Trong mô hình phun xăng KFZ-2001D sử dụng thiết bị đốt nóng không khí bằng điện.
Quá trình sấy nóng động cơ có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của động cơ. Mặt khác rất nhiều khi ô tô chạy ở các hành trình ngắn hoặc đỗ thường xuyên, dẫn đến quá trình khởi động và sấy nóng động cơ phải lặp đi lặp lại thường xuyên. Vì vậy, đối với các ô tô hiện đại, quá trình này có thể được tối ưu hoá một cách tự động theo chương trình đã vạch sẵn cho bộ điều khiển trung tâm của HTPX điện tử.
Ngay sau khi động cơ khởi động, nếu nhiệt độ động cơ còn thấp thì hỗn hợp sẽ vẫn tiếp tục được làm đậm thêm nhờ phun xăng bổ sung, để bù một phần nhiên liệu bị ngưng tụ ở các thành vách động cơ và khắc phục sự bay hơi kém của xăng ở nhiệt độ thấp. Mặt khác, sự làm đậm này còn nhằm mục đích ổn định sự làm việc của động cơ sau khi vòi phun khởi động đã được ngắt.
Quá trình xấy nóng này ở động cơ được rút ngắn nhờ tăng số vòng quay không tải. Biện pháp này được thực hiện nhờ một thiết bị bổ sung không khí, mắc song song với bướm ga. Một thanh lưỡng kim sẽ được điều chỉnh tiết diện lưu thông của thiết bị tuỳ theo nhiệt độ của động cơ. Khi động cơ chạy không tải ở nhiệt độ thấp, bướm ga đóng gần kín, mạch bổ sung sẽ được mở hoàn toàn và một lượng không khí sẽ được đưa vào xilanh. Cảm biến đo lưu lượng không khí sẽ tính đến sự bổ sung này qua bộ điều khiển trung tâm, xăng sẽ được phun thêm một cách tương ứng, làm tăng số vòng quay không tải của động cơ. Cùng với sự tăng nhiệt độ động cơ, tiết diện lưu thông của thiết bị bổ sung sẽ giảm dần và đóng hẳn sau khi quá trình sấy nóng đã hoàn tất. Nhờ thế số vòng quay không tải sẽ được hạ xuống tối thiểu. Thiết bị bổ sung không khí còn được trang bị một mạch điện đốt nóng, giống như cảm biến nhiệt thời gian cho phép điều chỉnh một cách chủ động thời gian đóng mở của kênh nối bổ sung không khí. Hệ số làm đậm hỗn hợp khi chạy ấm máy sẽ giảm theo nhiệt độ của động cơ.
Để hoàn thiện quá trình sấy nóng động cơ, HTPX điện tử có thể sử dụng một bộ thông số chuẩn (Cartographia) bổ sung cho chương trình chạy ấm máy. Các thông số chuẩn này cho phép xác định hệ số làm đậm khi sấy nóng tuỳ theo số vòng quay và tải trọng của động cơ. Hệ số này nhỏ khi số vòng quay và tải trọng của động cơ lớn. Ngược lại khi số vòng quay và tải trọng động cơ nhỏ thì hệ số làm đậm sẽ tăng lên. Khi góc đánh lửa cũng được điều chỉnh một cách thích hợp trong quá trình sấy nóng, để cho động cơ làm việc ổn định và hạn chế độc hại trong khí xả của động cơ.
Cấu tạo của thiết bị bổ sung không khí đốt nóng bằng dòng điện gồm có:
Thiết bị bổ sung không khí đốt nóng bằng dòng điện được lắp giữa bướm ga và song song với bướm ga. Có tác dụng mở hoặc đóng để cung cấp thêm một phần gió vào động cơ mặc dù vị trí bướm ga không thay đổi (ở vị trí không tải).
Hình 2.25. Thiết bị bổ sung không khí đốt nóng bằng dòng điện
1. Giắc nối điện 2. Dây đốt sinh nhiệt bằng điện 3. Thanh lưỡng kim 4. Cánh van
Khi động cơ hoạt động ở chế độ không tải mà nhiệt độ máy thấp thanh lưỡng kim sẽ mở cánh van. Lượng không khí nạp vào xilanh qua đường gió chính được giới hạn do vị trí bướm ga mở, đồng thời gió nạp còn đi qua van gió phụ mở mà lượng gió này vẫn được cảm biến lưu lượng khí nạp đo và xác định lượng xăng phun nhiều hơn, động cơ quay nhanh hơn, máy dễ duy trì. Khi máy nổ ổn định (khi nhiệt độ máy đã nóng), lúc này dòng điện đã đốt nóng thanh lưỡng kim và làm cho cánh van đóng, đường gió phụ bị ngắt, vận tốc của động cơ giảm về trạng thái không tải khi máy nóng.
Hình 2.26. Sơ đồ lắp ráp và điều chỉnh tốc độ không tải ở trạng thái máy nguội
1. Bướm ga 2. Cảm biến lưu lượng không khí nạp 3. Thiết bị bổ xung không khí đốt nóng bằng dòng điện 4. Vít điều chỉnh