7. Kết cấu của luận văn
1.1.1. Định nghĩa về chứng cứ
Chứng cứ là vấn đề trung tâm và quan trọng của tố tụng dân sự. Có thể nói, mọi hoạt động trong quá trình chứng minh chủ yếu xoay quanh vấn đề chứng cứ, mọi giai đoạn của tố tụng dân sự mở ra, kết thúc và kết quả đều phụ thuộc phần lớn vào chứng cứ. Có thể nói, chứng cứ là phần quan trọng, lớn nhất để chứng minh vụ việc dân sự. Dựa vào chứng cứ mà các đơng sự có cơ sở xác đáng chứng minh bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình; các cơ quan tiến hành tố tụng có đủ hay không đủ
điều kiện để xác định tình tiết của vụ việc dân sự đúng, đủ, chính xác để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho công dân và bảo vệ pháp luật. Vì vậy, việc nhận định chứng cứ có vai trò quan trọng nhất trong hoạt động chứng minh của tố tụng dân sự, từ đó giúp việc nhận thức đúng đắn về hoạt động thực tiễn.
Cơ sở về lý luận: Quan điểm vật chất sinh ra không bao giờ mất đi, mà nó chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác và mọi sự vật, hiện tợng có mối liên hệ phổ biến. Từ đó, các tài liệu, sự kiện, hiện vật đợc coi là chứng cứ cũng là một dạng vật chất, nó phản ánh vào đầu óc con ngời và lu lại trong đầu óc, trí nhớ.
Do vậy, nếu đơng sự muốn chứng minh quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm hại, phải cung cấp cho Tòa án và các cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền những chứng cứ mà Bộ luật Tố tụng dân sự coi đó là một trong các nguồn của chứng cứ. Để làm rõ sự thật khách quan khi thụ lý vụ việc dân sự, Tòa án phải làm sáng tỏ những tình tiết liên quan đến vụ kiện nh: Việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự trên cơ sở nào? Các đơng sự đã cung cấp đợc các chứng cứ gì? Và có khả năng thu thập thêm đợc một số chứng cứ gì khác? Từ đó, Tòa án sẽ tiếp nhận vụ việc và
thực hiện tất cả các biện pháp để nhằm thu thập đầy đủ, toàn diện, chính xác, đúng
đắn các loại nguồn của chứng cứ mà pháp luật có quy định để có cơ sở giải quyết khách quan, đúng đắn vụ việc dân sự.
Có nhiều định nghĩa về chứng cứ của một số nớc trên thế giới: Trong Bộ luật Tố tụng dân sự của Liên bang Nga có quy định: "Chứng cứ trong tố tụng dân sự là những sự thật khách quan và theo đó mà Tòa án có cơ sở để Tòa án giải quyết vụ án dân sự"; hay Bộ luật Tố tụng dân sự Nhật Bản định nghĩa: "Chứng cứ là một t liệu thông qua đó một tình tiết đợc Tòa án công nhận và là một t liệu, cơ sở thông qua
đó Tòa án đợc thuyết phục là một tình tiết nhất định tồn tại hay không".
Về nội hàm của khái niệm một số nớc trên tựu chung là khẳng định: Chứng cứ là sự thật khách quan.
ở Việt Nam, khái niệm chứng cứ đợc xây dựng dựa trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những quan điểm khoa học về chứng cứ trong pháp luật tố tụng dân sự ở các nớc, đó là xuất phát từ thực tế khách quan của bản thân chứng cứ không lệ thuộc vào ý thức con ngời; đánh giá chứng cứ trong mối liên hệ biện chứng, mỗi chứng cứ đều có nguồn gốc dẫn đến sự hình thành nên nó, sự tồn tại của chứng cứ luôn ở dạng động, liên quan đến nhau. Từ đó Bộ luật Tố tụng dân sự Việt Nam định nghĩa về chứng cứ nh sau:
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật đợc đơng sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập đợc theo trình tự thục tục do Bộ luật này quy định mà Tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đơng sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng nh những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự (Điều 81 Bộ luật Tố tụng d©n sù).
Có thể hiểu chung: chứng cứ là những gì có thật đợc thu thập theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự dùng để làm căn cứ giải quyết đúng đắn vụ án.
Định nghĩa chứng cứ (tại Điều 81) Bộ luật Tố tụng dân sự nhìn nhận dới góc độ khoa học pháp lý thì khái niệm này cần đợc xem xét kỹ hơn. Qua thực tiễn xét xử và các loại chứng cứ đợc quy định tại Điều 82 Bộ luật Tố tụng dân sự, theo tác giả
cã mét sè quan ®iÓm sau:
Cụm từ "những gì có thật" cha thực sự chính xác, đầy đủ và khoa học. Cụm từ này trừu tợng khó hiểu, nghĩa dân dã trong câu từ; thuật ngữ pháp lý đòi hỏi trong sáng, minh bạch, chuẩn xác và hàn lâm. Trớc đó, đã có quan điểm góp ý dự thảo Bộ luật Tố tụng dân sự cho rằng nên dùng cụm từ "những tin tức có thật". Có thể cụm từ này sẽ làm cho định nghĩa về chứng cứ cụ thể hơn, sát với thực tế cuộc sống hơn. Nó giúp cho các chủ thể nhận thức về chứng cứ dễ dàng hơn vì chứng cứ là những cái có thể xác định đợc, nghe đợc, nhìn đợc, thậm chí chiếm giữ đợc trên thực tế. Tóm lại, dù tồn tại dới dạng vật hay vật có giá trị mang tin thì nó đều tồn tại dới dạng vật chất cụ thể, tựu chung nó mang một thông tin, một số thông tin khách quan có thật.
Việc quy định "... do Tòa án thu thập đợc theo trình tự thủ tục do Bộ luật này quy dịnh mà Tòa án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay phản đối của đơng sự...", quy định này còn bỏ sót chủ thể.
Việc quy định phần sau "... cũng nh những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn sự vụ việc dân sự". Quy định này tạo nên sự rời rạc của định nghĩa.
Khái niệm hoàn chỉnh phải tuân thủ đủ ba đặc điểm cơ bản: phản ánh toàn diện về
đối tợng; phản ánh tơng đối chính xác về đối tợng; là sự hiểu biết tơng đối có hệ thống về đối tợng.
Trên lập trờng, quan điểm thế giới quan duy vật, xem xét chứng cứ xuất phát từ thực tế khách quan của chính bản thân nó chứ không lệ thuộc vào ý thức của con ngêi.
Trong mối liên hệ biện chứng, nhìn nhận và xem xét chứng cứ trong sự vận động, phát triển và toàn diện. Trong thế giới khách quan, mỗi chứng cứ đều có nguồn gốc, có
nguyên nhân dẫn đến hình thành ra nó. Sự tồn tại của chứng cứ không ở dạng tĩnh lặng, bất động, riêng lẻ mà chúng có sự liên quan lẫn nhau.
Từ những ý kiến bình luận trên, tác giả xin đa ra định nghĩa nh sau:
Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những sự kiện, tình tiết, tin tức phản ánh sự thật khách quan do đơng sự, ngời bảo vệ quyền lợi của đơng sự, cá nhân, cơ
quan, tổ chức, ngời tham gia tố tụng giao nộp hoặc Tòa án thu thập theo trình tự, thủ tục Bộ luật này quy định mà Tòa án dựa vào đó để giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.