THIẾT KẾ BÀI HỌC

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Vận dụng hệ thống câu hỏi gợi mở trong việc dạy tác phẩm ở trường phổ thông trung học (Trang 56 - 62)

1. Trước giờ học

Cho học sinh chuẩn bị các câu hỏi sau :

(1). Tìm thêm về di bản của bài ca dao.

(2). Tìm hiểu cấu tứ và môtip của bài ca dao.

(3). Tìm hiểu cách hiểu đúng cho bài ca dao

2. Trong giờ học

Tạo không khí folkore bao quanh tác phẩm (tìm hiểu các yếu tố nằm ngoài văn bản bài ca dao để hiểu rõ hơn về bài ca dao).

Giáo viên : Ca dao thường hướng về tình yêu đôi lứa, vé những mối tình trong sáng, ngây thơ của những chàng trai cô gái thôn quê. Đồng thời,

ta cũng bắt gặp một số bài ca dao nói về nỗi lòng, than thân trách phận của những đôi lứa yêu nhau mà không lấy được nhau. “Trèo lên cây bưởi hái hoa ” là một trong số những bài ca dao ấy.

Khi đi bóng hãy còn dài

Giờ về bóng đã nghe ai bóng tròn

Ngày đi trúc chửa mọc măng

Ngày về trúc đã cao bằng ngọn tre

Để hiểu rõ hơn về tâm sự của đôi lứa yêu nhau, chúng ta hãy nghe

am vang khắc khoải, tiếc nuối toát ra từ nhạc điệu bai ca dao.

* Bước 1: Doc điễn cảm

Việc 1: Hướng dan học sinh đọc bài ca dao

Giáo viên đọc diễn cảm bài ca dao và gọi một hay hai hoc sinh đọc

lu.

SVTH - Nguyễn Thị Phong Lé Trang 53

Luin văn tốt nghiệp GVHD : TS Nguyén Đức An

Giáo viên : Đọc bài ca dao em nhận ra có những nhân vật đối thoại Hào? Từ đó em cho biết bài ca dao bắt nguồn từ hình thức sinh hoạt nào

trong dân gian ?

Học sinh : Trong bài ca dao có hai nhân vật đối thoại : + Bến câu đầu : lời chàng trai.

+ Bốn câu sau : lời cô gái. :

Bài ca dao là phần còn lại của hình thức hát lối giao duyên thudng được tổ chức trong các buổi sinh hoạt hội hè đình đám ở nông thôn ngay

xưa

Giáo viên : Đây là bài ca dao được lưu hành và ghỉ chép khá thống

nhất ở các địa phương và các sách sưu tẩm ca dao, chứng tỏ nó có sức sống rất mãnh liệt và biên độ lưu truyền khá rộng rãi trong dân gian.

Học sinh : Bài ca dao tuy có sự gần giống nhau nhưng vẫn có một chỗ khác, đó là câu đầu của phần thứ hai “Ba đồng một mớ trau cay". Câu

này có các dij bản sau:

(1). Ba đồng một miếng trầu cay.

(2). Ba đồng một lá trầu cay.

(3). Vị gì một lá trầu cay.

(4). Vẻ gì một miếng trau cay.

Giáo viên : Ở đây, chúng ta sẽ tìm hiểu bài ca dao theo bản ghỉ

trong cuốn “Tuc ngữ ca dao dân ca Việt Nam" của Vũ Ngọc Phan hay trong cuốn “Van học lớp 10 - Tập I (CCGD)" do Chu Xuân Diên biên soạn.

* Bước 2 : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài ca dao

Việc 2: Hướng dẫn học sinh tìm ra trọng tâm của bài ca dao

Giáo viên : Đặt bài ca dao vào hệ thống những bài hát than thân

trách phận, em cho biết giọng điệu của tác phẩm? Mạch cấu tứ của lời hát than thân diễn ra như thế nào trong bài ca?

Học sinh :

+ Giọng điệu : tiếc nuối, xót xa xen chút ngậm ngùi của lời hát đối

giao duyên.

+ Mạch cấu tứ : theo hình thức hát đối đáp của khúc hát giao duyên Lời chàng trai : ngậm ngùi tiếc nuối

Lời cô gái : trách cứ oán thương

Việc 3: Hướng dan học sinh tìm ra âm điệu chung của bai ca đao.

Giáo viên : Cảm nhận đẫu tién của em khi đọc bài ca dao?

Hoe sinh : (Phát biểu tự do), Giáo viên có thể định hướng câu trả

lúa, '

Đây là tiếng hát sầu hận, tiếc nuối xót xa cảm hoài về một cảnh ngộ trớ trêu, éo le ngoài ước nguyện : yêu nhau chẳng lấy được nhau. Khi biết

SVTH - Nguyễn Thị Phong Lê Trang 54

LiHÄH van (oi nghiệp GVHD : TS Nguyễn Đức An

tin cô gái lấy chồng chang trai đau khổ nhưng bất lực, chỉ biết pap người

thương để thổ lộ, giãi bày sự luyến tiếc của mình. Đồng thời, qua đó bai ca

con là lời xót xa cho thân phận bất hạnh của cả hai người.

Việc 4; Hướng dẫn học sinh phân tích bài ca dao theo mạch cấu tứ, Giáo viên : Mở đầu bài ca dao là lời của chang trai. Em có nhận xét

gì về những lời mở đầu này? Nỗi lòng của chàng trai được bộc bạch như thế

nào trong lời ca?

Học sinh : Mé đâu bài ca là nỗi đau đồn, giầy vd, day đút, bến chin thang thốt của chàng trai được bộc 16 qua động thái : “trèo lên - bước

xuống”, một tâm trạng tiếc nuối, bất lực trước hiện tại.

Giáo viên : Theo thi pháp ca dao cổ truyền, nhất là ca đao trữ tình,

cầu mở đầu thường được viết theo thể hứng : trông thấy cảnh mà nảy sinh

tinh. Ở đây, “trèo lên cây bưởi hái hoa” chủ yếu nhằm gợi hứng và có tác

dụng đưa đẩy, bắt vần. Ta thường gặp những câu whit vậy trong ca đao :

~ Trèo lên cây bưởi hái hoa Người ta hái hết đôi ta bẻ cành

~ Trèo lên cây khế nửa ngay

Ai làm chua xót lòng nay khé ơi!

~ Trèo lên Quán Dốc ngồi sốc cây đa...

Nhưng tại sao lại “treo lên bước xuống"? Tại sao lại “Hái nụ tam

xuân” trong “vườn ca”? Dụng ý nghệ thuật của tác giả dân gian trong hai

câu thơ này có tác dụng gì?

Có ý kiến cho rằng : “chàng trai ở đây phải “treo lên. bước

xuống *..biết bao khó nhọc vất vd cất công lặn lội đi tìm người thương"

(Nguyễn Xuân Châu - Về bài ca dao “Tréo lên cây bưởi hái hoa”). Ý kiến của

em thế nào ? Vì sao ?

Học sinh : *Trèo lên - bước xuống” là hành động khó cắt nghĩa thể

hiện tâm trạng rối bời như mất cả phương hướng của chàng trai bị thất tình.

Giáo viên : (Nói thêm về động tác tìm hoa, hái nụ trong một số bài

ca đao khác).

~ Cúc mọc bờ giếng cheo leo

Đố ai dám trèo hái cúc mà chơi

— Anh đến tìm hoa thì hoa kia đã nở Anh đến tìm đò thì đò đã sang sông

Đến em, em đã lấy chồng...

Vậy thì việc hái hoa, hái nụ trong bài ca dao trên chỉ là những động

túc trữ tình nhằm diễn tả một sự tim kiểm, một khát vọng vươn tới cái đẹp, vươn tới tình yêu của nhân vật. Cái vu vơ ở đây đã trở thành có nghĩa.

SVTH - Nguyễn Thị Phong Lê Trang 55

Luận van tôt nghiệp GVHD - TS Nguyễn Đức An Giáo viên : Tại sao tác gid dân gian lại viết : "Nụ tắm xuân nở ra

xanh biếc”? Khung cảnh thiên nhiên có giá trị, có mốt liên hệ như thế nào

đốt với nhân vật trữ tình?

Học sinh : Hoa tim xuân có màu đỏ, trắng, hồng. Như vậy, ở đây

có sự phi lý trong việc chuyển đổi màu sắc. Sự chuyển đổi này cùng khung

cảnh thiên nhiên tạo nên mối dây liên lạc, gắn bó mật thiết với nhân vật trữ tình - chang trai. Đó là sự trễ trang và lời tiếc nuối của chàng trai trong liện

tại.

Giáo viên : Trong ca dao vẫn có sự phi lý như thế khi nói đến việc tình duyên trắc trở, màu sắc thường diễn tả trái ngược với màu sắc thực tế

như trong bài ca dao đối đáp:

Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc tím

Em có chồng rồi trả yếm cho anh.

Hoa cúc vàng nở ra hoa cúc xanh

Yếm em em mặc, yếm gì anh anh đòi.

Vậy cái sắc màu “xanh biếc” ở đây là gì? Giả thit hoa Tầm xuân màu

đỏ, em hãy lý giải “sắc xanh biếc " trong bài ca?

Học sinh :

+ Màu sắc của tâm trạng được người nghệ sĩ dân gian đặc tả qua

phạm trù “cái phi ly” để nói cái hữu lý của tình yêu trong sự trở trêu của nó.

+ Mau xanh biếc như ánh lên bức thông điệp về sự muộn min dẫn tới ly biệt. Nỗi tiếc nuối khôn nguôi càng làm cho nỗi đau hiện tại của chàng

trai càng thêm thấm thía. Âm điệu câu thơ từ lục bát chuyển sang song thất

góp phan bộc lộ nỗi đau thất tình và nỗi tiếc nuối đó.

Giáo viên : Như vậy, “Nụ tẩm xuân nở ra xanh biếc" vẫn nim trong mạch hổi tưởng của chàng trai thất tình, đau khổ. Chàng đau đớn,

thang thốt trong hiện tai phd phàng để rồi thốt lên được mỗi một câu : “Em

có chồng rỗi, anh tiếc lắm thay! ”,

Từ lời tâm sự tiếc nuối của chàng trai, bài ca dao chuyển sang mach

nói lời than trách của cô gái.

đa ME AG ứng do Ce của dớ Gal a Bàiằ Vừ xày nụ ĐỀ

nào khi nghe lời tâm sự nuối tiếc khôn nguôi của chàng trai?

Học sinh : Cô gái đồng cảm với tình yêu và sự luyến tiếc của chàng trai nhưng chẳng những không có lời an ủi, khuyên giải mà còn tỏ ý phan nan, trách móc vé sự thiếu chủ động và chậm trễ của chàng trai :

Ba đồng một mở trầu cay

Sao anh không hỏi những ngày còn không.

Giáo viên : Có ý kiến cho rằng : “Trong khi chàng trai thất tình thốt lên những lời thd thanm bất lực và yếu đuối ..thì cô gái lại tỏ ra rất bình tinh

SVTH : Nguyễn Thị Phong Lé Trang 56

Luận văn tốt nghiép GVHD : TS Nguyén Đức An

và chủ đông. Cô trả lời ở thế tấn công, trách móc, phê phan sự chậm trễ và

thiêu chủ động cảa chang trai”.

Lại có ý kiến : "Nỗi đau của cô gái trong lời đáp là nỗi đau trong sứ

thách cứ và than thờ. Trách mà vẫn yêu. Than thở mà vẫn chịu dung”.

Em nghĩ thế nào? Tại sao em cho là như vậy?.

Hoc sinh : (Phát biểu tự do, giáo viên có thể định hướng câu tri

lời).

+ “Ba đồng một mớ trầu cay” chỉ ba đồng : rất rẻ. Trầu càng rẻ thì cái giá phải trả càng đắc, sự đáng tiếc càng tăng và do đó chàng trai càng đáng trách, càng nặng lỗi. Cô gái rất khiêm nhường tự hạ mình và như thế

càng đáng thương đáng quý.

+ Như vậy là cô gái trách móc rất đúng. Trách móc vì nó thể hiện và

“thực hiện” một tình yêu đã không được thực hiện bằng cách khác. “Sao

anh chẳng hỏi” đã chứng minh một tình yêu thực sự và đó chính là sự an ủi

lớn nhất đối với chàng trai trong lúc này.

Giáo viên : “Miếng trầu" là cách nói hoán dụ lấy một bộ phận chỉ toàn thể, một cuộc lễ hỏi có ý nhắn nhủ với thái độ nhún nhường, nhằm trách nhẹ chàng trai. Vậy "miếng trầu" có phải là nguyên cớ ngăn cách đôi bạn trẻ không?Em hiểu như thế nào về ý nghĩa của “mớ trầu cay"?

Hoc sinh : “Mé trầu cay” nhắc ta nhớ đến ranh giới xưa và nay, tự

do và ràng buộc, may và rủi, dữ và lành trong cuộc đời tình duyên của cô

gái.

Nếu ngày xưa cái ranh giới mỏng manh “những ngày còn không” dễ

dàng bị phá vỡ bởi “ba déng” là anh có thể lấy cô. Ngày nay, cái ranh giới ấy đã trở thành bất khả xâm phạm và một sự thực không thể chối bỏ : “bây giờ em đã có chồng ".

Giáo viên : Theo em, cô gái dừng lời ở đây được không? Tại sao?

Những câu thơ sau nhằm diễn tả tâm trạng gì của cô gái?

Học sinh : Có thể : dừng lời đột ngột khiến cho nỗi tiếc thương day

dứt của chàng trai tăng lên.

Từ giọng điệu trách móc, cô gái chuyển sang giọng phân trần, than

thở nhằm thông báo một hiện thực phũ phàng mà cô phải chịu và có lẽ

người yêu của cô cũng không muốn.

Bây giờ em đã có chồng

Như chim vào léng như cá cắn câu

Cá cắn câu biết đâu mà gỡ Chim vào lồng biết thud nào ra.

Giáo viên ; Em thủ hình dung cảnh ngộ mà cô gái trải qua, từ đồ so

sánh tâm trạng của cô với cô gái khác trong bài ca dao xử Nghệ :

Anh đến tìm hoa nhưng hoa đến thì thì hoa phải nở

SVTH - Neu vẫn Thị Phong Lê Trang 57

Ludn văn tốt nghiệp GVHD- TS Nguyễn Đức An

Anh đến bến đò nhưng đò đấy thì đò phải sang sông Đến duyên em, em phải lấy chồng...

Và cách trả lời của cô thôn nữ :

Có lòng xin tạ ơn lòng

Đừng đi lại nữa mà chồng em ghen

Hoc sinh : Cô gái đã ý thức được thân phận của người con gái đi lấy chồng đã bước sang ngang phải chịu sự ràng buộc của cảnh ngộ. C6 pai như đang tiếc nuối cho sự lựa chọn tình yêu tự do của mình đã không được

thực hiên.

Giáo viên : Đó có phải là “lời than thở, ngậm ngài đảy vơi nước mắt

không”? Tại sao ? Phải chăng, cô gái đang khẳng định “một tình thế không

thể đổi khác và cũng có ý khéo léo chối từ"?

Hoc sinh : (Phát biểu tự do).

Giáo viên : Motip “chim vào lông", “cd cắn câu” là những motip

quen thuộc và xuất hiện với tần số lớn trong ca dao. Nó có ý nghĩa như thế

nào trong việc biểu đạt nỗi đau của cô gái?

Học sinh : Các mô típ trên là biểu trưng cho sự ràng buộc của cảnh

ngộ, sự bi thảm của những thân phận người phụ nữ bị rang buộc bở: lễ giáo

phong kiến. Vì thế, nỗi đau ở đây như chồng chất đến mức không thể giải

thoát.

Giáo viên : Hai câu hỏi cuốt bài có phải là câu hỏi chung cho cd

một lập người như cô dưới chế độ phong kiến? Ý nghĩa sâu xa toát lên từ câu

hỏi ấy là gì?

Học sinh : Nỗi đau ấy là nỗi đau của một thời, của một lớp người trong xã hội cũ mà cô là người đại diện. Từ nỗi đau vé một mối tình trắc trở vang lên nỗi lòng khát khao cháy bỏng vé tình yêu tự do.

Giáo viên : Niém khát khao vé một cuộc sống tự do, tình yêu tự do đã vượt ra khỏi khuôn khổ của một tâm trạng và khát vọng ấy trở thành đòi

hỏi của tuổi trẻ mọi thời đại.

Dường như trong những lời than trách nghe xót xa phẩn uất ấy vẫn toát lên một sự cam chịu của cô gái. Bởi lẽ, dd sao cô cũng đã có chéng và

phải có trách nhiệm” lấy chồng gánh vác giang san nhà chồng”. Bài ca dao

dừng lại ở lời than thân trách phận là hợp lí và hợp logic với đặc tính của

người Việt Nam. Đó là những con người rất trọng nhau vì nghĩa: thương

nhau nhớ lấy lời nhau . Sức sống của bài ca dao cũng là ở lẻ này.

* Bước 3: Hướng dẫn học sinh tổng kết

Việc Š : Khái quát chủ dé tư tưởng, cái than của bài ca đao.

Giáo viên : Em hãy khái quát lại tư tưởng nổi bật của bài ca dao?

Giáo viên để học sinh nêu ý kiến, nhận xét và chốt lại.

SVTH - Nguyễn Thị Phong Là Trang 58

iin ván tốt nghi¢p GVHD - TS Nguyễn Đức An

Bài ca dao là lời đổi đáp của đôi trai gái yêu nhau nhưng

không lấy được nhau. Từ nỗi đau của một cuộc sống bế tắc, toát lên niém khút khao cháy bỏng về tình yêu tự do, về hôn nhân tự do.

* Bước 4: hướng dẫn học sinh học ở nhà

(1). Học thuộc lòng bài ca dao.

(2). Sưu tim thêm các bài ca dao tình yêu thuộc hệ thống than thén trách phận khác để đối chiếu, so sánh với bài ca đao này.

(3). Viết lời bình về bài ca dao dựa trên một số ý đặc sắc.

i. PHAN TÍCH BÀI THƠ “BAY MUA THU TỚI *~ XUAN DIEU

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Ngữ văn: Vận dụng hệ thống câu hỏi gợi mở trong việc dạy tác phẩm ở trường phổ thông trung học (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)