CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚ XUÂN, HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC THÔNG
2.2. Tổ chức hoạt động khảo sát thực trạng
2.3.3. Thực trạng thực hiện nội dung của giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học
Để tìm hiểu về thực trạng thực hiện nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học tại các trường mầm non trên địa bàn xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc, tác giả đã tiến hành khảo sát 6 cán bộ quản lý và 39 giáo viên với nội dung thể hiện trong bảng 2.14 như sau:
Bảng 2.14. Thực trạng thực hiện nội dung phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trên địa bàn xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc thông qua hoạt
động làm quen với văn học
Nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ
Mức độ thực hiện
𝐗 Xếp hạng Rất tốt Tốt Chưa tốt
SL % SL % SL %
Dạy trẻ nghe hiểu và nói được các từ chỉ mọi vật, nghe hiểu nội dung trong giao tiếp hàng ngày.
42 93,3 3 6,7 0 0 2,93 1
Nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ
Mức độ thực hiện
𝐗 Xếp hạng Rất tốt Tốt Chưa tốt
SL % SL % SL %
Dạy trẻ nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc, kể lại chuyện đã được nghe, đóng kịch
40 88,9 5 11,1 0 0 2,89 3
Dạy trẻ đọc các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè...
39 86,7 6 13,3 0 0 2,87 4
Dạy trẻ nói rõ và sử dụng đúng từ ngữ và câu giao tiếp hằng ngày. Trả lời và đặt câu hỏi: ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Để làm gì?
41 91,1 4 8,9 0 0 2,91 2
Dạy trẻ sử dụng các từ biểu thị sự lễ phép; dạy trẻ nói và thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt phù hợp với yêu cầu, hoàn cảnh giao tiếp
38 84,4 7 15,6 0 0 2,84 5
Dạy trẻ mô tả lại sự vật, hiện tượng, tranh ảnh, kể lại những câu chuyện có nhiều tình tiết
38 84,4 7 15,6 0 0 2,84 5
Cho trẻ làm quen với cách sử dụng sách, bút, một số kí hiệu và một số chữ cái, tập tô, tập đồ các nét chữ
37 82,2 8 17,8 0 0 2,82 6
Nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ
Mức độ thực hiện
𝐗 Xếp hạng Rất tốt Tốt Chưa tốt
SL % SL % SL %
Hướng dẫn trẻ đọc, viết Tiếng Việt từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới
36 80 9 20 0 0 2,8 7
Phân biệt mở đầu, kết thúc của sách. Giữ gìn, bảo vệ sách
36 80 9 20 0 0 2,8 7
Phân tích số liệu khảo sát phản ánh sự đa dạng trong đánh giá chất lượng thực hiện từng nội dung giáo dục. Tuy nhiên, không ghi nhận bất kỳ ý kiến tiêu cực nào về nội dung phát triển ngôn ngữ. Đa phần cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá cao hiệu quả hoạt động làm quen với văn học trong phát triển ngôn ngữ trẻ mầm non, đạt điểm trung bình từ 2,8 đến 2,93. Chi tiết như sau:
Xếp thứ nhất với nội dung “Dạy trẻ nghe hiểu và nói được các từ chỉ mọi vật, nghe hiểu nội dung trong giao tiếp hàng ngày” được đánh giá thực hiện tốt nhất với 2,93 điểm, trong đó có 93,3% ý kiến đánh giá thực hiện rất tốt, 6,7% ý kiến đánh giá thực hiện tốt. Nội dung “Dạy trẻ nói rõ và sử dụng đúng từ ngữ và câu giao tiếp hằng ngày. Trả lời và đặt câu hỏi: ai? Cái gì? Ở đâu? Khi nào? Để làm gì?” xếp thứ hai với 2,91 điểm, trong đó có 91,1% ý kiến đánh giá thực hiện rất tốt;
8,9% ý kiến đánh giá thực hiện tốt. Xếp thứ ba là nội dung “Dạy trẻ nghe hiểu nội dung truyện kể, truyện đọc, kể lại chuyện đã được nghe, đóng kịch” với 2,89 điểm, trong đó có 88,9% ý kiến đánh giá thực hiện rất tốt; 11,1% ý kiến đánh giá thực hiện tốt. Xếp thứ tư là nội dung “Dạy trẻ đọc các bài thơ, ca dao, đồng dao, tục ngữ, hò vè...” với 2,87 điểm, trong đó có 86,7% ý kiến đánh giá thực hiện rất tốt; 13,3%
ý kiến đánh giá thực hiện tốt. Ở vị trí số 5 là hai phần "Dạy trẻ dùng các từ ngữ thể hiện thái độ lịch sự khi dạy trẻ giao tiếp và biểu hiện ngôn ngữ, cử chỉ, vẻ bề ngoài phù hợp với điều kiện, môi trường giao tiếp" và "Dạy trẻ miêu tả các sự việc, hiện
tượng, hình ảnh, thuật lại những sự việc có nhiều kịch tính" với 2,84 điểm. Nội dung “Cho trẻ làm quen với cách sử dụng sách, bút, một số kí hiệu và một số chữ cái, tập tô, tập đồ các nét chữ” xếp ở vị trí thứ 6 với số điểm là 2,82 điểm. Xếp ở vị trí cuối cùng là nội dung “Hướng dẫn trẻ đọc, viết Tiếng Việt từ trái sang phải, từ dòng trên xuống dòng dưới” và “Phân biệt mở đầu, kết thúc của sách. Công tác gìn giữ, bảo vệ sách đạt hiệu quả cao (2,8 điểm), 80% đánh giá xuất sắc, 20% đánh giá tốt. Toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên đều nhất trí về chất lượng giáo dục ngôn ngữ dành cho trẻ mầm non.