Kiểm định đánh giá mức độ tác động của giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập đối với các nhân tố hình thành (Phụ lục 14).

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ internet banking của sinh viên chính quy và tại chức trường đh kinh tế huế (Trang 60 - 62)

28 Chú thích: ***: Giá trị nhó hơn 1%

2.10.4Kiểm định đánh giá mức độ tác động của giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập đối với các nhân tố hình thành (Phụ lục 14).

thu nhập đối với các nhân tố hình thành (Phụ lục 14).

a. KĐ One Way-ANOVA (nhân tố phân phối chuẩn: tự tin, rủi ro)

Kết quả kiểm định cho thấy có cảm nhận về nhân tố sự tự tin giữa nam và nữ là khác nhau còn đối với nhân tố rủi ro thì cảm nhận này là như nhau; nhận thức về hai nhân tố này như nhau giữa những đối tượng có độ tuổi, nghề nghiệp khác nhau. Đối với những khách hàng có mức thu nhập khác nhau, cảm nhận về tự tin là như nhau tuy nhiên cảm nhận về yếu tố rủi ro lại khác nhau.

b. KĐ K Independent-Sample Test (nhân tố không phân phối chuẩn: hữu ích, thái độ, AHXH)

Kết quả kiểm định cho thấy cảm nhận giữu nam và nữ về nhân tố thái độ là khác nhau, về nhân tố AHXH và hữu ích là như nhau; đối với những nhóm có độ tuổi, nghề nghiệp, khác nhau, cảm nhận về 3 nhân tố này là như nhau. Đối với nhóm có thu nhập khác nhau thì cảm nhận của họ về hữu ích và ahxh là như nhau nhưng về thái độ là khác nhau.

2.11 Thảo luận

Nghiên cứu này đã khẳng định giá trị của những nhân tố trong mô hình TAM (Sự tự tin, sự hữu ích cảm nhận, thái độ) trong việc giải thích ý định sử dụng IB của KHCN. Bên cạnh đó còn bổ sung những mối tương quan hợp lý khác giữa các nhân tố trong mô hình mà chưa có ở TAM. Đồng thời, nghiên cứu đã mở rộng mô hình TAM khi chỉ ra được cảm nhận về rủi ro và ảnh hưởng XH có ảnh hưởng gián tiếp đến dự định sử dụng.

Sự hữu ích cảm nhận được nhận định là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến dự định sử dụng dịch vụ NHTT. Điều này ủng hộ những nghiên cứu trước của Pikkarainen (2004) và Chan & Lu (2004) khi điều tra sự chấp nhận IB tại Phần Lan và tại Hồng Kông. Đối với thành phần rủi ro cảm nhận, sau khi đưa vào khảo sát thì kết quả thu được cho thấy, cảm nhận về yếu tố này của khách hàng không có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hữu ích cũng như dự định sử dụng dịch vụ IB mà nó chỉ tác động gián tiếp đến dự định này của khách hàng thông qua nhân tố sự tự tin. Khẳng định này khác với kết quả nghiên cứu mô hình NHĐT ở Hồng Kông (Frambach, 1995) và tại Indonesia, khi

kết quả của nghiên cứu đó cho thấy nhận thức về rủi ro là biến bên ngoài tác động đến nhận thức sự hữu ích, và việc lựa chọn ứng dụng công nghệ tỷ lệ nghịch với mức độ rủi ro cảm nhận, mức độ rủi ro càng thấp hay sự bảo mật đối với dịch vụ IB càng cao sẽ khiến cho khách hàng cảm thấy an tâm khi sử dụng IB. Thiết nghĩ, sỡ dĩ có sự khác biệt này có thể do mẫu nghiên cứu có một lượng lớn đối tượng là những con người trẻ tuổi, thu nhập còn thấp, thành phần tri thức chiếm tỉ lệ cao, nhóm này sẽ có xu hướng là những người tự tin vào năng lực bản thân nhiều hơn, chấp nhận rủi ro nhiều hơn những đối tượng khác. Trong tương lai nên mở rộng xem xét điều này để có được kết quả đại diện hơn cho mặt bằng khách hàng chung.

Ảnh hưởng của xã hội không được khẳng định ảnh hưởng trực tiếp đến ý định sử dụng NHTT nhưng ảnh hưởng gián tiếp thông qua rủi ro cảm nhận. Kết quả này khác một số nghiên cứu trên thế giới khi cho rằng AHXH tác động trực tiếp đến dự định này. Thiết nghĩ, đối với Việt Nam nói chung và hành phố Huế nói chung, nơi mà trình độ dân trí chưa cao như các nước tiên tiến trên thế giới, những tác động từ những cá nhân bên ngoài xã hội, tâm lý đám đông, bầy đàn giữa công chúng trở nên phổ biến hơn. Do đó, yếu tố AHXH này ảnh hưởng đến cảm nhận của khách hàng cá nhân về rủi ro của dịch vụ IB là một điều dễ hiểu.

Đối với biến nhân khẩu học thời gian sử dụng Internet khi đưa vào khảo sát đã cho thấy biến này có ảnh hưởng đến ý định sử dụng IB gián tiếp thông qua thái độ và sự tự tin. Những người có thời gian sử dụng Internet lâu hơn có cảm nhận dễ dàng nắm bắt và sử dụng từ đó có được thái độ tích cực về IB và có xu hướng sử dụng IB nhiều hơn. Kết quả này tương đồng với một số nghiên cứu trước tại Thái Lan.

Yếu tố thu nhập được khẳng định có mối liên hệ với sự nhận thức của khách hàng về các nhân tố tác động đến ý định sử dụng IB (rủi ro, thái độ). Khẳng định này có thể hợp lý vì theo một điều tra tại Châu Âu năm 2002, những người trưởng thành với mức thu nhập cao, trung bình 77240 $ một năm thường cảm thấy bối rối và e ngại đối với việc sử dụng một công nghệ mới, (Crawford, 2002).

Một phần của tài liệu nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ internet banking của sinh viên chính quy và tại chức trường đh kinh tế huế (Trang 60 - 62)