Ảnh hưởng đến hàm lượng glycogen của gan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh dược học của một số phân đoạn dịch chiết từ củ Hành tây (Allium Cepa L.) (Trang 66 - 68)

2- Cao phân đoạ nn –hexan 3 Cao phân đoạn chloroform

3.5.3. Ảnh hưởng đến hàm lượng glycogen của gan

Bảng 3.11. Hàm lượng glycogen gan chuột sau 21 ngày điều trị bằng các phân đoạn dịch chiết.

STT Phân đoạn dịch chiết OD650 nm

Hàm lượng glycogen của gan

(mg/g) % tích lũy so với ĐC và ĐTĐ KĐT 1 Chuột thường 0.579 63.56 ±8.21 100% 2 Chuột ĐTĐ+KĐT 0.348 33.48* ±2.02 52.67% 3 Chuột ĐTĐ+EtOH 0.516 52.37* ±3.87 82.39% 4 Chuột ĐTĐ+EtOAc 0.449 46.76* ±1.64 73.57% 5 Chuột ĐTĐ+CHCl3 0.435 40.77* ±2.14 64.14% 6 Chuột ĐTĐ+n-hecxan 0.486 39.71* ±2.75 62.48%

Ghi chú: Kết quả trong bảng là giá trị của 5 con chuột/lô; (* ): p < 0.05 so với lô đối chứng (chuột thường).

- Ở lô chuột ĐTĐ không điều trị, hàm lượng glycogen gan có giảm so với lô chuột thường không điều trị (giảm 47.33%) tức là hàm lượng glycogen tích lũy ở chuột đái tháo đường không điều trị chỉ còn 52.67%.

- Ở các lô chuột được điều trị bằng cao các phân đoạn củ Hành tây với liều 2000mg/kg thể trọng thì mức độ tích lũy glycogen đã tăng lên so với chuột ĐTĐ không điều trị: cao n – Hexan tăng lên là 62.48%, tiếp theo là cao phân đoạn chloroform tăng 64.14%, cao ethylacetate tăng 73.6%, cuối cùng cao cồn tổng số hàm lượng glycogen trong gan tăng nhiều nhất – đạt 82.39%. Các giá trị có ý nghĩa thống kê với p < 0.05.

Hình 3.9. Hàm lượng glycogen gan (mg/g gan) sau điều trị 21 ngày của các lô chuột.

Glycogen là một dạng dự trữ nội bào chủ yếu của phân tử glucose trong gan, cơ xương, cơ tim và hàm lượng của nó ở các mô khác nhau phản ánh trực tiếp hoạt động của insulin (tác dụng tăng quá trình tổng hợp glycogen bằng cách kích thích enzyme glycogen synthetase và ức chế enzyme glycogenphosphogenase). Kết quả của chúng tôi cho thấy rằng ở chuột ĐTĐ có hiện tượng tăng quá trình phân giải glycogen do kháng hay thiếu hụt insulin, biểu hiện bằng glycogen trong chuột ĐTĐ giảm so với chuột bình thường.

Ở đây có thể nói rằng các cao phân đoạn (cao cồn tổng số, cao ethylacetate, chloroform, cao n – Hexan) đều làm tăng hàm lượng glycogen sau 21 ngày điều trị cho chuột ĐTĐ với liều 2000mg/kg thể trọng. Điều này chỉ ra rằng trong các phân đoạn dịch chiết có từ củ Hành tây có chứa các hợp chất có tác dụng kích thích quá trình tổng hợp glycogen bằng một cơ chế nào đó.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh dược học của một số phân đoạn dịch chiết từ củ Hành tây (Allium Cepa L.) (Trang 66 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w