- Đồng hồ vạn năng.
f) Thiết bị bổ sung không khí đốt nóng bằng dòng điện (van gió phụ)
Bước 1: Kiểm tra số chân nối của thiết bị bổ sung không khí đốt nóng bằng dòng điện gồm 2 chân:
- FP: Chân nối phía sau của rơle bơm.
- E1: Nối mát của thiết bị đót nóng bằng dòng điện.
Bước 2: Tháo đầu nối điện của thiết bị bổ sung không khí đốt nóng bằng dòng điện ra.
Bước 3: Dùng đồng hồ vạn năng đặt ở thang đo vôn kế để đo điện trở của cuộn dây trong thiết bị bổ sung không khí đốt nóng bằng dòng điện.
Bước 4: Dùng hai đầu đo của đồng hồ vạn năng mỗi đầu đặt vào một chân của thiết bị bổ sung không khí đốt nống bằng dòng điện. Nhìn trên mặt hiển thị của đồng hồ vạn năng đọc và ghi lại giá trị vừa đo được.
Bước 5: So sánh với giá trị điện trở chuẩn (19,3 ÷ 22,3 Ω) của thiết bị do nhà chế tạo đã cho. Nếu nằm trong khoảng cho phép thì lắp đầu nối điện của thiết bị bổ sung không khí đốt nóng bằng dòng điện lại. Nếu không nằm trong khoảng cho phép thí phải thay thiết bị mới.
Bước 6: Kết luận tình trạng hoạt động của thiết bị bổ sung không khí đốt nóng bằng dòng điện.
3.3.3. Kiểm tra ECU 3.3.3.1. Mục đích
Kiểm tra ECU với mục đích:
- Nắm được các chân và cách đấu dây. - Biết cách kiểm tra các chân nối của ECU. - Kiểm tra tình trạng tốt xấu của ECU.
3.3.3.2. Dụng cụ thiết bị: Đồng hồ vạn năng.
3.3.3.3. Tiến hành kiểm tra
Bước 1: Kiểm tra số chân nối của ECU gồm có 42 chân: 1. E01: Mát từ ắcquy.
2. No.10: Điều khiển vòi phun chính nhóm 1. 3. STA: Tín hiệu khởi động.
4. Vf: Tín hiệu điện áp 12V cho các cảm biến. 5. NSW: Công tắc số không.
6. ISC1: Thiết bị bổ sung không khí đốt nóng bằng dòng điện. 7. W: Nguồn nuôi đèn báo lỗi.
8. T: Tín hiệu báo lỗi. 9. IDL: Công tắc không tải. 10. IGF: Tín hiệu đánh lửa.
11. G-: Tín hiệu của cuộn sơ cấp đánh lửa. 12. G+: Tín hiệu của cuộn sơ cấp đánh lửa.
13. HT: Tín hiệu đốt nóng cảm biến đo khí thải OX để tăng khả năng hoạt động của cảm biến này.
14. Ne: Tín hiệu vòng quay. 15. Không sử dụng.
16. Không sử dụng.
17. VC: Nguồn 5V cho các cảm biến. 18. VS: Cảm biến lưu lượng không khí. 19. THA: Cảm biến nhiệt độ động cơ. 20. BATT: Nguồn từ ắcquy.
21. +B: Nguồn sau công tắc khoá. 22. E02:Mát từ ắcquy.
23. No.20: Vòi phun nhóm 2. 24. IGt: Thời điểm đánh lửa. 25. E1: Mát cho cảm biến. 26. Không sử dụng.
27. ISC2: Tín hiệu điều hoà.
28. R-P: Tín hiệu báo loại xăng đang sử dụng định bởi công tắc nhiên liệu.
29. Không sử dụng.
30. A/C: Tín hiệu công tắc điều hoà. 31. E2: Mát cho cảm biến.
32. OX: Khí thải.
33. E03: Mát cho cảm biến.
34. VTA: Công tắc toàn tải (VTA). 35. THW: Cảm biến nhiệt độ nước 36. Không sử dụng.
37. Không sử dụng.
38. E21: Mát cho các cảm biến. 39. STP: Tín hiệu phanh. 40. SPD: Tốc độ xe.
42. Nguồn sau công tắc khoá.
Bước 2: Dùng đồng hồ vạn năng để xác định đi ện áp tại các cặp chân nối sau : - +B - E1: đọc và ghi giá trị đo được nằm trong khoảng (8 14 V). - TL - E1: đọc và ghi giá trị đo được nằm trong khoảng (8 14 V). - VB – E2: đọc và ghi giá trị đo được (8 13 V).
- VC – E2: đọc và ghi giá trị đo được (4 10 V).
Bước 3: Kiểm tra điện trở của các cặp chân nối sau: - VB-E2: đọc và ghi kết quả đo được là .
- VC-E2: đọc và ghi kết quả đo được trong khoảng (200 400 V). Bước 4: So sánh các giá trị vừa đo được với giá trị điện trở chuẩn trong catalo mà nhà chế tạo đã cho. Nếu giá trị đo được nằm trong khoảng cho phép chứng tỏ ECU còn hoạt động tốt. Nếu không nằm trong khoảng cho phép thì phải thay ECU mới.
Bước 5: Kết luận: Tình trạng hoạt động của ECU.
3.3.4. Kiểm tra nguồn cung cấp cho mô hình hệ thống phun xăng KFZ–2001D 2001D
Mô hình hệ thống phun xăng KFZ–2001D sử dụng nguồn điện một chiều DC (Ắcquy). Nên trong quá trình kiểm tra ta kiểm tra nguồn một chiều DC.
3.3.4.1. Mục đích