Tìm mã lỗi theo hệ thống tự chuẩn đoán

Một phần của tài liệu tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, hoạt động và chức năng của mô hình hệ thống phun xăng kfz – 2001d (Trang 93 - 95)

- Tìm ra những hư hỏng có thể gặp trong quá trình sử dụng mô hình hệ thống

3.5.3.2. Tìm mã lỗi theo hệ thống tự chuẩn đoán

hóc dưới dạng các mã số hỏng hóc. Tuy nhiên, các mã số này không thể chỉ rõ cho chúng ta chính xác , cụ thể nguyên nhân hư hỏng mà chỉ có thể phỏng đoán vùng nào đó trong mạch có bộ phận hư hỏng.

Để sử dụng được các mã hỏng hóc (mã lỗi) lưu giữ trong bộ nhớ của ECU, chúng ta phải thực hiện các thao tác sau:

- Cách lấy mã số ra khỏi bộ nhớ của ECU. - Hiểu và dịch được mã số hỏng hóc này.

- Phải nắm được mạch nào trong hệ thống phun xăng KFZ-2001D không chịu sự giám sát trực tiếp của ECU.

3.5.3.2.1. Mạch giám sát và mạch không bị giám sát bởi ECU

Trong quá trình hoạt động của mô hình phun xăng KFZ-2001D, ECU (hay IC điều khiển) trực tiếp giám sát hoạt động của các cảm biến sử dụng trong mô hình phun xăng KFZ-2001D, bơm xăng điện, vòi phun điện từ và các mạch điện.

Bộ điều khiển trung tâm ECU thường xuyên tiếp nhận thông tin từ các cảm biến cung cấp. Do đó, nếu có điện áp của cảm biến nào bất thường không nằm trong khoảng trị số quy định nó sẽ ghi nhận ngay. ECU cũng có khả năng cảm nhận được tình trạng hở mạch hay chập mạch xảy ra cho các cảm biến.

Mạch không bị giám sát là những bộ phận và hệ thống không phải chịu sự giám sát trực tiếp của ECU như: áp suất nhiên liệu của hệ thống phun xăng.

Ngoài ra các hỏng hóc không thuộc phạm vi kiểm soát của ECU như: - Vòi phun xăng bị dơ nghẽn.

- Mô hình tiêu hao nhiên liệu nhiều. 3.5.3.2.2. Cách lấy mã lỗi ra khỏi bộ nhớ của ECU

Mã hỏng còn lưu trong bộ nhớ của ECU còn gọi là mã sai sót hay mã phải sửa chữa. Chúng ta có thể lấy mã hỏng ra bằng cách:

Dùng đèn báo hỏng khi ta nối đúng mạch chuẩn đoán chân T với E1 thì đèn báo sẽ chớp sáng từng loạt. Các đèn chớp là biểu tượng của mã hỏng hóc và sẽ được giải mã thành các con số cụ thể.

Bước 1: Bật công tắc khoá nhưng không khởi động động cơ.

Bước 2: Cắm một đoạn dây nối tắt giữa cọc chân nối mát và chân chuẩn đoán hỏng hóc của đèn báo hỏng.

Bước 3: Kiểm tra số lần nháy của đèn báo lỗi hỏng hóc như sau:

- Đèn báo lỗi sẽ chớp lần thứ nhất là biểu tượng của con số 1. Sau đó nghỉ một lát khá dài rồi chớp sáng tiếp số lần chớp sáng là biểu tượng cho con số phía sau của con số 1. Ví dụ lần thứ nhất chớp một lần sau một thời gian chớp thêm hai lần nữa thì mã hỏng là 12.

- Trong trường hợp số nguyên nhân hỏng hóc nhiều được lưu trữ trong bộ nhớ, ta cần phải khắc phục sửa chữa đầu tiên là nguyên nhân hỏng hóc có mã số bé nhất, hoặc theo chỉ dẫn của nhà chế tạo.

Bước 4: Kiểm tra xác định bộ phận hư hỏng sửa chữa bộ phận hư hỏng trên hệ thống phun xăng KFZ-2001D.

Bước 5: Sau khi sửa chữa khắc phục hư hỏng xong ta cần cho mô hình chạy thử xem các lỗi đã được khắc phục.

Bước 6: Kết luận mã lỗi cần khắc phục và bộ phận hư hỏng.

Một phần của tài liệu tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, hoạt động và chức năng của mô hình hệ thống phun xăng kfz – 2001d (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)