CONG TY SPRINTA VIET NAM
3.1. TONG QUAN VE TIEU CHUAN ISO 45001: 2018
3.1.1. Lịch sử ra đời tiêu chuẩn ISO 45001:2018 ;
Động luc cho sự phát triên của ISO 45001 dén từ Viện Tiêu chuân Anh (BSI). Năm
2013, BSI đã đề xuất với Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (ISO) về việc sử dụng tiêu chuẩn OHSAS 18001 của họ như một cơ sở đề xây dựng một tiêu chuẩn quốc tế về an
toàn vệ sinh lao động.
Nhận thấy sự phù hợp của đề xuất này, Tổ chức ISO đã đồng ý và thành lập một
ban đề giám sát sự phát triên bộ tiêu chuân mới. Với tư cách là những người dé xuat,
BSI đã đảm nhận vai trò Thư ký của ủy ban mới (ISO PC 283). Cuộc họp đầu tiên của
ISO PC 283 đã diễn ra tại Luân Đôn vào tháng 10 năm 2013. Tại đây các quyết định
quan trọng đã được đưa ra như:
Tiêu chuẩn sẽ bao gồm các yêu cầu và hướng dẫn giải thích dưới dạng phụ lục WG được thành lập và tiếp tục chia thành các Nhóm công việc (TG) dé tách khối lượng công việc thành các phan có thé quản lý được, dé mỗi TG có thé tập
trung vao một hoặc nhiêu điêu khoản của tiêu chuân dự thao.
Tổng cộng, có 70 quốc gia tham gia vào việc xây dựng tiêu chuẩn mới, 16 quốc gia
“quan sát” và 21 thành viên liên lạc, bao gồm IOSH. Trong quá trình phát triển ISO 45001, chín cuộc họp quốc tế đã được tô chức bao gồm:
Tại London (Vương quốc Anh) vào tháng 10 năm 2013
Tại Casablanca (Maroc) vào tháng 4 năm 2014 Tai Trinidad & Tobago vào thang 1 năm 2015 Tai Dublin (Ireland) vào thang 7 năm 2015 Tai Geneva (Thuy Si) vao thang 9 nam 2015 Tai Toronto (Canada) vao thang 6 nam 2016 Tai Klaipeda (Litva) vao thang 11 nam 2016
Tai Vienna (Ao) vao thang 2 nam 2017
Tai Malacca (Malaysia) vao thang 9 nam 2017
Ngoài ra, có hai cuộc tham van công khai va một cuộc bỏ phiêu tai giao đoạn Draft
International và một lá phiếu cuối cùng ở giai đoạn Final Draft International. Tiêu chuẩn ISO 45001 đã được công bồ chính thức vào ngày 12 tháng 3 năm 2018.
s* Lich sử hình thành tiêu chuẩn ISO 45001:2018
Theo tính toán năm 2017 của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), có tới 2,78 triệu vụ
tai nạn chét người xảy ra trong công việc hang năm. Điêu nay có nghĩa là, mỗi ngày,
gần 7.700 người chết vì các bệnh liên quan đến công việc hoặc thương tích. Ngoài ra, mỗi năm có khoảng 374 triệu người thương tích và bệnh tật dù không bị tử vong, nhiều trường hợp dẫn đến nghỉ việc kéo dài. Điều này làm cho bức tranh về nơi làm
việc hiện đại rõ nét hơn — nơi mà người lao động có thê chịu hậu quả nghiêm trọng ma
không chỉ đơn giản là đến “làm công việc của họ”. ISO 45001 được kỳ vọng sẽ thay
đôi điêu này. Nó cung câp cho các cơ quan chính phủ, ngành công nghiệp và các bên
liên quan khác có ảnh hưởng bằng hướng dẫn có hiệu lực và có thé sử dung dé cải
thiện an toàn lao động ở các nước trên thê giới.
Dé bảo vệ sức khỏe và an toàn nghề nghiệp ngày càng mở rộng và trở lên quan
trọng đối với mọi công ty/ doanh nghiệp. Trước đó:
- 1996: BSI giới thiệu tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe nghề nghiệp (AT&SKNN) - BSI 8800 cung cấp hướng dẫn cho tiêu chuẩn này.
- 1999: Co sở hình thành một hệ thống quan lý sức khỏe - an toàn nghề nghiệp là tiêu chuân OHSAS 18001 của Anh và các nguyên tắc hướng dẫn thực hiện tiêu chuẩn OHSAS 18002.
- 2007: OHSAS 18001:2007 được cập nhật dé tương thích hơn với ISO 14001 (có tập trung sức khỏe nghề nghiệp).
- _ Đề xây dựng tiêu chuẩn sức khỏe - an toàn nghề nghiệp trên phạm vi quốc tế, tiêu chuẩn mới ISO 45001 đã được phát triển bởi nhóm công tác ISO/PC 283 từ năm 2013. Bản sơ thảo Tiêu chuẩn Quốc tế ISO 45001 được đưa ra vào tháng 02 năm 2016 nhưng đã không được thông qua. Lần bỏ phiếu kín đối với phiên bản bản thảo thứ hai của Tiêu chuẩn ISO 45001 sau đó đã nhận được đa số 3⁄4 phiếu thuận theo quy định. Việc công bố tiêu chuẩn quốc tế về quan ly sức khỏe - an toàn nghề nghiệp đã được đảm bảo. Tiêu chuẩn đã được chính thức công bố vào ngày 12 tháng 03 năm 2018.
* Mục đích của tiêu chuẩn ISO 45001:2018
ISO 45001 được xây dung dé thiết lập và triển khai mục tiêu, chính sách về An toàn sức khỏe nghề nghiệp. Xây dựng các quy trình có hệ thống nhằm xem xét các bối cảnh cũng như phát hiện các rủi ro, cơ hội, các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác.
Phát hiện các mối nguy hiểm và rủi ro thể phát sinh trong các hoạt động của doanh nghiệp. Xây dựng các biện pháp dé kiểm soát các mối nguy trong van đề an toàn lao động. Nâng cao nhận thức về các rủi ro AT&SKNN đối với tất cả nhân viên trong doanh nghiệp. Đánh giá hiệu quả AT&SKNN. Đưa ra các biện pháp cải tiến thông qua hành động khắc phục.
ISO 45001 được định hướng áp dụng cho tất cả loại hình và tính chất của bất kỳ tô chức nào, bất kỳ quy mô nảo. Tất cả các yêu cầu của ISO 45001 sẽ được tích hợp vào các quy trình quản lý riêng của tổ chức.
3.1.2. So sánh tiêu chuẩn ISO 45001:2018 với OHSAS 18001
¢ Giống nhau:
Tiêu chuẩn ISO 45001 và OHSAS 18001 có một số điểm giống nhau, cụ thể:
- Mục đích: mục đích chung của cả hai tiêu chuẩn này đều tạo ra hệ thống quan
ly phòng ngừa thương tích, bệnh tật và tính mạng của nhân viên trong doanh nghiệp.
- Kế hoạch - thực hiện - kiểm tra - hành động: Nền tảng dé xây dựng nguyên tắc cho cả 2 tiêu chuẩn dựa trên chu kỳ PDCA.
- Các điểm tương đồng khác: một số yêu cầu được đề cập trong OHSAS 18001 cũng được tìm thấy trong tiêu chuẩn ISO 45001 bao gồm các yêu cầu chính sách, mục tiêu cải tiến, xác định các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác, yêu cầu năng lực, yêu cầu nhận thức, các nguồn lực cần thiết để hỗ trợ hệ thống cũng như các yêu cầu theo dõi, đo lường và phân tích cách thức hoạt động và cải tiến
của OH&S.
s* Khác nhau:
Sự khác nhau cơ bản nhất giữa ISO 45001 và OHSAS 18001 chính là ISO 45001 tập trung chủ yếu vào sự tương tác giữa các tô chức và môi trường kinh doanh. Trong khi đó, OHSAS lại tập trung vào quản lý các mối nguy về an toàn, sức khỏe nghề nghiệp và
các vấn đề liên quan.
ISO 45001 thường được tập trung nhiều hơn vào bối cảnh của tổ chức. Với bộ tiêu chuẩn ISO 45001 thì các tổ chức sẽ cần phải được cân nhắc hơn vào các vấn đề sức khỏe và a toàn nghề nghiệp cũng như xem xét những gì mà xã hội mong đợi ở Doanh Nghiệp của họ đối với các vấn đề trên.
Có thể phân biệt 2 tiêu chuẩn này qua bảng dưới đây:
Bảng 3. 1: Phân biệt tuân chuẩn ISO 45001:2018 và OHSAS 18001 Tiêu chí ISO 45001:2018 OHSAS 18001
ISO 45001 được ban hành OHSAS 18001 được ban hành bởi
Cơ quan ban hành | bởi ỦY ban Tiêu chuẩn hóa | Viện tiêu chuẩn Anh (BSI).
Quoc tê.
Phiên bản dau tiên được ra đời
Năm ra đời 2018 năm 1999
Tiêu chuẩn Quốc tê, áp dụng | Tiêu chuẩn của Anh được áp dụng Phạm vi và phô biến trong 165 nước | ra các nước khác.
thành viên của Ủy ban ISO.
Câu trúc tiêu chuân
Được xây dựng dựa trên hệ
thống cấu trúc ISO cao
- ISO Hight Level Structure.
Không có câu trúc ISO Hight
Level Structure.
ISO 45001 yêu câu bỗi cảnh
nội bộ và bên ngoài. Đây là
một yêu cầu tiễn bộ, mới mẻ
Xác định bối cảnh | giúp tổ chức nhận thức được Không có tình trạng hiện tại dé xay
dựng một hệ thống phù hợp ngay từ đầu.
Khi thiết lập hệ thông quản lý | Có hướng vào mong đợi và nhu Xác định rõ nhu | an toàn và sức khỏe lao động, cầu của người tiêu dùng nhưng
câu và mong đợi của người tiêu
dùng
ISO 45001 tập trung vào nhu
cầu, mong đợi của người lao
động và sự tham gia của người lao động.
chưa nêu rõ ràng trong các điều khoản.
Sự tham gia va
tham vấn của
người lao động
Tiêu cuân ISO 45001 nêu rõ các yêu cầu về việc cần có sự tham van, tham gia của người
lao động.
Có thực hiện tham vẫn của người lao động nhưng các yêu cầu không được nêu chỉ tiết như trong ISO
45001.
Quản lý rủi ro và cơ hội
Đưa ra các yêu cầu về nhận diện rủi ro, cơ hội và lên kế hoạch các quá trình dé hạn chế rủi ro có thé xảy ra, tận
dụng được cơ hội.
Không nhắc đến việc quản lý cơ
hội và chưa nêu rõ việc hoạch định
kiểm soát rủi ro ngay từ khi thiết lập hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp.
Cam kế của lãnh
đạo
Nhắn mạnh vào sự tham gia
tích cực và chỊu trách nhiệm
về tính hiệu quả của hệ thông
quản lý an toàn và sức khỏe
nghề nghiệp của lãnh đạo cao nhất.
OHSAS chưa có điều khoản yêu cầu lãnh đạo đưa ra cam kết về tính hiệu quả của hệ thống va VIỆC
lãnh đạo đảm bảo sát sao với hệ
thống.
3.1.3. Cau trúc hệ thống ISO 45001:2018
Cấu trúc của hệ thống quản lý AT&SKNN được xây dựng dựa trên mô hình quản lý PDCA (Plan — Do — Check — Act) và bao gồm các nội dung chính sau:
- Hoạch định — Plan (P): Xác định và đánh giá rủi ro AT&SKNN, các cơ hội
AT&SKNN và các rủi ro khác và cơ hội khác, thiết lập các mục tiêu AT&SKNN và các quá trình cần thiết để mang lại kết quả phù hợp với chính sách AT&SKNN
của tô chức.
- Thue hiện - Do (D): Tiến hành các quá trình theo hoạch định.
- Kiểm tra — Check (C): Theo dõi va do lường các hoạt động và quá trình liên quan đến chính sách và mục tiêu AT&SKNN và báo cáo kết quả.
- Hành động - Act (A): Có hành động dé cải tiến thường xuyên kết quả hoạt động AT&SKNN để dat được kết quả dự định.
Mô hình AT&SKNN theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018 được trình bay theo hình
dưới đây:
han diện ATSKNN
* Thiết lập mục tiêu + Xây dựng chính sách,
các quy trình quản lý, kiểm soát ATSKNN
lên rủi ro, hội Triển khai thực hiện k soát ATSKNN theo kế
hoạch
Pham vi của HTQL
| eae
ATSKNN | Nhu cầu & mong | (4.3/4.4) đợi của người : lao động và các : : bén quan tâm
| (4.2)
+ Cải tiến kết quả thực + Giám sát, đo lường việc
hiện thực hiện và
| + Bao cáo kết quả thực
hiện
uốn kết quả của HTQLATSKNN |} Source: ISO 45001:2018
Hình 3. 1: Mô hình Quản lý Hệ thống An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 45001:2018
3.1.4. Các yêu cầu của tiêu cuẩn ISO 45001:2018
Tiêu chuẩn ISO 45001 được chia thành 10 điều khoản. ISO 45001 có cấu trúc rõ ràng xác định các yêu cầu phải đáp ứng khi áp dụng cho hệ thống quản lý AT&SKNN.
Cụ thé các điều khoản được tóm tắt như sau:
- Điều khoản 1: Pham vi áp dung: Không chỉ hướng đến việc thiết lập một hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp mà còn đưa ra các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát các mối nguy, hoặc chan thương có thé phát sinh trong công việc, cung cấp mơi làm việc an toàn hơn.
- Điều khoản 2: Tai liệu viện dan: ISO 45001 không có tài liệu viện dẫn nhưng van giữ nguyên điều khoản này dé duy trì số thứ tự nhất quán trong các tiêu chuẩn hệ thống quản lý của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế.
- Điều khoản 3: Thudt ngữ và định nghĩa: Các thuật ngữ và định nghĩa của ISO 45001 không theo bảng chữ cái như các tiêu chuân khác mà được theo liệt kê theo tầm quan trọng.
- Điều khoản 4: Bói cảnh cua tổ chức: Doanh nghiệp cần xác định các nguyên nhân hoặc yếu tố nội bộ và bên ngoài có thé làm ảnh hưởng đến khả năng đạt được các kết quả của hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp. Ngoài ra, tô chức cũng cần xác định nhu cầu của các bên quan tâm như các đối tác hoặc khách hàng về hệ thống quản ly ISO 45001. Dé nâng cao tinh minh bạch, phạm vi cuối cùng của hệ thong quan lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp phải được
xây dựng thành văn bản.
- Điều khoản 5: Sự lãnh đạo và tham gia của người lao động: Cần có sự cam kết của tất cả nhân viên và cấp lãnh đạo trong tô chức.
- Điều khoản 6: Hoạch định: Giúp tránh được các kết quả không như mong muốn như việc có thê gây ra thương tích, bệnh tật, hoặc không đáp ứng luật pháp. Lưu
ý rang các mục tiêu và kê hoạch nay bat buộc phải có băng chứng văn bản.
3.1.5.
Điều khoản 7: Ho tro: Các yếu tô hỗ trợ như nhận thức, năng lực và thông tin.
Theo tiêu chuân ISO 45001 tổ chức nên thiết lập mục tiêu sao cho phù hợp với mục tiêu và chiến lược kinh doanh của đơn vị.
Điều khoản 8: Diéu hành: Yêu cầu kiểm soát hoạt động cũng như các hành động chuẩn bị ứng phó khân cấp. Ngoài ra, doanh nghiệp cần đảm bảo đối với việc quản lý gia công và mua hàng cũng như việc quản lý rủi ro. Đồng thời, tô chức cần quản lý nhà thầu chặt chẽ, không được chuyền giao cho các nhà thầu
phụ.
Điều khoản 9: Đánh giá kết quả hoạt động: Tuân thủ luật pháp và đánh giá nội bộ là những yếu tô trong việc giám sát và do lường hiệu suất. Bên cạnh đó, lãnh đạo cần xem xét hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe lao động có hiệu quả hay
không.
Điều khoản 10: Cai tién: Hệ thống quan lý cần được cải tiến bao gồm quy trình hành động khắc phục sự không phù hợp cũng như việc xử lý hiệu quả đối với
việc không tuân thủ.
Những lợi ích khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 +ằ Về mặt kinh tế:
Tránh được các khoản tiền phạt do vi phạm quy định pháp luật về trách nhiệm
an toàn sức khỏe lao động và xã hội.
Khi môi trường làm việc an toàn sẽ thu hút nhiều lao động và khách hàng hợp
tác.
Giảm thiểu chi phí cho chương trình đền bù TNLD và BNN Hạn chế các tốn thất trong trường hợp tai nan, khan cấp s* Về mặt thị trường:
Cải thiện cơ hội kinh doanh (xuất khẩu và thâm nhập thị trường quốc tế) đối với những nơi có yêu cầu khắt khe về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, và đặc biệt yêu cầu chứng nhận ISO 45001:2018 như là một điều kiện ràng buộc.
Nâng cao uy tín và hình ảnh của tổ chức với khách hàng
Nâng cao năng lực cạnh tranh nhờ nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
s%\7
3.1.6
3.1.7.
- Phat triển bền vững nhờ thỏa mãn được lực lượng lao động, yếu tố quan trọng nhất trong một tổ chức va các cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn lao động và sức khỏe nghề nghiệp.
Quản lý rủi ro:
- Phuong pháp tốt trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu thiệt hai - Có thể giúp giảm chi phí đền bù và chi phí bảo hiểm hang năm
- Dễ dàng đảm bao sự phù hợp với các quy định AT&SKNN và giảm tai nạn/ sự có AT&SKNN không mong đợi
. Những khó khăn khi áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018
Việc thực hiện đầy đủ các yêu cầu của ISO 45001:2018 đã tạo ra một áp lực thay đôi trong toàn bộ tô chức, sự thay đôi này cần có sự hỗ trợ của lãnh đạo cũng như thời gian để mọi người trong tổ chức hiểu và thực hiện được các yêu cầu này.
Nhiều người cho rằng khi áp dụng hệ thống quản lý theo ISO 45001:2018 sẽ làm ảnh hưởng đến năng suất do phải sử dụng các trang thiết bị, phương tiện bảo vệ cá nhân cong kénh, phải thực hiện đúng các quy trình an toàn, phải đánh giá rủi ro trước khi tiến hành công việc...
Các cấp lãnh đạo chưa nghĩ đến lợi ích lâu dài khi áp dụng ISO 45001:2018 mà chỉ quan tâm đến những lợi ích ngắn hạn.
Chi phi dé xây dựng hệ thống tương đối lớn, các chi phí chủ yếu liên quan đến việc mua, lắp đặt và vận hành của các thiết bị phục vụ cho việc quan ly an toàn sức khỏe nghé nghiệp, phí tư van và phí chứng nhận.
Mặc dù hệ thống ISO 45001:2018 là sự cải tiến của hệ thống của OSHAS 18001, nhưng lại có nhiều đôi mới cần một quá trình dao tạo nhân lực dé có thé ap dung hệ thống trên, va sẽ gặp khó khăn khi là tổ chức tiền phong áp dụng một hệ thống quản lý mới và sẽ có nhiều rủi ro trong quá trình xây dựng.
Tình hình áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018 tại Việt Nam
Tiêu chuân ISO 45001 công bô lân dau tiên vào năm 2018 và ngay lập tức được
giới thiệu tại Việt Nam. Hiện nay, hệ thống quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp theo tiêu chuẩn ISO đã được áp dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực ở nước ta. Có không ít tổ chức, doanh nghiệp của Việt Nam đã hoàn thành chứng nhận ISO 45001 và sở hit chứng chi ISO 45001.Những tô chức, doanh nghiệp này da