Thế nào là hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự

Một phần của tài liệu tiểu luận phân tích chứng minh chứng cứ trong tố tụng dân sự (Trang 30)

c) Tính hợp pháp của chứng cứ

1.2.1. Thế nào là hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự

Theo Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Giáo dục, 1998, trang 178: "Chứng minh là dùng lý lẽ, suy luận, bằng cứ để chỉ rõ điều gì đó đúng hay không đúng".

Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, 2003, tr. 192 ghi: "Chứng minh là làm cho thấy rõ là có thật, là đúng bằng sự việc hoặc bằng lý lẽ".

Mỗi vụ việc dân sự phát sinh tại Tòa án thờng chứa đựng những mâu thuẫn nhất định giữa các bên đơng sự nên rất phực tạp. Để giải quyết đợc vụ việc dân sự thì mọi vấn đề của vụ việc dân sự dù ai nêu ra cũng phải đợc làm rõ trớc khi Tòa án quyết định giải quyết vụ việc dân sự. Vú dụ, trong vụ án thừa kế yêu cầu chia di sản theo di chúc thì làm rõ có di chúc không? Ngời viết di chúc đã chết cha? Di chúc có hợp pháp hay không?

Chứng minh là hoạt động chi phối kết quả giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án nên có nội hàm rất rộng. Bản chất của hoạt động chứng minh của các chủ thể tố tụng không chỉ thể hiện ở chỗ xác định các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự mà còn thể hiện ở chỗ phải làm cho mọi ngời thấy rõ là có thật, là đúng với thực tế. Do đó, các phơng thức đợc các chủ thể chứng minh sử dụng để chứng minh rất đa dạng. Nhng để thực hiện đợc mục đích, nhiệm vụ của chứng minh, các chủ thể chứng minh bao giờ cũng phải chỉ ra đợc tất cả các căn cứ pháp lý và thực tiễn liên quan đến vụ việc dân sự.

Quá trình chứng minh đợc diễn ra suốt trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự. Hoạt động chứng minh trong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự bao gồm nhiều hoạt động khác nhau của các chủ thể tố tụng. Trong đó, hoạt động cung cấp,

thu thập, nghiên cứu và đánh giá chứng cứ tại phiên tòa của các chủ thể là chủ yếu và mang tính quyết định:

- Cung cấp chúng cứ: Là nghĩa vụ chủ yếu là do đơng sự giao nộp cho Tòa án, đơng sự muốn làm rõ đợc yêu cầu hay phản đối yêu cầu của họ là có căn cứ hợp pháp thì trách nhiệm của họ là phải cung cấp, giao nộp chứng cứ cho Tòa án để chứng minh. Việc cung cấp chứng cứ còn có thể do cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp.

- Thu thập chứng cứ là trách nhiệm của các đơng sự, hoặc một số trờng hợp Tòa án thu thập. Việc thu thập, cung cấp và giao nộp chứng cứ để chứng minh trong giải quyết vụ việc dân sự phải đúng hạn, nhanh chóng và kịp thời.

- Nghiên cứu và đánh giá là giai đoạn cuối cùng của hoạt động chứng minh. Nó là một quá trình lôgíc nhằm xác định giá trị chứng minh và sự phù hợp của các chứng cứ - sự phù hợp của chứng cứ ở đây là sự phù hợp giữa những tình tiết, sự kiện đã thu thập đợc với thực tế khách quan. Thông qua nghiên cứu và đánh giá chứng cứ, Tòa án hình thành các đối tợng chứng minh và sắp xếp các sự kiện theo một trình tự nhất định. Việc suy đoán chứng cứ có thể đợc sử dụng trong quá trình đánh giá chứng cứ, nhng việc suy đoán này phải dựa trên các chứng cứ khác hoặc trên tổng thể các chứng cứ có trong hồ sơ chứ không đợc theo nhận thức chủ quan của ngời đánh giá.

Chứng minh trong tố tụng dân sự có ý nghĩa làm rõ, xác định các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự, đảm bảo việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự. Chứng minh là biện pháp duy nhất để xác định các sự kiện, tình tiết của vụ việc dân sự.

Thông qua hoạt động chứng minh, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân và các chủ thể khác thấy rõ các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự đợc giải quyết. Đối với các đ- ơng sự, chứng minh là vấn đề rất quan trọng để các đơng sự làm rõ quyền, lợi ích hợp pháp của họ, trên cơ sở đó thuyết phục Tòa bảo vệ. Trớc Tòa án, nếu đơng sự không chứng minh đợc sự tồn tại quyền, lợi ích hợp pháp của họ thì quyền và lợi ích hợp pháp của họ có thể sẽ không đợc Tòa án bảo vệ. Trên thực tế, Tòa án có thể sai

lầm trong việc xác định, đánh giá chứng cứ, không làm sáng tỏ đợc các tình tiết, sự kiện của vụ việc dân sự. Điều đó dẫn đếu việc giải quyết vụ việc dân sự không đúng với sự thật và làm cho đơng sự không đợc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Chứng minh không chỉ có ý nghĩa đối với việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự của Tòa án, mà còn có ý nghĩa bảo đảm cho đơng sự bảo vệ đợc quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Để giải quyết bất kỳ một vụ việc dân sự thì đều đợc phải làm rõ những sự việc, tình tiết về cơ bản trớc khi Tòa án tiến hành giải quyết. Mà thực chất của hoạt động chứng minh phần lớn bao gồm việc cung cấp chứng cứ của đơng sự và việc Tòa án xem xét toàn bộ hệ thống văn bản, tài liệu liên quan đợc áp dụng nhằm có cơ sở giải quyết vụ việc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho công dân và của Nhà nớc.

Hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự là hoạt động tố tụng của các chủ thể theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự mà theo đó việc làm rõ các sự kiện, tình tiết của vụ việc là cần thiết; trong đó còn bao gồm cả hoạt động áp dụng luật của Tòa án đối với vụ việc dân sự cụ thể cần giải quyết.

Một phần của tài liệu tiểu luận phân tích chứng minh chứng cứ trong tố tụng dân sự (Trang 30)