Rơle nhiệt thời gian

Một phần của tài liệu tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, hoạt động và chức năng của mô hình hệ thống phun xăng kfz – 2001d (Trang 42 - 44)

Rơle nhiệt thời gian là một loại công tắc nhiệt, sử dụng thanh lưỡng kim giãn nở bằng nhiệt để đóng và ngắt tiếp điểm. Do vậy bản thân nó được lắp ở nơi có ảnh hưởng của nhiệt độ nhiều nhất (lắp trực tiếp tiếp xúc với ngăn nước làm mát của động cơ) để ghi nhận nhiệt độ đặc trưng của động cơ.

Với phương án này, một loại vòi phun khởi động lạnh sẽ được điều khiển bởi rơle nhiệt thời gian. Bằng cách đấu nối tiếp tín hiệu điều khiển vòi phun khởi động lạnh với rơle nhiệt thời gian để khống chế sự đóng mở vòi phun khởi động lạnh tuỳ theo nhiệt độ của động cơ. Khi động cơ khởi động khi máy còn lạnh vòi phun khởi động lạnh sẽ phun thêm một lượng xăng bổ sung vào đường nạp, ngoài lượng xăng do vòi phun chính đã cung cấp.

Rơle nhiệt thời gian gồm có các thành phần chính sau:

Hình 2.23. Cảm biến vị trí bướm ga

1. Công tắc toàn tải 2. Phiến quay

3. Trục của bướm ga 4. Công tắc chạy không tải 5. Hộp đấu dây điện

a) Không tải b) Tải trung bình c) Toàn tải

Đây chính là một công tắc nhiệt, sử dụng thanh lưỡng kim giãn nở bằng nhiệt để đóng ngắt tiếp điểm. Do vậy bản thân công tắc được lắp ở nơi có ảnh hưởng nhiệt nhiều nhất (lắp trực tiếp tiếp xúc với ngăn nước làm mát của động cơ).

Thông thường mỗi loại công tắc được thiết kế có một giá trị nhiệt độ mở tiếp điểm, nếu nhiệt độ của công tắc nhỏ hơn nhiệt độ mở thì công tắc đóng mạch. Dây đốt tạo nhiệt bằng điện có tác dụng giới hạn khoảng thời gian tiếp điểm đóng để tránh tình trạng xăng thừa khi khởi động.

Ví dụ:

Trên thân công tắc ghi 35/8 giây. Nghĩa là:35oC là nhiệt độ mở của công tắc và 8 giây là thời gian mở công tắc.

Nếu nhiệt độ của máy nhỏ hơn nhiệt độ 35oC thì khi bật công tắc dòng điện vào dây tạo nhiệt sau 8 giây công tắc sẽ ngắt mạch.

Nguyên lý làm việc của rơle nhiệt thời gian dựa vào nhiệt độ nội tại của dây đốt tạo nhiệt và nhiệt độ của động cơ. Khi động cơ nóng, nhiệt của động cơ truyền sang rơle nhiệt nhiều, thanh lưỡng kim sẽ giãn nở nhiệt về một phía và công tắc nhiệt luôn mở. Do đó, khi khởi động vòi phun khởi động lạnh không làm việc. Ngược lại, khi động cơ lạnh (hoặc nhiệt độ môi trường quá lạnh) thì chủ yếu là

Hình 2.24. Rơle nhiệt thời gian

1- Đầu nối dây 2- Thân 3- Thanh lưỡng kim 4- Dây đốt tạo nhiệt bằng điên 5- Tiếp điểm

dòng điện nội tại đốt nóng thanh lưỡng kim và xác định thời gian đóng mở tiếp điểm của rơle nhiệt.

Một phần của tài liệu tìm hiểu đặc điểm cấu tạo, hoạt động và chức năng của mô hình hệ thống phun xăng kfz – 2001d (Trang 42 - 44)