Phân tích thành phần hợp chất tự nhiên từ củ Hành tây bằng sắc ký lớp mỏng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh dược học của một số phân đoạn dịch chiết từ củ Hành tây (Allium Cepa L.) (Trang 52 - 53)

mỏng

Sắc ký lớp mỏng được thực hiện trên bản mỏng tráng sẵn DC-Aflolien 60

F254 (Merck), RP18F254 (Merck). Sau khi tiến hành chạy sắc ký với nhiều hệ dung môi khác nhau chúng tôi nhận được hiệu quả tốt nhất ở hệ Toluen: Ethylacetat: Aceton: Acid focmic 5:3:1:1. Dùng chất hiện màu là H2SO4 10%, sấy khô trên bếp điện từ đến khi hiện màu. Sắc ký đồ và đặc điểm các băng vạch được trình bày trong hình 3.3 và bảng 3.5.

Sắc ký đồ củ Hành tây cho nhiều màu với nhiều băng vạch đậm nhạt khác nhau khi nhuộm bằng dung dịch H2SO4 10% (Hình 3.3) chứng tỏ trong củ Hành tây có chứa một lượng tương đối phong phú các hợp chất tự nhiên trong đó có nhiều khả năng là flavonoid - một nhóm chất có hoạt tính sinh học. Trong sắc ký lớp mỏng, các chất có độ phân cực mạnh hơn và có khối lượng phân tử nhỏ hơn sẽ

chạy nhanh hơn và có Rf lớn, ngược lại các chất có độ phân cực yếu và có khối lượng phân tử lớn chạy chậm hơn và có Rf nhỏ, thậm chí có nhiều chất không chạy nếu dung môi không thích hợp.

Đối với những vạch càng đậm thì chất có nồng độ càng lớn, còn vạch nhạt thì chất có nồng độ càng nhỏ.

Quan sát sắc ký đồ chúng tôi thấy có nhiều băng với nhiều màu sắc khác nhau như màu vàng (đặc trưng của flavonoid), màu tím (đặc trưng của tecpen), màu xanh (đặc trưng của diệp lục) chứng tỏ trong dịch chiết củ Hành tây chứa khá đầy đủ các loại polyphenol. Màu của các băng có độ đậm nhạt khác nhau, chứng tỏ tỷ lệ các chất ở các phân đoạn dịch chiết là khác nhau.

Cao phân đoạn cao cồn tổng số và cao ethylacetate là nhiều băng vạch nhất (8 và 9 băng) điều này cho thấy ở hai phân đoạn này chứa nhiều flavonoid. Tiếp đến là phân đoạn cao nước, n – Hexan chứa ít băng hơn (5 và 6 băng), phân đoạn CHCl3 ít nhất chỉ thấy sự xuất hiện của 4 băng.

Điều này là hoàn toàn phù hợp với kết quả định tính ở trên và là cơ sở cho chúng tôi quyết định chọn các phân đoạn ethanol, n- hexan, chloroform, ethylaxetate, cao phân đoạn nước vào mô hình chuột thí nghiệm trong những nghiên cứu tiếp sau.

Hình 3.3. Sắc ký đồ các phân đoạn dịch chiết từ củ Hành tây trong hệ dung môi Toluen: Ethylacetat: Aceton: Acid focmic = 5:3:1:1

(Hiện màu bằng H2SO4 10%).

Bảng 3.5. Đặc điểm sắc ký đồ các phân đoạn dịch chiết từ củ Hành tây Ghi chú:

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc tính sinh dược học của một số phân đoạn dịch chiết từ củ Hành tây (Allium Cepa L.) (Trang 52 - 53)