PHẦN III KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀ

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ internet banking của sinh viên chính quy và tại chức trường đh kinh tế huế (Trang 63 - 65)

28 Chú thích: ***: Giá trị nhó hơn 1%

PHẦN III KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐỀ TÀ

1.Kết luận

Nghiên cứu đã khẳng định giá trị của mô hình TAM mở rộng khi chỉ ra các nhân tố sự tự tin, sự hữu ích cảm nhận và thái độ ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng IB, trong đó nhân tố hữu ích có được tác động trực tiếp lớn nhất, tiếp theo mới đến sự tự tin và thái độ. Không những thế, hai nhân tố sự tự tin và hữu ích còn ảnh hưởng gián tiếp đến ý định sử dụng thông qua thái độ. Mức độ ảnh hưởng của hữu ích cảm nhận đối với thái độ lớn hơn so với mức độ do sự tư tin tác động. Ngoài ra, mặc dù với tác động ở mức độ nhỏ hơn nhiều so với những nhân tố còn lại, tuy nhiên kết quả thu được còn cho thấy rủi ro cảm nhận là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng NHTT, gián tiếp thông qua sự tác động đến sự tự tin; ảnh hưởng xã hội tác động gián tiếp đến ý định sử dụng IB thông qua nhân tố rủi ro. Đồng thời biến nhân khẩu học thời gian sử dụng Internet ảnh hưởng đến dự định này thông qua sự tự tin và thái độ. Tất cả các mối tương quan thu được đều là mối tương quan thuận chiều.

Bên cạnh đó, nghiên cứu còn cho thấy mặc dù dịch vụ NHTT bắt đầu đươc triển khai tại VN từ năm nhưng cho đến nay số khách hàng sử dụng dịch vụ này ở nước ta nói chung và ở Huế nói riêng vẫn chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Khảo sát đối tượng SV chính quy và tại chức tại trường ĐH Kinh tế cho thấy, tỷ lệ này chỉ chiếm 16.7%. Đối tượng này là một đối tượng trẻ, năng động, có trình độ hơn so với mặt bằng chung nên thiết nghĩ kết quả thu được khi khảo sát trên toàn bộ địa bàn được tiên đoán còn thấp hơn rất nhiều. Ngoài ra mức độ nhận biết này còn khác nhau giữa những đối tượng khác nhau về giới tính, tuổi, thu nhập, nghề nghiệp, thời gian sử dụng dịch vụ NH, máy tính, Internet và mức độ giao dịch với NH. Tỷ lệ sử dụng IB cao hơn ở nam giới, độ tuổi từ 23-30, và nhóm cán bộ công chức.

Cuối cùng, đề tài khẳng định được một số phát hiện như sau:

 Cảm nhận về sự tư tin, sự hữu ích và thái độ đối với IB của những nhóm có thời gian sử dụng may tính và Internet khác nhau là khác nhau; đối với những người có mức độ giao dịch với NH khác nhau thì cảm nhận của họ về nhân tố tự tin và thái độ cũng khác nhau.

 Nhóm khách hàng đã dùng và dùng IB sẽ có cảm nhận khác nhau về yếu tố rủi ro, 2 nhóm SV chính quy và tại chức đại diện cho 2 đối tượng KHCN đã có thu

nhập và chưa có thu nhập có nhận định khác nhau đối với yếu tố ảnh hưởng xã hội.

 Nam và nữ có cảm nhận khác nhau về yếu tố sự tự tin và thái độ đối với IB.

 Cảm nhận về sự tự tin được đánh giá là khác nhau giữa nam và nữ.

 Yếu tố thu nhập có mối liên hệ với sự cảm nhận về rủi ro và thái độ, sự cảm nhận này giữa những nhóm có mức thu nhập khác nhau là khác nhau.

Nhìn chung, nghiên cứu đã thu được một số kết quả như sau:

- Khẳng định được giá trị của mô hình chấp nhận công nghệ TAM và bổ sung một nghiên cứu về Internet Banking tại Việt Nam.

- Cơ sở lý luận về IB, công cụ khảo sát, thang đo đề xuất mang tính tổng hợp cao. - Đề tài đã kế thừa được các nghiên cứu đi trước và đề xuất được mô hình nghiên cứu ý định sử dụng NHTT tương đối phù hợp với VN nói chung và Huế nói riêng.

- Số lượng mẫu điều tra lớn nhất từ trước đến nay nên tạo điều kiện thuận lợi cho nghiên cứu dễ dàng hơn, đồng thời tính đại diện cho tổng thể cao hơn.

- Khẳng định được rằng không có sự khác nhau về nhận thức về các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng IB giữa các nhóm đối tượng SV chính quy và tại chức.

- Khẳng định được một cách tương đối tin cậy những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp đến ý định sử dụng IB và mức độ ảnh hưởng từng nhân tố thông qua một công cụ phân tích sâu hơn đó là SEM.

So với những nghiên cứu trước tại Việt Nam, đề tài có một số ưu điểm nhất định: Thứ nhất, về mặt cơ sở lý luận, trên nền tảng tham khảo nhiều quan điểm, góc độ nghiên cứu khác nhau về IB ở trong và ngoài nước, đề tài đã đưa ra được những lý thuyết, khái niệm, ý tưởng khá phong phú về vấn đề nghiên cứu.

Thứ hai, đề tài đã bổ sung được trong mẫu điều tra đã được được mở rộng trên nhiều đối tượng với các độ tuổi, nghề nghiệp, mức thu nhập khác nhau, do đó, mức độ đại diện cũng như khả năng suy rộng ra tổng thể khách hàng cá nhân cao hơn, chính xác hơn.

Cuối cùng, không những nghiên cứu ở mức độ khám phá mà đề tài đã nghiên cứu đến những ảnh hưởng trực tiếp cũng như gián tiếp giữa các nhân tố trong mô hình và đo lường mức độ ảnh hưởng này tương đối chính xác.

2.Hạn chế của đề tài

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ internet banking của sinh viên chính quy và tại chức trường đh kinh tế huế (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(147 trang)
w