Thực trạng kiểm tra đánh giá thực hiện giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trên Địa bàn xã phú xuân, huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc thông qua hoạt Động làm quen với văn học (Trang 71 - 74)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚ XUÂN, HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC THÔNG

2.4. Thực trạng quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học

2.4.4. Thực trạng kiểm tra đánh giá thực hiện giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học

Thực trạng công tác kiểm tra đánh giá phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học ở trường mầm non trên địa bàn xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc được tác giả khảo sát và tổng hợp kết quả trong bảng 2.22 dưới đây:

Bảng 2.22. Thực trạng kiểm tra đánh giá thực hiện giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trên địa bàn xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc thông qua hoạt động làm quen với văn học

Nội dung

Mức độ thực hiện Rất thường

xuyên

Thường xuyên

Không thường

xuyên 𝐗 Thứ bậc SL % SL % SL %

Xác định nội dung kiểm tra, xây

dựng tiêu chí đánh giá dựa trên 42 93,3 3 6,7 0 0 2,93 1

Nội dung

Mức độ thực hiện Rất thường

xuyên

Thường xuyên

Không thường

xuyên 𝐗 Thứ bậc SL % SL % SL %

mục tiêu giáo dục phát triển ngôn ngữ

Phân công lực lượng kiểm tra, đánh giá; lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục phát triển ngôn ngữ

40 88,9 5 11,1 0 0 2,89 3

Kiểm tra, đánh giá việc xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển ngôn ngữ

39 86,7 6 13,3 0 0 2,87 4

Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch giáo dục phát triển ngôn ngữ

41 91,1 4 8,9 0 0 2,91 2

Phát hiện, điều chỉnh kịp thời các sai lệch trong giáo dục phát triển ngôn ngữ

38 84,4 7 15,6 0 0 2,84 5

Khuyến khích phương thức tự kiểm tra, đánh giá của giáo viên trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục phát triển ngôn ngữ

38 84,4 7 15,6 0 0 2,84 5

Tổng kết, rút kinh nghiệm chung

về giáo dục phát triển ngôn ngữ 37 82,2 8 17,8 0 0 2,82 6 Kết quả kiểm tra cho thấy, các nội dung kiểm tra đánh giá đều được các trường mầm non thực hiện thường xuyên với số điểm từ 2,82 điểm đến 2,93 điểm, cụ thể:

Đáng chú ý, việc "xác định nội dung kiểm tra và xây dựng tiêu chí đánh

giá dựa trên mục tiêu giáo dục ngôn ngữ" đạt điểm trung bình 2,93, trong đó 93,3% ý kiến khẳng định thực hiện rất thường xuyên, còn lại 6,7% cho rằng thường xuyên. Không ghi nhận trường hợp nào đánh giá thực hiện không thường xuyên. Việc đánh giá thực trạng kế hoạch giáo dục ngôn ngữ đạt điểm trung bình 2,91. Kết quả cho thấy 91,1% ý kiến đánh giá rất tích cực, phần còn lại đánh giá tích cực.Hoàn toàn không có ý kiến phản hồi về việc thực hiện không thường xuyên.Xếp ở vị trí thứ ba là nội dung “Phân công lực lượng kiểm tra, đánh giá;

lựa chọn hình thức kiểm tra, đánh giá kết quả giáo dục phát triển ngôn ngữ” với 2,89 điểm, trong đó có 88,9% ý kiến đánh giá thực hiện rất thường xuyên, 11,1%

ý kiến đánh giá thực hiện thường xuyên, không có ý kiến nào đánh giá thực hiện không thường xuyên. Kết quả khảo sát về kế hoạch giáo dục ngôn ngữ cho thấy hạng mục “kiểm tra, đánh giá” đạt điểm trung bình 2,87, xếp thứ tư. Đáng chú ý, tỷ lệ đánh giá “rất thường xuyên” đạt 86,7%, “thường xuyên” là 12,3%, và không ghi nhận ý kiến nào cho rằng hoạt động này không thường xuyên được thực hiện.Nội dung “Phát hiện, điều chỉnh kịp thời các sai lệch trong giáo dục phát triển ngôn ngữ” và “Khuyến khích phương thức tự kiểm tra, đánh giá của giáo viên trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục phát triển ngôn ngữ” xếp ở vị trí thứ năm với 2,84 điểm, trong đó có 84,4% ý kiến đánh giá thực hiện rất thường xuyên, 15,6% ý kiến đánh giá thực hiện thường xuyên, không có ý kiến nào đánh giá thực hiện không thường xuyên. Và vị trí cuối cùng là nội dung “Tổng kết, rút kinh nghiệm chung về giáo dục phát triển ngôn ngữ” với 2,82 điểm, trong đó có 82,2% ý kiến đánh giá thực hiện rất thường xuyên, 17,8% ý kiến đánh giá thực hiện thường xuyên, không có ý kiến nào đánh giá thực hiện không thường xuyên.

Như vậy có thể thấy công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học ở trường mầm non trên địa bàn xã Phú Xuân được thực hiện ở mức thường xuyên, tuy nhiên có ba nội dung được các cán bộ quản lý và giáo viên đánh giá thực hiện với mức độ thường xuyên chưa cao là nội dung “Phát hiện, điều chỉnh kịp thời các sai lệch trong giáo dục phát triển ngôn ngữ; Khuyến khích phương thức tự kiểm tra, đánh giá của giáo viên trong việc thực hiện kế hoạch giáo dục phát triển ngôn ngữ; Tổng kết, rút kinh

nghiệm chung về giáo dục phát triển ngôn ngữ”.

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trên Địa bàn xã phú xuân, huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc thông qua hoạt Động làm quen với văn học (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)