Thực trạng nhận thức về mục tiêu của giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trên Địa bàn xã phú xuân, huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc thông qua hoạt Động làm quen với văn học (Trang 52 - 56)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚ XUÂN, HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC THÔNG

2.2. Tổ chức hoạt động khảo sát thực trạng

2.3.2. Thực trạng nhận thức về mục tiêu của giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học

39 86,7 6 13,3 0 0

Hầu hết đều đánh giá cao việc phát triển ngôn ngữ, đặc biệt thông qua hoạt động văn học. Điều này khẳng định sự nhất trí về vai trò thiết yếu của hoạt động này trong giáo dục. Cụ thể:

Đối với hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ: Có 91,1% ý kiến đánh giá là rất quan trọng, 8,9% ý kiến đánh giá là quan trọng và không có ý kiến nào đánh giá là không quan trọng.

Đối với hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với văn học: Có 86,7% ý kiến đánh giá là rất quan trọng, 13,3% ý kiến đánh giá là quan trọng, không có ý kiến nào đánh giá là không quan trọng.

Kết quả này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động quản lý phát triển ngôn ngữ cho trẻ bởi khi đã hiểu, giáo viên sẽ lắng nghe, tiếp thu những góp ý chỉ đạo của nhà quản lý để công tác giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ đạt hiệu quả cao.

2.3.2. Thực trạng nhận thức về mục tiêu của giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học

Ngôn ngữ là công cụ thiết yếu giúp trẻ mầm non biểu đạt tâm tư, nguyện vọng. Khả năng ngôn ngữ phát triển toàn diện sẽ hỗ trợ nhận thức và giao tiếp hiệu quả, đóng góp nền tảng vững chắc cho sự hình thành nhân cách toàn diện.Khả năng ngôn ngữ của trẻ liên quan chặt chẽ đến sự phát triển trí tuệ của trẻ, vì vậy

giáo viên cần nắm được những kiến thức cơ bản về mục tiêu phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non.

Tôi đã tiến hành khảo sát đối với 08 giáo viên dạy nhà trẻ, kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về mục tiêu phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học được thể hiện trong bảng 2.12 dưới đây:

Bảng 2.12. Thực trạng nhận thức của giáo viên dạy nhà trẻ về mục tiêu phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non trên địa bàn xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên,

tỉnh Vĩnh Phúc thông qua hoạt động làm quen với văn học

Mục tiêu phát triển ngôn ngữ nhà trẻ

Mức độ nhận thức

𝐗 Xếp hạng Rất

quan trọng Quan trọng Không quan trọng

SL % SL % SL %

Nghe hiểu được các yêu

cầu đơn giản bằng lời nói. 7 87,5 1 12,5 0 0 2,88 1 Biết hỏi và trả lời một số

câu hỏi đơn giản bằng lời nói, cử chỉ

6 75 2 25 0 0 2,75 2

Sử dụng lời nói để giao

tiếp, diễn đạt nhu cầu 6 75 2 25 0 0 2,75 2 Có khả năng cảm nhận vần

điệu, nhịp điệu của câu thơ và ngữ điệu của lời nói

5 62,5 3 37,5 0 0 2,63 3

Hồn nhiên trong giao tiếp 5 62,5 3 37,5 0 0 2,63 3 Từ kết quả bảng khảo sát 2.12 cho thấy:

Mục tiêu “Nghe hiểu được các yêu cầu đơn giản bằng lời nói” được đánh giá là quan trọng nhất với 2,88 điểm, trong đó có 87,5% ý kiến cho rằng rất quan trọng, 12,5% ý kiến cho rằng quan trọng và không có ý kiến nào cho rằng không quan trọng. Xếp thứ hai là hai mục tiêu “Biết hỏi và trả lời một số câu hỏi đơn giản bằng lời nói, cử chỉ” và “Sử dụng lời nói để giao tiếp, diễn đạt nhu cầu” với 2,75 điểm, trong đó có 75% ý kiến cho rằng rất quan trọng, 25%

ý kiến cho rằng quan trọng và không có ý kiến nào cho rằng không quan trọng.

Đứng ở vị trí thứ ba là hai mục tiêu “Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của câu thơ và ngữ điệu của lời nói” và “Hồn nhiên trong giao tiếp”với 2,63 điểm, trong đó có 62,5% ý kiến cho rằng rất quan trọng, 37,5% ý kiến cho rằng quan trọng và không có ý kiến nào cho rằng không quan trọng.

Tôi tiếp tục tiến hành khảo sát đối với 31 giáo viên dạy lớp mẫu giáo của các nhà trường trên địa bàn xã Phú Xuân đã nhận thức được tầm quan trọng về mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học với đa số các ý kiến khảo sát đều đánh giá là rất quan trọng, số ít ý kiến đánh giá là quan trọng và không có ý kiến nào đánh giá là không quan trọng, cụ thể dưới bảng 2.13:

Bảng 2.13. Thực trạng nhận thức của giáo viên dạy mẫu giáo về mục tiêu phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non trên địa bàn xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc thông qua hoạt động làm quen với văn học

Mục tiêu phát triển ngôn ngữ mẫu giáo

Mức độ nhận thức

𝐗 Xếp hạng Rất quan

trọng Quan trọng Không quan trọng

SL % SL % SL %

Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói giao tiếp hàng ngày;

28 90,3 3 9,7 0 0 2,9 1

Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ)

23 74,2 8 25,8 0 0 2,74 5

Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày;

25 80,6 6 19,4 0 0 2,8 3

Có khả năng nghe và kể lại

sự việc, kể lại chuyện; 27 87,1 4 13,9 0 0 2,87 2

Mục tiêu phát triển ngôn ngữ mẫu giáo

Mức độ nhận thức

𝐗 Xếp hạng Rất quan

trọng Quan trọng Không quan trọng

SL % SL % SL %

Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi;

24 77,4 7 23,6 0 0 2,77 4

Có một số kĩ năng ban đầu

về việc đọc và viết. 22 71 9 29 0 0 2,7 6

Từ kết quả bảng khảo sát 2.13 cho thấy:

Mục tiêu “Có khả năng lắng nghe, hiểu lời nói giao tiếp hàng ngày”

được đánh giá là quan trọng nhất với 2,9 điểm, trong đó có 90,3% ý kiến cho rằng rất quan trọng, 9,7% ý kiến cho rằng quan trọng và không có ý kiến nào cho rằng không quan trọng. Xếp thứ hai là mục tiêu “Có khả năng nghe và kể lại sự việc, kể lại chuyện” với 2,8 điểm, trong đó có 87,1% ý kiến cho rằng rất quan trọng, 13,9% ý kiến cho rằng quan trọng và không có ý kiến nào cho rằng không quan trọng. Đứng ở vị trí thứ ba là mục tiêu “Diễn đạt rõ ràng và giao tiếp có văn hóa trong cuộc sống hàng ngày” với 2,8 điểm, trong đó có 80,6% ý kiến cho rằng rất quan trọng, 19,4% ý kiến cho rằng quan trọng và không có ý kiến nào cho rằng không quan trọng. Mục tiêu “Có khả năng cảm nhận vần điệu, nhịp điệu của bài thơ, ca dao, đồng dao phù hợp với độ tuổi”

xếp ở vị trí thứ tư với 2,77 điểm, trong đó có 77,4% ý kiến cho rằng rất quan trọng, 23,6% ý kiến cho rằng quan trọng và không có ý kiến nào cho rằng không quan trọng. Mục tiêu “Có khả năng biểu đạt bằng nhiều cách khác nhau (lời nói, nét mặt, cử chỉ, điệu bộ)” xếp ở vị trí thứ năm với 2,74 điểm, trong đó có 74,2% ý kiến cho rằng rất quan trọng, 25,8% ý kiến cho rằng quan trọng và không có ý kiến nào cho rằng không quan trọng. Ở vị trí cuối cùng là mục tiêu “Có một số kĩ năng ban đầu về việc đọc và viết” với 2,7 điểm, trong đó có 71% ý kiến cho rằng rất quan trọng, 29% ý kiến cho rằng quan trọng và

không có ý kiến nào cho rằng không quan trọng.

Để tìm hiểu sâu hơn về nhận thức của cán bộ giáo viên mầm non trong quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học, tôi đã trao đổi trực tiếp với một số giáo viên dạy nhà trẻ và mẫu giáo trường Mầm non Phú Xuân A, cho biết “Trong trường mầm non, trẻ cần được vui chơi an toàn, sau đó cần tạo cho trẻ tinh thần tự tin giao tiếp, tham gia các hoạt động sáng tạo ngôn ngữ”.

Như vậy qua khảo sát cho thấy đa số các giáo viên đều nhìn nhận được tầm quan trọng của mục tiêu phát triển ngôn ngữ, điều này giúp tạo tiền đề cho công tác đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ giáo viên trong giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học tại các trường mầm non trên địa bàn xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trên Địa bàn xã phú xuân, huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc thông qua hoạt Động làm quen với văn học (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)