Mã lỗi (hộp ECU của mô hình phun xăng KFZ-2001D)

Một phần của tài liệu tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, hoạt động và chức năng của mô hình hệ thống phun xăng kfz – 2001d (Trang 96 - 101)

- Tìm ra những hư hỏng có thể gặp trong quá trình sử dụng mô hình hệ thống

3.5.3.2.4. Mã lỗi (hộp ECU của mô hình phun xăng KFZ-2001D)

Nếu hệ thống hoạt động bình thường, không có hỏng hóc đèn báo sẽ chớp ON và OFF (chớp và tắt) đều đặn với khoảng 0,25 giây.

Khi ECU phát hiện ra có lỗi trong mô hình hệ thống phun xăng nó sẽ tự ghi nhận và phân loại ra các lỗi, sau đó phát ra đèn báo lỗi. Tín hiệu lỗi phát ra đèn báo lỗi có dạng một chuỗi xung liên tiếp như sau:

Xung đều đặn có độ rộng là 0,25 giây không là tín hiệu không lỗi.

Xung phát theo quy luật đọc mã để phát hiện lỗi. Trong trường hợp có sự bất bình thường, đèn báo hỏng sẽ chớp như sau:

Ví dụ: Như mã lỗi số 21 và 32 trước hết đèn báo lỗi chớp hai lần cách nhau 0,5 giây là mã số 2, nghỉ khoảng 1,5 giây chớp một lần là mã số 1. Khi đó ta có mã số 21. Sau khi báo hết mã 21 thì đèn tắt khoảng 2,5 giây rồi chớp 3 lần liên tiếp, nghỉ khoảng 1 giây chớp hai lần liên tiếp. Ta có mã lỗi 32.

Hình 3.15. Độ rộng xung khi không có

Khi tất cả các mã lỗi đã được gọi hết, đèn báo lỗi nghỉ chớp trong khoảng 4,5 giây, sau đó lại chớp lại như ban đầu cho tới khi ngắt dây nối điện và ngắt ổ giắc kiểm tra.

Bảng 3.5. Các mã lỗi và lỗi của mô hình hệ thống phun xăng KFZ-2001D

Mã lỗi Lỗi

11 Mạch dây nối đến ECU 12 Tín hiệu vòng quay

13 Tín hiệu vòng quay > 1000 vòng/phút 14 Tín hiệu đánh lửa

22 Cảm biến nhiệt độ nước (máy) 24 Cảm biến nhiệt độ gió nạp 25 Hoà khí loãng

26 Hoà khí đặc 31 Cảm biến đo gió 32 Cảm biến đo gió

41 Cảm biến công tắc bướm ga 42 Cảm biến đo vòng quay 43 Tín hiệu đề

51 Tín hiệu công tắc

Chú ý: Mã 51 có thể được báo nhưng lỗi này không ảnh hưởng đến hoạt động của mô hình hệ thống phun xăng KFZ-2001D.

Chương 4

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Ý KIẾN

4.1. Kết luận

Qua quá trình tìm hiểu và thực hiện chuyên đề “Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, hoạt động và chức năng của mô hình hệ thống phun xăng KFZ – 2001D tại phòng mô phỏng và kết nối máy tính với các thiết bị năng lượng bộ môn kỹ thuật Ô tô”. Có thể đưa ra một số kết luận như sau.

Đặc điểm cơ bản của mô hình hệ thống phun xăng là:

- Mô hình là một hệ thống phun xăng điện tử điển hình như một hệ thống phun xăng trên ô tô.

- Mô hình được điều khiển bởi IC (ECU).

- ECU nhận các tín hiệu điện từ các cảm biến để điều khiển các quá trình hoạt động của mô hình.

- Mô hình phun xăng KFZ-2001D là một công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc giảng dạy và học tập, đem lại hiệu quả cao nhất trong việc tiếp cận với sự phát triển của khoa học kỹ thuật.

- Mô hình là cầu nối giữa việc học lý thuyết với thực tế bên ngoài. Đây chính là điểm nổi bật nhất của mô hình phun xăng KFZ-2001D.

Mô hình hệ thống phun xăng KFZ-2001D đảm bảo cung cấp cho động cơ một hỗn hợp cháy thích hợp theo từng chế độ làm việc của động cơ, giúp cho quá trình cháy trong động cơ được hoàn thiện hơn, tăng hiệu suất công suất , giảm tiêu hao nhiên liệu so với cacbuarator. Động cơ nhạy cảm với điều khiển hơn và làm việc tốt hơn. Đặc biệt giảm lượng không khí độc trong khí thải, hoạt động tốt trong mọi điều kiện địa hình và thời tiết.

Với đà phát triển của khoa học -kỹ thuật, cũng như nhu cầu của con người ngày càng cao hệ thống phun xăng điện tử ngày càng được sử dụng rộng rãi.

Chuyên đề này giới thiệu một cách tổng quát các hệ thống nhiên liệu động cơ xăng hiện đại, phân tích các hệ thống nhiên liệu của động cơ xăng, Sự hoạt động của một số bộ phận, cũng như của toàn hệ thống được mô tả dưới dạng văn bản

4.2. Đề xuất

Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và thực hiện chuyên đề tốt nghiệp, để góp phần nhỏ vào công cuộc đào tạo của ngành cơ khí động lực nói riêng và của ngành cơ khí nói chung, em có một vài đề xuất sau:

Để cho sinh viên sau khi ra trường có một tay nghề cũng như kiến thức vững chắc đòi hỏi nhà trường không những đào tạo về mặt lý thuyết mà phải kết hợp với thực tế nhiều hơn nữa. Do giai đoạn chuyển từ phổ thông lên đại hoc, trong một môi trường hoàn toàn khác lạ, sinh viên khó có thể tiếp cận được với bên ngoài, chính vì thế các thầy cô nên giới thiệu cho sinh viên một số cơ sở thực tập để sinh viên có thể đến đó tìm hiểu.

Cùng với việc đào tạo về chuyên ngành, nhà trường cũng nên củng cố cho sinh viên trong lĩnh vực tin học, nhất là các phần mềm ứng dụng cho chuyên ngành.

Trên đây chỉ là một số ý kiến của em, hy vọng có thể góp một phần nhỏ để nâng cao chất lượng học tập cho sinh viên cũng như công cuộc xây dựng và phát triển nhà trường.

Một lần nữa em xin chân thành tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy hướng dẫn Th.S.Vũ Thăng Long, quý thầy PGS.TS.Nguyễn Văn Nhận, Th.S.Mai Sơn Hải cùng toàn thể các thầy trong bộ môn kỹ thuật ô tô đã dạy dỗ em trong suốt quá trình học tập và các bạn đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực hiện chuyên đề.

Một phần của tài liệu tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, hoạt động và chức năng của mô hình hệ thống phun xăng kfz – 2001d (Trang 96 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)