Vấn đề về kiểm soát thông tin kế toán trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Kiểm soát và ngăn ngừa chuyển giá thông qua hệ thống thông tin kế toán ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam (Trang 71 - 89)

CHƯƠNG 2: THỰC TRANG VỀ VIỆC CHUYỂN GIÁ VÀ VẤN ĐỀ THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

2.3 Thực trạng về hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp

2.3.2 Vấn đề về kiểm soát thông tin kế toán trong các doanh nghiệp

Hiện nay, phần lớn các tổ chức, doanh nghiệp đã tổ chức được bộ phận kế toán tương đối tốt, đáp ứng được yêu cầu quản lý kế toán và phù hợp với ngành nghề và yêu cầu thực tế đề ra. Bộ máy kế toán phù hợp với thực tiễn đã góp phần tiết kiệm chi phí, ghi chép, phản ánh đầy đủ, trung thực, khách quan các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh và cung cấp thông tin báo cáo tài chính phục vụ theo yêu cầu quản lý bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ chưa tổ chức tốt bộ máy kế toán. Nguyên tắc bất kiêm nhiệm thường bị vi phạm. Mối quan hệ gia đình trong doanh nghiệp đã gây hạn chế sự độc lập trong công

tác kế toán. Thậm chí còn nhiều chủ doanh nghiệp còn gây áp lực bắt buộc nhân viên kế toán làm sai pháp luật nhằm trốn tránh nghĩa vụ thuế. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhân viên kế toán thường làm việc không lâu dài, hay thay đổi thường xuyên vì vậy công tác kế toán, công tác lưu trữ không liên tục và không có hệ thống, gây khó khăn trong việc phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh cũng như việc cung cấp thông tin kế toán đúng quy định, công việc của kế toán trước kế toán vào sau khó khăn trong việc tiếp nhận và xử lý công việc của người trước để lại. Đa số các doanh nghiệp chưa chú trọng đến bộ phận kế toán quản trị và kiểm soát nội bộ. Các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào bộ phận kế toán tài chính để cung cấp báo cáo tài chính và báo cáo thuế cho cơ quan nhà nước.

Sử dụng hóa đơn, chứng từ mua vào không hợp pháp, hợp lệ, không thể hiện nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Các chứng từ chi phí phát sinh rất nhiều và rất đa dạng, phần lớn từ các bộ phận kế toán khác có liên quan chuyển sang bộ phận kế toán chi phí để ghi sổ, rồi trả chứng từ về cho bộ phận kế toán có nhiệm vụ lưu trữ. Các loại chứng từ có liên quan chi phí quản lý doanh nghiệp, bán hàng: phiếu chi, giấy báo nợ, phiếu xuất kho, bảng lương….

Nợ TK 641, 642

Có TK 334, 338, 152, 111, 112, 331….

Chứng từ kế toán được phần lớn các doanh nghiệp sử dụng đúng theo quy định của chế độ kế toán. Chứng từ được sử dụng đúng mẫu biểu và nội dung được quy định, đáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Hầu hết các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được phản ánh trên chứng từ kế toán ban đầu: phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập, phiếu xuất, hóa đơn mua vào, hóa đơn đầu ra…. để làm căn cứ ghi sổ sách kế toán. Chứng từ kế toán với chức năng cơ sở pháp lý giúp cho doanh nghiệp cũng

như cơ quan thuế xác định đúng, đủ số thuế phải nộp, đồng thời là bằng chứng để xác định đúng tính chất, mức độ vi phạm pháp luật của doanh nghiệp để từ đó có các biện pháp xử lý đúng quy định hiện hành. Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại sau:

- Lập hóa đơn chứng từ chưa đầy đủ các nội dung theo quy định cũng như thiếu sự kiểm tra, soát xét của từng bộ phận. Hóa đơn chứng từ chỉ được lập ra để đối phó với cơ quan thuế như hóa đơn không có chữ ký người mua hàng, thủ trưởng đơn vị.

Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh không được lập chứng từ, ghi sổ kế toán theo quy định: như hoạt động biếu tặng, khuyến mãi hàng hóa.

- Trên thực tế công việc, cơ quan thuế đã phát hiện các trường hợp các liên hóa đơn của cùng một số seri có nội dung không giống nhau. Là do: Bên người bán hàng cố tình thực hiện để trốn thuế; Người bán và người mua cấu kết, thông đồng với nhau nhằm giảm số thuế phải nộp, tăng số thuế được khấu trừ. Do đó số lượng, giá trị hàng hóa được phản ánh trên sổ sách kế toán không đúng thực tế làm sai lệch kết quả kinh doanh và báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp mua hàng hóa dịch vụ không hợp pháp, doanh nghiệp sẽ thông đồng với các doanh nghiệp khác để mua hóa đơn chứng từ để hợp thức hóa nguồn hàng hóa dịch vụ mua vào. Các hóa đơn chứng từ này là những hóa đơn chứng từ thật của một doanh nghiệp nào đó có đăng ký sử dụng và được phép lưu hành theo quy định của pháp luật. Nhưng nội dung kinh tế được lập thì hoàn toàn không phản ánh đúng bản chất của giao dịch kinh tế phát sinh. Người kiểm tra kế toán khó có thể kiểm tra được tính có thực của giao dịch kinh tế này nhất là khi thời hạn kiểm tra, thanh tra thuế có hạn cán bộ thuế không thể kiểm tra toàn bộ hóa đơn mua vào của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp còn mua hóa đơn của các doanh nghiệp khác mà thực tế không diễn ra bất cứ nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào để tăng chi phí được khấu trừ nhằm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp. Lợi dụng khó khăn nêu trên một số doanh nghiệp

thực hiện chuyển giá thông qua việc cung cấp dịch vụ giữa công ty mẹ với các công ty trong nội bộ tập đoàn và giữa các công ty trong nội bộ tập đoàn với nhau thường rất khó định giá và khó xác định nghiệp vụ kinh tế có thực sự phát sinh hay không. Lợi dụng đặc tính này, trong những năm qua, một số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vốn vào Việt Nam thực hiện hành vi cung cấp các dịch vụ quản lý và hỗ trợ quản lý cho cả tập đoàn (dịch vụ kế toán, tài chính, tư vấn, quản lý tài sản...) và tính giá phục vụ ở mức cao để chuyển lợi nhuận từ công ty con tại Việt Nam sang công ty mẹ nhằm tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế của công ty con tại Việt Nam.

Lập hồ sơ vay vốn từ công ty mẹ ở nước ngoài

Khi doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp có thể vay vốn từ ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân. Trong trường hợp vay vốn từ cá nhân hoặc từ công ty mẹ ở nước ngoài chứng từ để hạch toán là: hợp đồng vay vốn, phiếu thu tiền, bảng tính lãi vay, chứng từ chi tiền lãi, chứng từ nhận tiền vay vốn... Trên thực tế còn tồn tại một số trường hợp doanh nghiệp lợi dụng quy định này để lập hồ sơ vay vốn, chứng từ thu chi khống để tăng chi phí lãi vay vốn nhằm giảm lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Một trong những hành vi tương đối phổ biến của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhằm tránh nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời gian qua là thực hiện chuyển giá thông qua hình thức vay vốn từ bên có mối quan hệ liên kết và trả lãi suất vay vốn với mức cao hơn thực tế. Với phương thức này, lợi nhuận từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã chuyển sang cho bên liên kết tại nước ngoài có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn tại Việt Nam, qua đó, tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế của cả tập đoàn. Hành vi này thường xảy ra ở các ngành nghề kinh doanh sử dụng vốn lớn như:

khai thác mỏ, sản xuất lắp ráp các phương tiện vận tải,...

Lập hồ sơ, chứng từ về tài sản không đúng thực tế

TSCĐ hữu hình có đặc điểm tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và vì tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên TSCĐ hữu hình có đặc điểm là hao mòn dần và giá trị của nó chuyển dần vào chi phí của đối tượng sử dụng liên quan.

Kế toán căn cứ vào lý lịch và tài liệu gốc của TSCĐ (như hóa đơn mua TSCĐ, chứng từ, tờ khai hải quan, hóa đơn chứng từ vận chuyển, bốc dỡ….) bộ phận kế toán tập hợp và lập thành bộ hồ sơ kế toán gốc của TSCĐ để làm căn cứ tổ chức kế toán tổng hợp và chi tiết TSCĐ

Nguyên giá TSCĐ (mua sắm) = giá mua thực tế + thuế không được khấu trừ + cp liên quan

Nợ TK 211, 213 Nợ TK 133

Nợ 242, 142 (nếu có) Có TK 111, 331

Nguyên giá TSCĐ (góp vốn) = giá trị theo đánh giá + cp liên quan Nợ TK 211, 213

Có TK 411

Lợi dụng chính sách thông thoáng về thu hút đầu tư của Việt Nam nhằm phát huy lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên đất đai và nhân công, đồng thời nắm bắt được hạn chế của Việt Nam về nguồn lực tài chính và khả năng thẩm định giá trị tài

sản cố định, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thông qua góp vốn bằng dây chuyền máy móc, thiết bị đặc thù được định giá cao hơn nhiều lần so với giá trị thực tế của máy móc đem đi góp vốn. Công ty mẹ ở nước ngoài đưa máy móc thiết bị vào công ty con ở Việt Nam với giá trị cao hơn so với giá trị thực tế tại nước ngoài. Hồ sơ nhập khẩu vẫn đảm bảo đúng biểu mẫu theo quy định nhưng giá trị đã được nâng lên cao. Với máy móc có giá trị ghi sổ lớn hơn giá trị thực, công ty con ở Việt Nam sẽ tăng được chi phí khấu hao nhằm làm giảm lợi nhuận, tăng giá trị tài sản để có lợi trong giao dịch kinh doanh và vay vốn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Vấn đề chuyển giá hiện nay, Nhà nước chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Đối với cơ quan thuế việc kiểm tra chỉ dừng lại ở việc kiểm tra hồ sơ nhập khẩu đảm bảo đầy đủ mẫu biểu, giá trị theo doanh nghiệp tự kê khai chứ không thể thẩm định được giá cả hàng nhập khẩu. Việc nâng khống giá trị vốn góp sẽ đem đến một vài lợi ích kinh tế cho nhà đầu tư nước ngoài như: Nhà đầu tư nước ngoài có một phần lợi ích kinh tế cho mình thông qua việc trích khấu hao tài sản cố định, và phân chia lợi nhuận trên tỷ lệ góp vốn gây thiệt hại cho nhà nước và các bên liên doanh Việt Nam; nâng giá trị góp vốn cao hơn so với thực tế giúp nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng vốn cao hơn so với bên liên doanh Việt Nam, từ đó nắm quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp theo mục đích của mình, thực hiện chuyển giá gây lỗ triền miên khiến doanh nghiệp Việt Nam không còn đủ tiềm lực tài chính để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, phải bán lại vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài và liên doanh trở thành doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Các doanh nghiệp liên kết thực hiện sản xuất theo hợp đồng: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng nguyên vật liệu đầu vào mua tại thị trường Việt Nam để sản xuất sản phẩm, 100% sản phẩm sản xuất được xuất khẩu cho bên liên kết ở nước ngoài theo đơn đặt hàng đã ký trước để tiêu thụ tại thị trường nước ngoài. Để phục vụ cho quy trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt

Nam sử dụng quy trình công nghệ do phía ngoài cung cấp. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện hành vi chuyển giá thông qua việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất từ bên liên kết với giá rất cao, đồng thời xuất khẩu sản phẩm với giá rất thấp, qua đó, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không có lợi nhuận và không phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp ở Việt Nam.

Điển hình như, một khách sạn liên doanh giữa Tổng Công ty Du lịch Sài Gòn và Vina Group đã xác định giá trị đưa vào góp vốn của Vina Group là 4,34 triệu USD. Nhưng theo sự thẩm định giá của công ty giám định giá Quốc Tế thì giá trị tài sản góp vốn của Vina Group chỉ có giá trị là 2,99 triệu USD.

Hai là, chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ: Đây là hành vi chuyển giá thông qua việc các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ sản xuất kinh doanh cho bên liên kết tại Việt Nam và thu tiền bản quyền. Chuyển giao công nghệ là loại hình chuyển giao tài sản vô hình, việc định giá đối với loại tài sản vô hình này rất khó khăn và mang tính đặc thù. Lợi dụng đặc tính này, các doanh nghiệp liên kết ở nước ngoài thường tính phí bản quyền rất cao đối với công ty liên kết nước ngoài tại Việt Nam khiến cho chi phí đầu vào bị đẩy lên cao, kết quả sản xuất kinh doanh bị thua lỗ, liên doanh Việt Nam chịu thiệt hại, còn phí bản quyền vẫn được trả cho nước ngoài.

Một ví dụ điển hình cho việc chuyển giá thông qua chuyển giao công nghệ đó là tại Công ty Liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam. Công ty liên doanh này hoạt động theo Luật ĐTNN của Ủy ban Nhà nước về hợp tác và đầu tư (nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cấp phép số 287/GP ngày 9/12/1991. Hai đối tác liên doanh là Công ty Thực phẩm II tại Tp.Hồ Chí Minh và Công ty Heneiken International Behler (Hà Lan). Đến năm 1994 thì giấy phép liên doanh được chuyển nhượng sang giấy phép số 287/GPDCI ngày 27/10/1994 liên doanh với Asia Pacific Breweries PTE.LTD (Singapore). Tổng số vốn đầu tư là 49,5 triệu USD và vốn pháp định là 17 triệu USD. Bên liên doanh Việt

Nam chiếm 40% và bên liên doanh Singapore chiếm 60% vốn, ngành nghề sản xuất của liên doanh là sản xuất bia để tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sang nước ngoài.

Khi đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh thì tình trạng kinh doanh của công ty liên tục thua lỗ kéo dài qua các năm, nguyên nhân chủ yếu của tình trạng thua lỗ kéo dài là do phải trả cho chi phí bản quyền quá cao và tăng dần qua các năm cho công ty ở nước ngoài. Trong tình hình công ty liên doanh thường xuyên thua lỗ, phía liên doanh Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề nhưng ngược lại phía liên doanh nước ngoài vẫn không hề hấn gì vì họ vẫn nhận đủ tiền bản quyền từ nhãn hiệu và thậm chí tiền bản quyền lại có xu hướng ngày càng tăng. Và kết quả cuối cùng, họ đã thao túng cả liên doanh một cách dễ dàng.

Doanh thu bán hàng và chứng từ đầu ra

Doanh nghiệp lập hóa đơn không đúng nội dung kinh tế phát sinh nhằm mục đích gian lận thuế:

- Ghi số lượng trên hóa đơn cao hơn thực tế rất nhiều nhưng với đơn giá trên từng đơn vị sản phẩm rất thấp để giảm lượng hàng tồn kho trên sổ sách thực tế không còn do đã bán hàng nhưng không xuất hóa đơn.

- Lập hóa đơn với số lượng và giá trị trên liên giao cho khách hàng cao hơn liên lưu tại doanh nghiệp để giảm doanh thu và giảm thuế phải nộp;

- Doanh nghiệp bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho người này nhưng lại lập hóa đơn bán hàng cho người khác, tiếp tay cho hành vi gian lận;

- Doanh nghiệp lập hóa đơn với giá trị rất thấp so với giá thực trả của người mua nhằm mục đích giấu doanh thu và giảm nghĩa vụ thuế phải nộp;

Đối với các doanh nghiệp có mối quan hệ liên kết thường ghi nhận doanh thu với doanh nghiệp liên kết ở nước ngoài thấp hơn nhiều là do doanh nghiệp trong nước đã hạ đơn giá bán nhằm giảm lợi nhuận để tối thiểu số thuế phải nộp ở Việt Nam.

Doanh thu bán hàng là một chỉ tiêu quan trọng trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp, phản ánh quy mô kinh doanh, khả năng tạo ra tiền của doanh nghiệp, đồng thời liên quan mật thiết đến việc xác định lợi nhuận doanh nghiệp. Do đó công tác kế toán cần tuân thủ các nguyên tắc kế toán cơ bản. Khi bán hàng, doanh nghiệp phải lập hóa đơn bán hàng, đồng thời doanh nghiệp phải mở tờ khai hải quan chứng minh hàng hóa xuất khẩu. Nếu hàng hóa vận chuyển đến cảng cần thời gian lưu bãi để chờ kiểm hóa thì doanh nghiệp cần hạch toán vào tài khoản hàng gửi đi bán (157). Đối với hàng hóa xuất khẩu, khi đã hoàn tất hồ sơ hải quan chứng minh hàng xuất khẩu, hàng hóa đã thực xuất theo xác nhận của cơ quan hải quan. Doanh nghiệp lập hóa đơn tài chính và ghi nhận doanh thu, giá vốn và công nợ phải thu đối với khách hàng. Căn cứ vào chứng từ là giấy báo Có của ngân hàng về khoản tiền mà khách hàng đã thanh toán, doanh nghiệp sẽ ghi giảm khoản nợ phải thu tương ứng.

Doanh nghiệp sẽ được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào của hàng hóa dịch vụ mua vào phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu. Hiện nay, việc xem xét chứng từ thanh toán qua ngân hàng gặp nhiều khó khăn do nội dung chứng từ thanh toán qua ngân hàng không được ghi rõ ràng, không ghi cụ thể thanh toán tiền cho bộ hồ sơ xuất khẩu nào (số hóa đơn, số tờ khai hải quan, số hợp đồng mua bán). Lợi dụng điểm này, các doanh nghiệp thường yêu cầu công ty mẹ ở nước ngoài chuyển tiền với nội dung không phải thanh toán tiền hàng xuất khẩu nhưng doanh nghiệp ở việt nam vẫn kê khai như khoản thanh toán tiền hàng xuất khẩu: công ty mẹ chuyển tiền cho việc tăng vốn đầu tư, doanh nghiệp mẹ chuyển tiền cho vay cho

Một phần của tài liệu Kiểm soát và ngăn ngừa chuyển giá thông qua hệ thống thông tin kế toán ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam (Trang 71 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)