Phương pháp day học văn với vai trò chủ thể cdm thy sáng tạo của

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Vận dụng hệ thống câu hỏi gợi mở trong việc dạy tác phẩm ở trường phổ thông trung học (Trang 30 - 34)

THỤ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH

C. Mác cho rằng: “bản chất của con người là tổng'hoà các mối quan hệ

2. Phương pháp day học văn với vai trò chủ thể cdm thy sáng tạo của

học sinh.

2.1 Tư tưởng môi trong dạy học văn.

Nhận thức đúng vé tim quan trọng của quá trình day học văn với

việc phát huy vai trò chủ thể của học sinh, các nhà giáo dục, nhà nghiên cứu hiểu rằng cẩn phải thay thế phương pháp giảng day văn truyền thống, lạc hậu bằng phương pháp dạy học văn kiểu mới, hiện đại hơn. Nghị quyết

trung ương II đã để ra mục tiêu là "đào tạo những con người lao động tự chủ, năng động và sáng tạo, có năng lực giải quyết những vấn dé do thực

tiền đặt ra, tự lo được việc làm, lập nghiệp và thăng tiến trong cuộc sống,

qua đó góp phần xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, văn minh.

Muốn vậy, "phương pháp giáo đục phải hướng vào việc khơi day, rèn luyện và phát triển khả năng nghĩ và làm một cách tự chủ, năng động và sáng tạo

ngay trong lao động và học tập ở nhà trường ". Chính từ mục tiêu trên, chúng ta phải “suy nghĩ, tìm tòi, phải sáng tạo, phải xây dựng một phương pháp giảng dạy văn thích hợp, đem lại những kết qủa tốt ...Chúng ta phải xem lai cách day văn trong nhà trường phổ thông của ta, không nên day như

cứ vì day như cũ thì không những chỉ việc day văn không hay mà sự đào tạo

cũng không hay. "(Phạm Van Đồng)

Nhìn chung phương pháp dạy học hiện đại khác với phương pháp

giảng văn truyền thống vé mục đích và con đường dat đến mục đó. Vì vậy nó có sự đổi mới về cơ chế hoạt động dạy học cùng hàng loạt vấn để vé

—ơ-————————————.--rc——————————.————————

SVTH : Nguyễn Thị Phong Là Trang 27

Laan var tol ngnigp GVHD : TS Nguyễn Đức Ân

tiến trình tổ chức dạy học, phương pháp tiếp cận tác phẩm ở học sinh. Mục

đích của việc đổi mới phương pháp là làm sao để học sinh chiếm lĩnh tác

phẩm văn chương một cách hứng thú và tự nguyện, giúp cho sự phát triển toàn diện về trí tuệ, tâm hén nhân cách năng lực của mỗi học sinh, Con

đường đạt đến hiệu quả tự phát triển là sự vận động tự thân của mỗi chủ thể học sinh, người học sinh vừa là mục tiêu, vừa là con đường, vừa là phương tiện để đạt đến mục đích.

Để thúc đẩy sự hoạt động trí tuệ của bản thân từng học sinh, phải có sự tác động bằng một hệ thống những thao tác, những biện pháp làm cho hoạt động được vật chất hóa. Giờ dạy học tác phẩm nhất thiết là một quy

trình được thiết kế bằng một hệ thống thao tác để học sinh thực sự có được

su hoạt động trí tuệ từ bước tri giác ngôn ngữ, âm thanh đến hồi ức tưởng tượng, liên tưởng, so sánh, phân tích, khái quát theo con đường cảm xúc hóa phù hợp với quy luật cảm thụ văn chương.

Muốn thực hiện tốt những yêu cầu cấp bách về phương pháp day học

văn, chúng ta phải nghiên cứu tìm ra một hướng đi mới cho phương pháp.

Có thể nói, phương pháp chính là con người. Do đó, con người muốn tổn tại và phát triển trong thời đại phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật và công nghệ cao thì phải đổi mới cả vé nội dung lẫn hình thức, cả vé quan niệm lẫn hoạt động cụ thể. Tuy nhiên, cẩn tận dụng những yếu tố hợp lý của phương pháp dạy học thời gian qua với khẩu hiệu để học sinh suy nghĩ

nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn. Song hiểu đúng bản chất

tư tưởng của phương pháp dạy học đã khó mà áp dụng thường xuyên các

phương pháp dạy học mới vào hoạt động day lại càng khó hơn nhiều, do

vậy, can phải tạo diéu kiện cho giáo viên trong quá trình chuẩn bị. Một trong những giải pháp thực hiện yêu cầu đó là cung cấp các quy trình chuẩn

bị và thực hiện dạy học, trước hết là các tiết lên lớp như là những kế hoạch

hoạt động nhầm tổ chức và hướng dẫn học sinh học tập dưới dạng giáo án.

Phương pháp dạy học là bộ môn vừa mang tính khoa học vừa mang

tính nghệ thuật nên các quy trình thiết kế sẽ không hạn chế sức sáng tạo

của giáo viên đối với những nội dung cụ thể. Khi lựa chọn và sử dụng phương pháp yêu cầu đặt ra cho mỗi giáo viên là phương pháp đó có tạo được sự hoạt động và phát triển bên trong học sinh hay chỉ là một thao tác máy móc, hình thức giả tạo? Như vậy, từ cấu tạo giờ dạy lên lớp, cách soạn giáo án cho đến việc lựa chọn phương pháp đều tuỳ thuộc vào mục đích quan trọng hàng dau là có phát huy được vai trò chủ thể của học sinh hay

không?

2.2 Cấu tạo một giờ lên lấp và cách soạn giáo án.

2.2.1 Trước đây, chúng ta tiến hành giờ lên lớp theo các bước: “dn dinh 18 chức, kiểm tra bài cũ, giảng bài mới, tổng kết và dặn dò học sinh chuẩn bị

bài mới”. Không ít giáo viên đã thực hiện theo quy trình này một cách máy

SVTH : Nguyễn Thị Phong Lé Trang 28

Luan văn tót nghiệp GVHD : TS Nguyễn Đức An

móc, ấp dụng cho tất cả các loại bài, các thể loại và đối tượng khác nhau tạo nên tâm lý nhàm chán cho học sinh đồng thời làm cho giờ văn xơ cứng, thiên về lao động của giáo viên trên tác phẩm hơn là lao động của học sinh.

Nhận thức đúng dắn và toàn diện vẻ cơ chế mdi, coi trọng vai trò chủ thể của học sinh trong quá trình dạy học văn, mục đích dạy học văn đã có sự thay đổi, giờ lên lớp nhất thiết không phải lúc nào cũng đi theo con đường mòn của lối kết cấu truyền thống ít nhiều đã lỗi thời. Ngày nay, người ta chú ý nhiều đến tiến trình hoạt động của giáo viên và học sinh trên lớp, chú ý đến mối quan hệ giữa tác phẩm với bạn đọc, giữa giáo viên học sinh với nhà văn thông qua tác phẩm văn học. Tác dụng qua lại giữa bạn đọc với tác phẩm vô cùng sinh động, đa dạng không thể áp dụng vào bất cứ một khuôn mẫu khô cứng có sẩn của một kiểu cấu tạo giờ dạy học văn nào. Dĩ nhiên,

chúng ta không đồng tình với lối thy tiện, tự do trong giảng văn chương nhưng tác phẩm văn chương là đa dạng, phong phú và thế giới con người học sinh lại càng phong phú sinh động hơn, vì thế giảng văn phải phù hợp;

với bản chất đa dạng sáng tạo của lao động phân tích và tiếp nhận van

chương.

Cấu tạo giờ day văn chương có thể linh hoạt về trật tự và nhịp độ

nhưng phải bảo đảm hoạt động song phương của thay và trò. Một giờ giảng van có khi được bắt đầu bằng việc giáo viên tạo cho học sinh trao đổi bộc lộ những cảm nghĩ của mình về bài văn hoặc một nhân vật trong bài văn, làm sao cho giờ dạy học văn thực sự là một giờ dạy sinh động lôi cuốn hấp dẫn

học sinh. Tiến trình giờ dạy cẩn phải chuẩn bị một cách công phu và củng cố lại cho phù hợp từng bài giảng, từng đối tượng khác nhau nhằm phát huy năng lực nhận thức và khả năng tư duy cho học sinh đồng thời nâng cao tính

tích cực tự giác của học sinh.

2.2.2 Quan điểm day học được thể hiện rất rõ trong giáo án. Giáo án cũng

ảnh hưởng rất rõ đến cơ chế lên lớp và cấu tạo giờ dạy. Đó là một khâu không thể thiếu trong quá trình lên lớp. Nhưng tẩm quan trọng là với mục

tiêu phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của học sinh trong giờ dạy học văn,

giáo án lên lớp không còn là bản để cương chương trình hoá,vật chất hoá nội dung hoạt động của giáo viên và học sinh để thâm nhập bài văn. Đó là

một giáo án vận dụng nhiều phương pháp và biện pháp rèn luyện tư duy cho học sinh song song với quá trình hình thành kiến thức mới. Giáo án phải là

sự kết hợp hữu cơ giữa ba yếu tố : hiểu biết, giáo duc với rèn luyện để học

xinh tự phát triển. :

3. Sự lựa chọn phương pháp trong giảng dạy.

Không có một phương pháp nào là vạn năng, "không có một đơn

thuốc " nào vạn năng trong quá trình dạy học nói chung và trong quá trình dạy học văn nói riêng. Cho nên, phân loại, đánh giá và lựa chọn phương

pháp thích hợp vẫn đang là vấn để Gdn bàn bạc. Mỗi phương pháp có những

SVTH : Nguyễn Thị Phong Lé Trang 29

Lugn văn tỏi ngÍuệp GVHD : TS Nguyễn Đức An

ưu, khuyết điểm khác nhau được bộc lộ rõ trong quá trình giảng đạy và trong quá trình tiếp thu của học sinh dựa vào đặc điểm tâm lý.

Để cập dến cơ chế dạy học, cấu tạo giờ dạy và giáo án lên lớp hay vấn dé sử dụng phương pháp điều đầu tiên là phải xác định một quan niệm

đúng đấn về dạy học văn, nhất là vai trò chủ thể của học sinh.Vì thế, lối giảng văn truyền thống cẩn phải xem xét lại. Bởi lẽ, phương pháp giảng bình đã chiếm phan lớn thời gian cho sự thuyết trình của giáo viên, bọc sinh chỉ thụ động tiếp thu bài học. Chúng ta cẩn chú ý đến những phương pháp mới như hội thảo mới đây về vấn để đổi mới phương pháp day học văn ở

trường phổ thông của Bộ Giáo Dục tổ chức tháng 12-1999 tại Hà Nội đã để

ra như : phương pháp gợi mở, phương pháp nêu vấn để, phuơng pháp nghiên

cứu... Đây là những phương pháp được đánh giá cao với khả năng phát huy

năng lực nhận thức và phẩm chất trí tuệ của học sinh.

Qua phân tích đánh giá, chúng ta thấy rằng phương pháp dam thoại - gợi mở cần được nghiên cứu và đưa vào giảng day tronp, gid pidng văn. Hỏi

*mục đích cơ bản của giáo viên là dey cho học sinh làm việc vdi văn bản của

một bài thơ và di từ những nhận xét riêng rễ đến một kết luận chung về ý nghĩa tư tưởng và nghệ thuật của n4 thì giáo viên sẽ chọn phương pháp gợi tìm "(Phan Trọng Luận) và nếu giáo viên biết “đặt cdu hỏi khéu gợi thi đây

là cơ hội tốt để phát huy tiểm năng. tư duy iri tuệ, lối suy nghĩ của họ và từ đó mà tổ chức tranh luận, làm sáng td vấn 48” (Phạm Văn Đông).

SVTH : Nguyễn Thị Phong Lê Trang 30

Luận văn tốt nghiệp GVHD : TS Nguyễn Đức An

Chương 3

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Vận dụng hệ thống câu hỏi gợi mở trong việc dạy tác phẩm ở trường phổ thông trung học (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)