Kết quả khảo nghiệm

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trên Địa bàn xã phú xuân, huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc thông qua hoạt Động làm quen với văn học (Trang 103 - 129)

CHƯƠNG 3: BIỆN PHÁP QUẢN LÝ GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẦM NON TRÊN ĐỊA BÀN XÃ PHÚ XUÂN, HUYỆN BÌNH XUYÊN, TỈNH VĨNH PHÚC THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI VĂN HỌC

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và khả thi của các biện pháp đã được đề xuất

3.4.5. Kết quả khảo nghiệm

Bảng 3.1. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về mức độ cần thiết của các biện pháp quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trên địa bàn xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc thông qua hoạt động làm quen

với văn học

Biện pháp

Mức độ cần thiết Rất cần

thiết Cần thiết Không

cần thiết 𝐗

Th SL % SL % SL % bậc

Bồi dưỡng nâng cao nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học

40 88,9 5 11,1 0 0 2,89 3

Xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học phù hợp

42 93,3 3 6,7 0 0 2,93 1

Biện pháp

Mức độ cần thiết Rất cần

thiết Cần thiết Không

cần thiết 𝐗

Th bậc SL % SL % SL %

với điều kiện thực tế của nhà trường

Cải tiến nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn tại các trường mầm non tập trung vào giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học

39 86,7 6 13,3 0 0 2,87 4

Chỉ đạo phát huy vai trò chủ động của trẻ trong giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học

41 91,1 4 8,9 0 0 2,91 2

Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo chất lượng giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học

38 84,4 7 15,6 0 0 2,84 5

Xây dựng tiêu chí kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học

39 86,7 6 13,3 0 0 2,87 4

Từ kết quả khảo sát trong bảng 3.1 cho thấy:

Các biện pháp quản lý phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua

hoạt động làm quen với văn học ở trường mầm non mà tôi xây dựng đều được các cán bộ quản lý, giáo viên đánh giá rất cần thiết chiếm tỷ lệ cao (trên 84%).

Trong đó biện pháp “Xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường” được cán bộ giáo viên đánh giá là rất cần thiết và được xếp đầu tiên với 93,3% ý kiến cho rằng rất cần thiết, 6,7% ý kiến cho rằng cần thiết. Biện pháp “Chỉ đạo phát huy vai trò chủ động của trẻ trong giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học” được thứ hai với 91,1% ý kiến cho rằng rất cần thiết, 8,9% ý kiến cho rằng cần thiết. Biện pháp “Bồi dưỡng nâng cao nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học” được xếp thứ ba với 88,9%

ý kiến đánh giá rất cần thiết, 11,1% ý kiến đánh giá cần thiết. Cùng xếp ở vị trí thứ tư là hai biện pháp “Cải tiến nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn tại các trường mầm non tập trung vào giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học” và “Xây dựng tiêu chí kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học” với 86,7% ý kiến cho rằng rất cần thiết và 13,3% ý kiến cho rằng cần thiết. Biện pháp “Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo chất lượng giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học” được xếp ở vị trí cuối cùng với 84,4%

ý kiến cho rằng rất cần thiết, 15,6% ý kiến đánh giá cần thiết.

Như vậy, tất cả các cán bộ giáo viên các trường mầm non trên địa bàn xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đều cho rằng các biện pháp tôi đưa ra là rất cần thiết và cần thiết, đa số các ý kiến đều cho rằng các biện pháp này rất cần thiết và không có cán bộ giáo viên nào cho rằng không cần thiết.

Bảng 3.2. Đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên về tính khả thi của các biện pháp quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trên địa bàn xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc thông qua hoạt động làm quen với văn học

Biện pháp

Mức độ về tính khả thi Rất khả thi Khả thi Không

khả thi 𝐗 Thứ SL % SL % SL % bậc

Bồi dưỡng nâng cao nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học

40 88,9 5 11,1 0 0 2,89 3

Xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường

42 93,3 3 6,7 0 0 2,93 1

Cải tiến nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn tại các trường mầm non tập trung vào giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học

39 86,7 6 13,3 0 0 2,87 4

Chỉ đạo phát huy vai trò chủ động của trẻ trong giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học

41 91,1 4 8,9 0 0 2,91 2

Đầu tư cơ sở vật chất, trang

thiết bị đảm bảo chất lượng 38 84,4 7 15,6 0 0 2,84 5

Biện pháp

Mức độ về tính khả thi Rất khả thi Khả thi Không

khả thi 𝐗 Thứ SL % SL % SL % bậc

giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học Xây dựng tiêu chí kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học

39 86,7 6 13,3 0 0 2,87 4

Kết quả khảo sát cho thấy toàn bộ phương án đề xuất đều đạt mức độ khả thi cao. Phương án “Xây dựng kế hoạch giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mầm non bằng hoạt động trải nghiệm văn học, phù hợp điều kiện nhà trường” được đánh giá đặc biệt cần thiết. Đa số (93,3%) giáo viên nhận định phương án này rất khả thi, số còn lại (6,7%) đánh giá khả thi.Biện pháp “Chỉ đạo phát huy vai trò chủ động của trẻ trong giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học” được thứ hai với 91,1% ý kiến cho rằng rất khả thi, 8,9% ý kiến cho rằng khả thi. Biện pháp “Bồi dưỡng nâng cao nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học” được xếp thứ ba với 88,9% ý kiến đánh giá rất khả thi, 11,1% ý kiến đánh giá khả thi. Cùng xếp ở vị trí thứ tư là hai biện pháp “Cải tiến nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn tại các trường mầm non tập trung vào giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học” và “Xây dựng tiêu chí kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học”

với 86,7% ý kiến cho rằng rất khả thi và 13,3% ý kiến cho rằng khả thi. Biện pháp

“Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo chất lượng giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học” được xếp ở vị

trí cuối cùng với 84,4% ý kiến cho rằng rất khả thi, 15,6% ý kiến đánh giá khả thi.

Như vậy, tất cả các cán bộ giáo viên các trường mầm non trên địa bàn xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc đều cho rằng các biện pháp tôi đưa ra là rất khả thi và khả thi. Các biện pháp này có khả năng vận dụng vào thực tế trong công tác quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trên địa bàn xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc thông qua hoạt động làm quen với văn học.

Kết luận Chương 3

Qua nghiên cứu và khảo sát thực tế, tôi đã đưa ra sáu biện pháp quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trên địa bàn xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc thông qua hoạt động làm quen với văn học. Để thúc đẩy giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học, cần thực hiện một số giải pháp chủ yếu. Cụ thể, cần nâng cao năng lực chuyên môn và nhận thức cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý về phương pháp giảng dạy này. Việc xây dựng và triển khai kế hoạch quản lý giáo dục ngôn ngữ cũng cần được chỉ đạo sát sao. Đồng thời, chất lượng hoạt động chuyên môn tại các trường mầm non cần được đổi mới và nâng cao, hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ. Công tác quản lý và tổ chức giáo dục ngôn ngữ cần được đổi mới toàn diện. Việc trang bị cơ sở vật chất và thiết bị cần được tăng cường để đảm bảo chất lượng. Cuối cùng, công tác kiểm tra, đánh giá cũng cần được đổi mới nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy, tất cả các biện pháp đưa ra đều có tính cần thiết và tính khả thi cao. Mỗi biện pháp có một vai trò riêng nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết, thống nhất, bổ sung cho nhau, giúp cho các nhà quản lý thực hiện tốt chức năng quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học tại đơn vị mình công tác. Trong quá trình quản lý, nhà quản lý phải biết cách phối hợp đồng bộ, sáng tạo các biện pháp đã nêu tuỳ theo điều kiện thực tế của nhà trường, để đạt được hiệu quả tổ chức giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học đạt như mong muốn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của trường.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của đề tài, tôi đã rút ra được một số kết luận như sau:

Ngôn ngữ có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển tư duy cho trẻ. Nâng cao chất lượng giáo dục phát triển ngôn ngữ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trẻ mầm non nói chung. Để nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ nhà quản lý phải nắm rõ các biện pháp để quản lý hiệu quả.

Qua nghiên cứu lý luận đã làm rõ một số khái niệm cơ bản về công tác quản lý, quản lý giáo dục, quản lý hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học.

Nghiên cứu thực trạng quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trên địa bàn xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc thông qua hoạt động làm quen với văn học tôi nhận thấy những năm gần đây các cấp quản lý trong và ngoài nhà trường đã quan tâm và đang có những kết quả nhất định. Tuy nhiên, phương pháp, hình thức tổ chức còn chưa đa dạng phong phú, chưa thực sự thu hút được trẻ tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động phát triển ngôn ngữ.

Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên còn hạn chế về trình độ, năng lực tổ chức giáo dục phát triển ngôn ngữ ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học nên việc xây dựng, tổ chức chỉ đạo, kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ đôi khi còn thiếu chặt chẽ, khoa học. Cơ sở vật chất, kinh phí đầu tư cho giáo dục triển ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen với văn học còn thiếu thốn.

Quá trình nghiên cứu lý luận thực tiễn là cơ sở để tôi đề xuất ra sáu biện pháp quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trên địa bàn xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc thông qua hoạt động làm quen với văn học đó là:

- Biện pháp 1: Bồi dưỡng nâng cao nhận thức, chuyên môn nghiệp vụ cho

cán bộ quản lý, giáo viên về giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học;

- Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường;

- Biện pháp 3: Cải tiến nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn tại các trường mầm non tập trung vào giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học;

- Biện pháp 4: Chỉ đạo phát huy vai trò chủ động của trẻ trong giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học;

- Biện pháp 5: Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo chất lượng giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học;

- Biện pháp 6: Xây dựng tiêu chí kiểm tra đánh giá hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non thông qua hoạt động làm quen với văn học.

Các biện pháp trên có quan hệ hỗ trợ cho nhau trong quá trình thực hiện.

Kết quả khảo nghiệm cho thấy những biện pháp được đề xuất ở trên đều có tính cần thiết và tính khả thi cao (trên 84%). Kết quả này cho thấy độ tin cậy của các biện pháp được đề xuất là khá tốt.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Ủy ban Nhân dân xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

Đề nghị các cơ quan, đơn vị tích cực phối hợp thực hiện nhiệm vụ giáo dục, nhất là chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ thơ tại các cơ sở mầm non.

Mong muốn sự chung tay của các tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ nâng cấp cơ sở vật chất, tạo môi trường giáo dục toàn diện, lý tưởng cho trẻ em tại các trường mầm non.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bình Xuyên

Để nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, nhất là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ trẻ thơ thông qua hoạt động làm quen với văn học, việc thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn chuyên sâu cho đội ngũ quản lý trường mầm non là điều cấp

thiết. Việc này cần được triển khai bài bản, hiệu quả thông qua các chuyên đề, hội thi nhằm thúc đẩy giáo dục toàn diện.

Bên cạnh đó, việc tổ chức các hoạt động tham quan học tập kinh nghiệm tại các đơn vị có thành tích xuất sắc trong chăm sóc, giáo dục trẻ, đặc biệt là về phát triển ngôn ngữ qua hoạt động làm quen với văn học, là biện pháp hữu hiệu.

Mỗi năm học, kế hoạch giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động làm quen với văn học cần được xây dựng chi tiết, cụ thể, linh hoạt điều chỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của từng trường. Cuối cùng, công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế hoạt động nhà trường, đảm bảo điều kiện thực hiện nhiệm vụ là vô cùng quan trọng. Việc này góp phần đảm bảo chất lượng giáo dục mầm non được nâng cao bền vững.

2.3. Đối với cán bộ quản lý các trường mầm non xã Phú Xuân, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc

Việc không ngừng trau dồi năng lực chuyên môn cho đội ngũ nhà trường là ưu tiên hàng đầu. Cán bộ quản lý và giáo viên được đào tạo bài bản, đảm bảo trình độ chuyên môn đáp ứng yêu cầu giảng dạy và quản lý. Tinh thần trách nhiệm cao được đặt lên hàng đầu, hướng tới sự phát triển toàn diện về nhận thức cho đội ngũ.

Đầu tư cơ sở vật chất và kinh phí được thực hiện bài bản, nhằm tạo môi trường học tập lý tưởng. Đồ dùng, đồ chơi hiện đại được trang bị đầy đủ, hỗ trợ tối đa việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý trường học được đẩy mạnh, đặc biệt trong việc theo dõi, đánh giá quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ. Phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được áp dụng triệt để, chú trọng giáo dục ngôn ngữ thông qua hoạt động làm quen với văn học. Việc cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn là hoạt động thường xuyên, không ngừng nghỉ.

Sử dụng nguồn nhân lực hiệu quả là yếu tố then chốt. Việc phân công, bố trí giáo viên được thực hiện dựa trên chuyên môn và năng lực, đảm bảo sự phù hợp tối ưu.

Tạo động lực tuyên dương, khen thưởng hợp lý để khích lệ các cán bộ giáo viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua

Một phần của tài liệu Quản lý giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non trên Địa bàn xã phú xuân, huyện bình xuyên, tỉnh vĩnh phúc thông qua hoạt Động làm quen với văn học (Trang 103 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)