánh giá cao bởi CBNV khi tỷ lệ chiếm 69,9%

trên tổng số. Bởi vậy nên, CBNV đã đánh giá khóa học đào tạo là cần thiết đối với NNL trong đó số phiếu đánh giá rất cần thiết chiếm 22,9% và cần thiết chiếm 41,8%.

Hình 2.10: Mức độ nắm bắt nội dung của học viên

( Nguồn: Khảo sát CBNV tại BIDV CN Tây Hồ)

Sau cuộc khảo sát, ta nhận thấy mức độ nắm bắt nội dung của học viên chiếm khoảng gần 70% về mức độ hiểu bài, nhưng vẫn còn 30% chưa đáp ứng được yêu cầu đề ra. Điều này chứng tỏ các khóa đào tạo vẫn còn lỗ hổng, hạn chế chưa được khắc phục. Vậy nên Viện đào tạo và nghiên cứu cần đưa ra phương án giải quyết hợp lý để khắc phục nhược điểm này. Từ việc nắm bắt nội dụng của khóa học thì CBNV cũng cần phải có một khoảng thời gian nhất định để có thể vận dụng kiến thức đã học vào công việc sao cho hiệu quả.

0.90%2.70%

27.30%

44.50%

24.60%

Rất không hiểu Không hiểu Bình thường Hiểu Rất hiểu

Hình 2.11: Mức độ áp dụng nội dung sau đào tạo vào công việc của học viên

0 10 20 30 40 50 60 70 ( Nguồn: Khảo sát CBNV tại BIDV CN Tây Hồ)

Hình 2.12: Mức độ hài lòng của học viên khi tham gia khóa đào tạo

( Nguồn: Khảo sát CBNV tại BIDV CN Tây Hồ)

Do nắm bắt được nội dung đào tạo cũng như áp dụng được nội dung đã học vào thực tiễn công việc nên CBNV tham gia tích cực hơn, tham gia với tiêu chí học thật làm thật, tham gia đào tạo một cách nhiệt tình, hăng hái. Điều này thể hiện qua khảo sát với mức độ hài lòng sau khóa học được đánh giá mức độ rất tốt là 17,4%;

mức độ tốt là 52,7%; mức độ bình thường là 23,6% còn mức độ trung bình là 6,3%

và không có mức độ kém.

Tóm lại, qua cuộc khảo sát em nhận thấy ban lãnh đạo đánh giá công tác đào và phát triển NNL là yếu tố không thể thiếu trong việc duy trì và phát triển HĐKD

5.40%

18.20%

62.70%

13.70%

Chưa áp dụng được Áp dụng được 1 phần Áp dụng tốt Áp dụng rất tốt

0% 6.30%

23.60%

52.70%

17.40%

Kém Trung Bình Bình thường Tốt Rất tốt

của NH. Đặc biệt cần phải đầu tư kỹ lưỡng về mặt chất lượng NNL, nâng cao về kiến thức, kỹ năng và nghiệp vụ chuyên môn cho CBNV để họ có thể tạo được sự chuyên nghiệp trong mắt khách hàng. Bên cạnh đó, chi phí đào tạo còn hạn chế nên quy mô đào tạo còn hạn hẹp, bộ máy quản lý đào tạo còn chưa được chặt chẽ, chương trình đào tạo có nhiều lỗ hổng nên công tác đào tạo chưa thực sự có hiệu quả một cách toàn diện. Vậy nên NH cần đưa ra những giải pháp để hoàn thiện công tác ĐT & PT NNL, phát huy những kết quả đạt được và khắc phục những nhược điểm còn tồn đọng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Quản trị kinh doanh: Hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - chi nhánh Tây Hồ (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)