Khái niệm tội phạm về hối lộ

Một phần của tài liệu Các tội phạm về hối lộ theo luật hình sự VN và so sánh với luật hình sự thụy điển, australa (Trang 24 - 34)

1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC TỘI PHẠM VỀ HỐI LỘ

1.1.1. Khái niệm tội phạm về hối lộ

Trung tâm của nghiên cứu này là khái niệm tội phạm về hối lộ. Tuy nhiên, để có những phân tích sâu về các khía cạnh khác nhau của khái niệm này, hối lộ theo nghĩa rộng - một hiện tượng xã hội tiêu cực - cần được bàn luận ít nhiều. Khái niệm hối lộ từ lâu đã trở thành đối tượng của nhiều nghiên cứu về xã hội học [Noonan 1984; Michell 1996; Rose-Ackerman 1999; Kidd và Richter 2003], kinh tế học [Arvis và Berenbeim 2003; Lambsdorff 2007], tội phạm học [Van Duyne 1996;

Reid 2000; Trần Công Phàn 2004; Green 2006] và khoa học luật hình sự [Lanham 1987; Võ Khánh Vinh 1996; Bogdan 2002; Đinh Văn Quế 2006]. Thực tế cho thấy hiện tượng hối lộ thường được nghiên cứu từ khía cạnh đạo đức, chính trị, kinh tế và pháp lý. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu này tiếp cận hối lộ từ một khái niệm rộng hơn là khái niệm tham nhũng.

Vậy hai khái niệm này có điểm gì khác biệt và chúng có mối quan hệ với nhau như thế nào? Nghiên cứu cho thấy hối lộ được các học giả nước ngoài coi là một biểu hiện của tham nhũng và là biểu hiện rõ nét nhất và cũng nguy hiểm nhất.

Thậm chí ở một số nghiên cứu khái niệm tham nhũng và khái niệm hối lộ hầu như đã được đồng nhất, nói đến tham nhũng là nói đến hối lộ [Van Duyne 1996; Rose- Ackerman 1999; Heidenheimer 1998]. Tuy nhiên, nhìn chung tham nhũng được nhận thức là khái niệm rộng hơn và bao hàm khái niệm hối lộ. Kiểu định nghĩa tham nhũng được thừa nhận rộng rãi nhất và được viện dẫn nhiều nhất là những định nghĩa quy tham nhũng cho tất cả những hành vi lạm dụng quyền lực công để tư lợi [Nye 1967; Della Porta và Vannucci 1999, Trần Công Phàn 2004]. Từ góc độ luật hình sự, tham nhũng được cho là bao gồm các hành vi đưa, nhận hối lộ và một số loại hành vi khác như tham ô tài sản, lợi dụng chức trách cưỡng đoạt tài sản, lợi dụng chức trách lừa đảo chiếm đoạt tài sản, lạm dụng chức trách công v.v... [Nye

1967, tr.966; Bộ Tư pháp Hoa Kì].6 Như vậy hối lộ được hiểu là một dạng của tham nhũng. Một số tác giả khác chia sẻ quan điểm này khi cho rằng tham nhũng bao gồm hối lộ và nhiều dạng hành vi khác [Johnson và Sharma 2004] hoặc cho rằng hối lộ là một trong những hình thức tham nhũng rõ nét và hiển nhiên nhất

[Andersson 2002, tr.51].

Trong nhiên cứu của các tác giả Việt Nam, nhận thức về khái niệm tham nhũng dường như không khác biệt nhiều so với những quan điểm nêu trên.Tác giả Trần Công Phàn tổng kết trong nghiên cứu của mình về tội phạm tham nhũng rằng hiện tượng xã hội tiêu cực này đã được tiếp cận từ góc độ đạo đức, kinh tế và nhà nước - pháp luật và cho rằng khái niệm tham nhũng xét dưới khía cạnh nhà nước - pháp luật là hành vi lợi dụng chức quyền để vụ lợi cá nhân [Trần Công Phàn 2004, tr.8].Tuy nhiên, phần lớn tác giả Việt Nam khi xem xét đồng thời hai khái niệm này cho rằng đây là những khái niệm độc lập, mặc dù chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau. Tham nhũng được cho là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn; còn hối lộ lại bao gồm cả hành vi của người có chức vụ quyền hạn, như hành vi nhận hối lộ và hành vi của người không có chức vụ, quyền hạn, như hành vi đưa hối lộ, hành vi làm môi giới hối lộ [Võ Khánh Vinh 1996; Trần Công Phàn 2004; Đinh Văn Quế 2006, v.v...]. Theo cách nhìn nhận này chỉ hành vi nhận hối lộ được coi là một dạng của tham nhũng. Như vậy, theo quan niệm của các tác giả Việt Nam, khái niệm tham nhũng không hoàn toàn bao hàm khái niệm hối lộ.

Bản chất của hối lộ có thể được nhận thức từ nhiều góc độ khác nhau. Từ góc độ xã hội, hối lộ có thể được xem là một hình thức biến tướng của việc đền đáp, trả ơn. “Hối lộ là một kiểu đền đáp. Cuộc sống của loài người tràn ngập những sự trả ơn. Một số sự đền đáp bị xem là hối lộ trong từng nền văn hoá cụ thể, được phân biệt với các trường hợp khác bởi sự cố ý, bởi hình thức và hoàn cảnh cụ thể”

[Nonan 1984, tr.xiii]. Như vậy, hối lộ có thể được xem là hiện tượng xã hội tiêu cực, là sự lạm dụng những truyền thống tốt đẹp của xã hội loài người, như truyền

6 Về quan điểm của Bộ Tư pháp Hoa Kì xem: Sourcebook of criminal justice statistics tại website http://www.albany.edu/sourcebook.

thống tặng quà, truyền thống đền đáp ơn nghĩa. Tính chất sai trái của hối lộ có thể không được nhận thức hoặc được nhận thức ở mức độ khác nhau tùy thuộc vào từng xã hội. Sự nhận thức đó chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi yếu tố văn hoá – xã hội và sau đó lại ảnh hưởng ít nhiều đến việc xác định tính chất nguy hiểm cho xã hội của hiện tượng hối lộ. Đây cũng là điều cần lưu ý đối với các nhà làm luật khi quy định tội phạm về hối lộ. Cũng bàn về tính trái đạo đức của hối lộ, Green đã đưa ra một luận điểm được ông gọi là “thuyết về sự phản bội”, theo đó người nhận hối lộ bị coi là đã phản bội lại những cử tri của mình và phản bội lại những lý tưởng của nghề nghiệp của mình, kể cả trong trường hợp nhận hối lộ để làm một việc đúng chức trách hoặc pháp luật [Green 2006, tr.203-211]. Cũng với quan điểm như trên, một tác giả khác cho rằng “hối lộ nên được nhận dạng bởi một đặc tính rất đáng bị phê phán của nó là một sự phản bội lại sự tín nhiệm” [Alatas 1999, tr.7]. Như vậy, từ góc độ đạo đức xã hội, bản chất xấu xa của hối lộ chính là biện giải đầu tiên cho sự cần thiết phải sử dụng pháp luật đấu tranh với hiện tượng này.

Từ góc độ chính trị, “hối lộ là một trong những loại bổng lộc của quyền lực và là một hình thức trao đổi chung giữa quyền lực và sự giàu có” [Reisman 1979, tr.39].

Lúc này hối lộ mang bản chất chính trị sâu sắc, là tặng phẩm tiêu cực của quyền lực và thể hiện mặt trái của sự phân tầng xã hội. Thông qua hối lộ quyền lực tạo ra tiền bạc và ngược lại tiền bạc có thể mua được quyền lực. Hối lộ trở thành công cụ tìm kiếm và duy trì quyền lực chính trị, đồng thời tạo ra sự bất công trong xã hội. Tác giả Andersson [2002, tr.4] lên án hiện tượng hối lộ vì cho rằng nó làm mất niềm tin của công chúng đối với cả các chính trị gia và hệ thống chính trị. Khi chúng ta nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi hối lộ đối với hệ thống chính trị, sự cần thiết phải xử lý loại hành vi này bằng pháp luật hình sự trở nên rõ ràng hơn.

Từ góc độ hành chính - nhà nước, hối lộ được các học giả cũng như hầu hết các quốc gia nhận thức chung là một loại hành vi tham nhũng. Hối lộ là những hành vi có xu hướng xảy ra nhiều tại những nơi thiếu sự minh bạch và thiếu sự tôn trọng các quy tắc đạo đức, đồng thời tác động trở lại làm cho bộ máy nhà nước trở nên quan liêu, thiếu minh bạch, trì trệ. Hối lộ cũng hủy hoại đạo đức và trách

nhiệm của những người thực thi chức trách, làm mất lòng tin của công chúng vào hoạt động công vụ. Như một tác giả đã nhận định: “Nơi nào tồn tại hiện tượng hối lộ có hệ thống của một số công chức nơi đó sẽ có xu hướng hoạt động kém hiệu quả và đạo đức của các nhân viên trở nên xuống cấp” [Van Duyne 1996, tr.163].

Từ góc độ nghiên cứu này, bản chất của hối lộ biện giải cho hiện tượng các tội phạm về hối lộ thường được xếp vào nhóm tội xâm phạm hoạt động hành chính công hoặc tội phạm về công vụ.

Về mặt pháp lý, qua nghiên cứu chúng tôi nhận thấy theo pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới hối lộ bị xem là một sự trao đổi lợi ích bất hợp pháp hai chiều. Sự trao đổi đó được thực hiện thông qua việc bên đưa hối lộ sử dụng những lợi ích không chính đáng để đổi lấy việc bên nhận hối lộ làm theo yêu cầu của mình. Ngược lại bên nhận hối lộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao thỏa mãn những mục đích cá nhân của người đưa hối lộ để đổi lấy của hối lộ. Hối lộ bị xem là bất hợp pháp xuất phát từ chỗ nó là việc đạt được lợi ích cá nhân trên cơ sở lợi dụng quyền lực công.

Qua tìm hiểu quan điểm của các tác giả về bản chất của hiện tượng hối lộ, chúng tôi nhận thấy một điểm chung là cho dù được nhận thức từ bất kì phương diện nào hối lộ vẫn luôn thể hiện bản chất của một hiện tượng tiêu cực, phi đạo đức và gây rất nhiều tác động xấu tới đời sống xã hội. Tính chất tiêu cực của hối lộ chính là sự luận giải hợp lý nhất cho sự cần thiết phải quy định những hành vi này là tội phạm và quy định việc xử lý hình sự nghiêm khắc. Việc tội phạm hoá những hành vi này cần bảo đảm bản chất nêu trên của hối lộ được thể hiện rõ nét và xã hội không còn hiểu nhầm về tính chất nguy hiểm cho xã hội của chúng.

Tác giả luận án cho rằng định nghĩa hối lộ nên được xây dựng và luận bàn trước khi tìm hiểu khái niệm tội phạm về hối lộ. Khái niệm hối lộ có thể được định nghĩa không giống nhau, tùy thuộc vào tiêu chí được đưa ra cũng như lĩnh vực mà trong đó hiện tượng này được đặt vào để nghiên cứu. Qua nghiên cứu, tác giả tìm hiểu được một số kiểu định nghĩa về hối lộ phổ biến. Kiểu định nghĩa thứ nhất mang tính đơn giản và khái quát. Ví dụ như theo một nhà nghiên cứu, “hối lộ là sự

tặng cho một lợi ích để tạo một ảnh hưởng không chính đáng tới một hành động hoặc một quyết định” [Langseth 2006, tr.10]. Tương tự như vậy, một định nghĩa ngắn gọn khác về hối lộ cũng được đưa ra, theo đó “Hối lộ là việc yêu cầu hoặc nhận một loại lợi ích tư để bỏ qua việc thực hiện một trách nhiệm cụ thể” [Reisman 1979, tr.2]. Đây có thể xem như những định nghĩa về hối lộ ở bình diện chung nhất.

Những định nghĩa này đã phản ánh được phần nào bản chất của hiện tượng hối lộ và không giới hạn hiện tượng này trong bất kì một lĩnh vực nào của đời sống xã hội.

Tuy nhiên những định nghĩa này có chung một nhược điểm là không mô tả đầy đủ các dạng hành vi đưa và nhận hối lộ cũng như không thể hiện được đặc điểm của chủ thể thực hiện hành vi hối lộ. Như vậy là những định nghĩa quá đơn giản chưa thể phản ánh đầy đủ bản chất của một hiện tượng phức tạp.

Tính phức tạp và hai chiều của hiện tượng hối lộ đã trở thành khó khăn đối với các nhà khoa học khi định nghĩa hiện tượng này. Chính vì vậy, một số định nghĩa được đưa ra dưới hình thức hơi đặc biệt và có thể xem là kiểu định nghĩa thứ hai về hối lộ. Ví dụ như tác giả Green đã giới thiệu một định nghĩa theo ông là cái

“khung” cho việc xây dựng một định nghĩa hoàn thiện như sau: X (người nhận hối lộ) bị hối lộ bởi Y (người đưa hối lộ) nếu và chỉ nếu: (1) X chấp nhận, hoặc đồng ý sẽ nhận những thứ có giá trị từ Y; (2) đổi lấy việc X làm hoặc đồng ý làm một việc vì một vài lợi ích của Y; thông qua sự vi phạm một số trách nhiệm X phải thực hiện một cách trung thành do vị trí công tác, do công việc hoặc do sự liên quan của X tới một số công việc nhất định [Green 2006, tr.194]. Định nghĩa này giống như sự mô tả diễn biến cũng như những yếu tố nổi bật của hiện tượng hối lộ. Sự mô tả khá chi tiết và đầy đủ này đã thể hiện được hành vi và mối quan hệ giữa người đưa và người nhận hối lộ, những lợi ích hai bên đạt được từ mối quan hệ này và đặc điểm có liên quan đến quyền hạn của người nhận hối lộ. Ngoài ra, định nghĩa đã không đặt ra một giới hạn nào đối với chủ thể nhận hối lộ, từ đó có thể hiểu định nghĩa này bao trùm hiện tượng hối lộ trong cả hai khu vực công và tư. Nhược điểm của định nghĩa này là sự thiếu khái quát. Tương tự như cách đó tác giả Senior cho rằng “định nghĩa bao gồm năm điều kiện cần phải đồng thời được thỏa mãn. Hối lộ xảy ra khi người

đưa hối lộ (1) lén lút đưa (2) một lợi ích cho người nhận hối lộ hoặc cho người khác để gây ảnh hưởng đối với (4) những hoạt động mà người nhận hối lộ có quyền lực để thực hiện (5) nhằm đem lại lợi ích cho người đưa hối lộ hoặc một người khác”

[Senior 2006, tr.27]. Hạn chế của định nghĩa này là không phản ánh rõ nét hành vi nhận hối lộ. Hơn nữa định nghĩa chứa đựng một yêu cầu không hợp lý và thiếu thực tế về tính chất của hành vi hối lộ là tính lén lút. Trong những phân tích về khía cạnh thực tiễn của tội phạm hối lộ chúng tôi sẽ chỉ rõ sự bất hợp lý này. Kiểu định nghĩa hối lộ thứ hai nêu trên phản ánh một thực tế là việc xây dựng định nghĩa theo cách thông thường để thể hiện bản chất của hiện tượng hối lộ là điều không đơn giản.

Tuy còn những hạn chế song những định nghĩa này vẫn giúp cho việc hiểu thêm về bản chất của hối lộ - hiện tượng trao đổi lợi ích rất phức tạp và nguy hiểm.

Phản ánh hiện tượng hối lộ trong lĩnh vực công, tổ chức OECD quan niệm

“hối lộ là hành vi mời hối lộ, hứa đưa hoặc đưa của hối lộ để gây ảnh hưởng lên hoạt động thực thi công vụ của người công chức” [OECD Observer 2000]. Đây là một định nghĩa đơn giản và chỉ mô tả hành vi đưa hối lộ - một mặt của hiện tượng hối lộ. Một định nghĩa tương tự cũng được đưa ra trong một tài liệu của tổ chức OECD nhằm tăng cường sự hiểu biết về hiện tượng hối lộ [OECD Bribery Awareness Handbook].Ngược lại có tác giả định nghĩa hối lộ chỉ trên cơ sở hành vi nhận hối lộ khi cho rằng “một công chức bị coi là hối lộ khi anh ta nhận tiền hoặc những thứ trị giá được thành tiền để làm một việc mà theo trách nhiệm anh ta phải làm dù trong bất kì hoàn cảnh nào, hoặc một việc anh ta không được làm”

[McMullan 1961, tr.4].

Những định nghĩa được phân tích ở trên dù nhìn nhận hối lộ dưới bất kì góc độ nào đã ít nhiều phản ánh tính chất sai trái cũng như một số đặc điểm chung của hiện tượng này. Đây có thể xem là cơ sở lý luận cho việc xây dựng định nghĩa pháp lý về tội phạm hối lộ trong phần tiếp theo của luận án. Tuy nhiên, những định nghĩa về hối lộ nêu trên chủ yếu phản ánh hiện tượng này trên bình diện chung hoặc từ góc độ hành chính-nhà nước. Tính chất pháp lý của hiện tượng chưa được phản ánh rõ nét trong định nghĩa. Chúng tôi cho rằng việc xây dựng một khái niệm hối lộ về

mặt pháp lý phải phản ánh được tính chất bất hợp pháp của việc trao đổi lợi ích không chính đáng giữa một bên là người có chức vụ, quyền hạn với một bên là người có nhu cầu cần giải quyết thông qua hoạt động thực thi chức trách của người có chức vụ, quyền hạn đó. Định nghĩa hối lộ phải thể hiện được việc đưa và nhận lợi ích không chính đáng này gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động thực thi chức trách và do đó trở thành những hành vi bị pháp luật cấm.

Dưới góc độ pháp lý, có tác giả đã nhận định “Hối lộ khi được nhìn nhận như một khái niệm pháp lý, với các đạo luật và các quy định được vận dụng bởi các công tố viên và các thẩm phán, là để xác định cái gì cấu thành nên một hành vi phạm tội” [Mitchell 1996, tr.xiii]. Theo quan điểm của tác giả này khi hiện tượng hối lộ được định nghĩa về mặt pháp lý thì đó chính là định nghĩa tội phạm về hối lộ, là sự mô tả các dấu hiệu pháp lý đặc trưng của tội phạm này. Như vậy từ góc độ nghiên cứu này hối lộ luôn bị xem là tội phạm không kể nó có mức độ nguy hiểm cho xã hội như thế nào. Cơ quan chống tham nhũng độc lập của bang NSW, Ôt-xtrây-lia (ICAC) cũng có quan điểm tương tự khi đưa ra công thức “hối lộ = tội phạm” trên trang web của mình.7

Từ góc độ pháp lý hình sự, khái niệm tội phạm về hối lộ cũng thường được tiếp cận bởi những nghiên cứu chung về nhóm tội phạm về tham nhũng [Nicholls 2006; Trần Công Phàn 2004], hoặc về nhóm tội phạm về chức vụ [Võ Khánh Vinh 1996; Đinh Văn Quế 2006], hoặc nhóm tội xâm phạm hoạt động của cơ quan nhà nước [Reid 2000]. Khái niệm và những đặc điểm pháp lý hình sự riêng của tội phạm về hối lộ chưa thực sự được quan tâm nghiên cứu đầy đủ và sâu sắc. Tuy nhiên cũng cần ghi nhận rằng hối lộ với tư cách là những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị quy định là tội phạm đã được các nhà khoa học luật hình sự đề cập ở mức độ nhất định. Một vài định nghĩa đã phản ánh được một số đặc điểm quan trọng của tội phạm hối lộ. Một nhà nghiên cứu luật hình sự và tội phạm học của Hoa Kì định nghĩa hối lộ là “hành vi đưa tiền, hàng hoá, dịch vụ, thông tin, hoặc bất kì một thứ có giá trị nào với mục đích gây ảnh hưởng đối với các công chức để họ hành động

7 Xem tại website http://www.icac.nsw.gov.au.

Một phần của tài liệu Các tội phạm về hối lộ theo luật hình sự VN và so sánh với luật hình sự thụy điển, australa (Trang 24 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(324 trang)