Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trên Địa bàn xã phú xuân, huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc thông qua hoạt Động làm quen với văn học (Trang 74 - 79)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚ XUÂN, HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC THÔNG

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học

Kết quả đánh giá về mức độ ảnh hưởng của yếu tố khách quan và chủ quan đến công tác quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học được ghi nhận ở bảng 2.23

Bảng 2.23. Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của yếu tố khách quan và chủ quan đến công tác quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trên địa bàn xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc thông qua hoạt động làm

quen với văn học

Yếu tố ảnh hưởng

Mức độ ảnh hưởng Rất

ảnh hưởng

Ảnh hưởng

Không

ảnh hưởng 𝐗 Thứ SL % SL % SL % bậc

Sự quan tâm, chỉ đạo của các

cấp quản lý 38 84,4 7 15,6 0 0 2,84 4

Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học

39 86,7 6 13,3 0 0 2,87 3

Môi trường giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học

39 86,7 6 13,3 0 0 2,87 3

Công tác tuyên truyền với cha mẹ trẻ và các tổ chức xã hội về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học

38 84,4 7 15,6 0 0 2,84 4

Yếu tố ảnh hưởng

Mức độ ảnh hưởng Rất

ảnh hưởng

Ảnh hưởng

Không

ảnh hưởng 𝐗 Thứ SL % SL % SL % bậc

Năng lực sư phạm của giáo viên 41 91,1 4 8,9 0 0 2,91 1

Đặc điểm của tẻ 40 88,9 5 11,1 0 0 2,89 2

Theo đánh giá về mức độ ảnh hưởng của yếu tố khách quan và chủ quan đến công tác quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học, cụ thể:

Yếu tố “Năng lực sư phạm của giáo viên” được đánh giá có mức độ ảnh hưởng xếp thứ nhất với 2,91 điểm, trong đó có 91,1% ý kiến đánh giá rất ảnh hưởng và 8,9% ý kiến đánh giá ảnh hưởng, không có ý kiến nào đánh giá không ảnh hưởng. Đứng ở vị trí thứ hai là “Đặc điểm của trẻ” với 2,89 điểm, có 88,9%

ý kiến đánh giá rất ảnh hưởng và 11,1% ý kiến đánh giá ảnh hưởng, không có ý kiến nào đánh giá không ảnh hưởng. Cùng được đánh giá có mức ảnh hưởng thứ ba là yếu tố “Mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học” và

“Môi trường giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học” với 2,87 điểm, có 86,7% ý kiến đánh giá rất ảnh hưởng và 13,3% ý kiến đánh giá ảnh hưởng, không có ý kiến nào đánh giá không ảnh hưởng.

Yếu tố “Sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp quản lý” và “Công tác tuyên truyền với cha mẹ trẻ và các tổ chức xã hội về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học” cùng xếp cuối cùng với 2,84 điểm, có 84,4% ý kiến đánh giá rất ảnh hưởng và 17,6% ý kiến đánh giá ảnh hưởng, không có ý kiến nào đánh giá không ảnh hưởng.

2.6. Đánh giá chung về thực trạng quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trên địa bàn xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc thông qua hoạt động làm quen với văn học

2.6.1. Những kết quả đạt được

Về nhận thức: Nhìn chung đa số cán bộ quản lý, giáo viên các trường

mầm non trên địa bàn xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đã có những nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng và sự cần thiết của công tác quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học đối với sự phát triển toàn diện về nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm và kĩ năng xã hội, thẩm mĩ cho trẻ.

Về thực trạng tổ chức giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học: Được tổ chức với nhiều nội dung phong phú, đa dạng về hình thức và linh hoạt trong các phương pháp.

Về thực trạng quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học: Nhìn chung cán bộ quản lý và giáo viên các trường mầm non trên địa bàn xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đã quan tâm đến công tác quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non như mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non và đã chú ý việc bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của giáo viên, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng kỹ năng tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ và nhiều nội dung khác.

2.6.2. Những tồn tại hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế

Công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, đặc biệt thông qua hoạt động làm quen với văn học, vẫn chưa được đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên toàn diện nhận thức. Việc này dẫn đến thiếu sót trong thực tiễn quản lý và giảng dạy. Do đó, việc nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ nhà quản lý và giáo viên là điều cấp thiết. Cụ thể, cần đào tạo, bồi dưỡng để giáo viên tự tin đổi mới phương pháp, linh hoạt lựa chọn hình thức tổ chức hoạt động, tạo hứng thú cho trẻ và chủ động chuẩn bị đồ dùng dạy học. Sự thiếu tích cực và trì trệ trong đổi mới cần được khắc phục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

Công tác phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh chưa được thường xuyên, phụ huynh thiếu sự quan tâm đến con em mình luôn xem việc dạy trẻ là của nhà trường, một phần giáo viên cũng không đánh giá cao sự ảnh hưởng của phụ huynh

đến việc phát triển ngôn ngữ của trẻ; một số trẻ ít được phụ huynh quan tâm thăm hỏi về vấn đề học tập ở trường và không thường xuyên theo dõi chương trình học của trẻ ở lớp, thiếu sự chia sẻ những khó khăn mà phụ huynh gặp phải khi trò chuyện trao đổi với trẻ. Sự phối hợp thiếu thường xuyên của mối quan hệ này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, song do cả hai phía giáo viên và phụ huynh, phần lớn phụ huynh chỉ gặp gỡ giáo viên trong giờ đón trả trẻ và họp phụ huynh, vì công việc nên thời gian trao đổi về tình hình của trẻ còn rất hạn chế.

* Nguyên nhân hạn chế

Nhìn chung có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học, nhưng phần lớn các nguyên nhân đó tập trung vào các nội dung sau:

Chưa có nhiều chuyên đề về phát triển ngôn ngữ nhí được nhà trường triển khai, nhất là việc ứng dụng văn học. Hiểu biết của đội ngũ quản lý về trách nhiệm và tầm quan trọng của công tác này còn khiếm khuyết. Việc tiếp nhận, nghiên cứu và thực thi các văn bản chỉ đạo cấp trên cũng gặp nhiều hạn chế.

Một số giáo viên chưa nắm rõ hết kiến thức chuyên môn về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ, cần phải tổ chức bồi dưỡng cập nhật kiến thức và kĩ năng tổ chức cho giáo viên. Một số giáo viên thiếu sự linh hoạt chưa sử dụng nhiều phương pháp để lôi cuốn trẻ vào hoạt động giáo dục ngôn ngữ, chưa nắm rõ chuyên đề nên việc tổ chức còn chưa mang lại hiệu quả cao.

Đồ dùng, đồ chơi phục vụ giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở một số lớp còn nghèo nàn chưa phong phú, chưa gây được sự chú ý cho trẻ, chưa kích thích trẻ tham gia vào các hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ.

Công tác phối hợp giữa gia đình, nhà trường, Ban đại diện cha mẹ học sinh còn chưa chặt chẽ, chưa có sự trao đổi về tình hình của trẻ cũng như chưa có sự thống nhất trong việc giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ nên hiệu quả giáo dục phát triển ngôn ngữ chưa cao.

Kết luận Chương 2

Khảo sát thực trạng hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ và quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trên địa bàn xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc thông qua hoạt động làm quen với văn học những năm gần đây cho thấy: Đa số cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường mầm non đã có nhận thức đúng đắn về sự tầm quan trọng và sự cần thiết khi tổ chức giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non, đặc biệt là giáo dục phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen với văn học. Tuy nhiên, thực tiễn quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non tại các trường mầm non trên địa bàn xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc vẫn còn tồn tại nhiều hạCăn cứ đó cho phép kiến nghị những giải pháp tối ưu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và quản lý ngôn ngữ cho trẻ mầm non xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Việc làm quen với văn học sẽ là hoạt động then chốt trong kế hoạch này. Đề xuất này hướng tới sự phát triển toàn diện ngôn ngữ cho trẻ.n chế bất cập, đòi hỏi những biện pháp quản lý hiệu quả hơn, thiết thực hơn.

CHƯƠNG 3

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trên Địa bàn xã phú xuân, huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc thông qua hoạt Động làm quen với văn học (Trang 74 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)