Thực trạng về hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Kiểm soát và ngăn ngừa chuyển giá thông qua hệ thống thông tin kế toán ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam (Trang 69)

6. Bố cục của luận văn

2.3 Thực trạng về hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp

2.3.1 Đặc điểm của hệ thống kế toán trong doanh nghiệp hiện nay

Hệ thống kế toán doanh nghiệp Việt Nam đã qua nhiều lần thay đổi và đã có những chuyển biến khá toàn diện, sâu sắc để phù hợp với quá trình phát triển cũng như hội nhập sâu rộng của nền kinh tế Việt Nam vào nền kinh tế chung của thế giới. Với những thay đổi cải tiến này, hệ thống kế toán doanh nghiệp đã có được sự phù hợp nhất định với thông lệ kế toán quốc tế và tạo ra được thông tin hữu ích cho các đối tượng sử dụng khác nhau ở bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của doanh nghiệp nói riêng, cũng như trình độ quản lý thì hệ thống kế toán doanh nghiệp bộc lộ nhiều vấn đề chưa thực sự khoa học và hợp lý, làm ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán cung cấp cho các đối tượng sử dụng khác nhau:

- Việc xây dựng và thực hiện đồng thời hai hệ thống chế độ kế toán áp dụng cho các đối tượng doanh nghiệp khác nhau đã gây nhiều lúng túng, khó khăn cho doanh

nghiệp do sự quy định không rõ ràng về tiêu chuẩn quy mô cũng như sự chuyển đổi không ngừng về quy mô của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động của mình. Điều này làm cho hệ thống kế toán doanh nghiệp thiếu tính thống nhất và khoa học, bộc lộ sự chắp vá và làm ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán cũng như tính nghiêm túc khi thực hiện chế độ kế toán. Tiêu chuẩn và doanh nghiệp vừa và nhỏ còn chưa quy định một cách rõ ràng, cụ thể, nên tùy theo nhận thức và điều kiện cụ thể mà doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp mình. Chính điều này làm cho việc tuân thủ và tính hiệu lực của việc áp dụng chế độ kế toán theo quy định là không cao, không kiểm soát được.

- Hệ thống kế toán hiện hành qua nhiều lần sửa đổi vẫn còn mang tính chắp vá, chưa được sắp xếp hệ thống tài khoản một cách khoa học, hợp lý với bản chất của đối tượng kế toán cũng như sự hoạt động của chúng trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Chính điều này gây ra nhiều vấn đề không phù hợp trong quá trình xử lý thông tin, đồng thời gây ra sự ngộ nhận cho người sử dụng thông tin về một số đối tượng kế toán.

- Trong hệ thống tài khỏan kế toán chưa có những định hướng cho việc xử lý thông tin kế toán quản trị để phục vụ hữu hiệu cho công tác quản lý nội bộ trong doanh nghiệp. Kế toán quản trị ở Việt Nam còn khá non trẻ nên việc định hướng xử lý thông tin kế toán quản trị trên hệ thống tài khoản kế toán được quy định thống nhất là việc làm phù hợp, giúp doanh nghiệp vận dụng theo điều kiện cụ thể về đặc điểm kinh doanh.

- Hệ thống báo cáo tài chính cũng được dùng để cung cấp thông tin về tình hình tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cho các đối tượng sử dụng khác nhau. Tính hữu ích của thông tin kế toán được biểu hiện tập trung qua hệ thống báo cáo tài chính và khi đánh giá chất lượng kế toán thì bao giờ cũng đánh giá thông qua chất

lượng thông tin được cung cấp qua hệ thống báo cáo tài chính. Tuy nhiên, hệ thống báo cáo tài chính hiện hành còn khá cứng nhắc, chưa mang tính đa dạng dựa trên một nền tảng thống nhất nên chưa đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng đa dạng cho các nhóm đối tượng khác nhau gắn với từng cấp độ quy mô của doanh nghiệp.

- Hiện nay, hệ thống báo cáo tài chính áp dụng cho doanh nghiệp có quy mô lớn về cơ bản đã có những điều chỉnh thích hợp và đáp ứng được yêu cầu sử dụng cho các đối tượng khác nhau. Riêng việc xây dựng hệ thống báo cáo tài chính riêng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ theo chủ trương rút gọn các chỉ tiêu được trình bày là vấn đề có thể chấp nhận được với những doanh nghiệp nhỏ, còn với những doanh nghiệp có quy mô vừa thì thông tin cần phải được trình bày một cách cụ thể, rõ ràng, đầy đủ vì liên quan đến những đối tượng sử dụng và cũng là nhu cầu thực tế của những nhà quản trị trong doanh nghiệp. Hơn nữa, doanh nghiệp không duy trì quy mô hoạt động hiện tại mà luôn có sự vận động, phát triển không ngừng, chuyển đổi quy mô nên hệ thống báo cáo tài chính cần phải được chuyển hóa không ngừng.

2.3.2 Vấn đề về kiểm soát thông tin kế toán trong các doanh nghiệp Tổ chức bộ máy kế toán. Tổ chức bộ máy kế toán.

Hiện nay, phần lớn các tổ chức, doanh nghiệp đã tổ chức được bộ phận kế toán tương đối tốt, đáp ứng được yêu cầu quản lý kế toán và phù hợp với ngành nghề và yêu cầu thực tế đề ra. Bộ máy kế toán phù hợp với thực tiễn đã góp phần tiết kiệm chi phí, ghi chép, phản ánh đầy đủ, trung thực, khách quan các hoạt động kinh tế tài chính phát sinh và cung cấp thông tin báo cáo tài chính phục vụ theo yêu cầu quản lý bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ chưa tổ chức tốt bộ máy kế toán. Nguyên tắc bất kiêm nhiệm thường bị vi phạm. Mối quan hệ gia đình trong doanh nghiệp đã gây hạn chế sự độc lập trong công

tác kế toán. Thậm chí còn nhiều chủ doanh nghiệp còn gây áp lực bắt buộc nhân viên kế toán làm sai pháp luật nhằm trốn tránh nghĩa vụ thuế. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhân viên kế toán thường làm việc không lâu dài, hay thay đổi thường xuyên vì vậy công tác kế toán, công tác lưu trữ không liên tục và không có hệ thống, gây khó khăn trong việc phản ánh nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh cũng như việc cung cấp thông tin kế toán đúng quy định, công việc của kế toán trước kế toán vào sau khó khăn trong việc tiếp nhận và xử lý công việc của người trước để lại. Đa số các doanh nghiệp chưa chú trọng đến bộ phận kế toán quản trị và kiểm soát nội bộ. Các doanh nghiệp chủ yếu tập trung vào bộ phận kế toán tài chính để cung cấp báo cáo tài chính và báo cáo thuế cho cơ quan nhà nước.

Sử dụng hóa đơn, chứng từ mua vào không hợp pháp, hợp lệ, không thể

hiện nghiệp vụ kinh tế phát sinh

Các chứng từ chi phí phát sinh rất nhiều và rất đa dạng, phần lớn từ các bộ phận kế toán khác có liên quan chuyển sang bộ phận kế toán chi phí để ghi sổ, rồi trả chứng từ về cho bộ phận kế toán có nhiệm vụ lưu trữ. Các loại chứng từ có liên quan chi phí quản lý doanh nghiệp, bán hàng: phiếu chi, giấy báo nợ, phiếu xuất kho, bảng lương….

Nợ TK 641, 642

Có TK 334, 338, 152, 111, 112, 331….

Chứng từ kế toán được phần lớn các doanh nghiệp sử dụng đúng theo quy định của chế độ kế toán. Chứng từ được sử dụng đúng mẫu biểu và nội dung được quy định, đáp ứng được yêu cầu quản lý của doanh nghiệp. Hầu hết các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều được phản ánh trên chứng từ kế toán ban đầu: phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập, phiếu xuất, hóa đơn mua vào, hóa đơn đầu ra…. để làm căn cứ ghi sổ sách kế toán. Chứng từ kế toán với chức năng cơ sở pháp lý giúp cho doanh nghiệp cũng

như cơ quan thuế xác định đúng, đủ số thuế phải nộp, đồng thời là bằng chứng để xác định đúng tính chất, mức độ vi phạm pháp luật của doanh nghiệp để từ đó có các biện pháp xử lý đúng quy định hiện hành. Bên cạnh đó vẫn còn một số tồn tại sau:

- Lập hóa đơn chứng từ chưa đầy đủ các nội dung theo quy định cũng như thiếu sự kiểm tra, soát xét của từng bộ phận. Hóa đơn chứng từ chỉ được lập ra để đối phó với cơ quan thuế như hóa đơn không có chữ ký người mua hàng, thủ trưởng đơn vị. Một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh không được lập chứng từ, ghi sổ kế toán theo quy định: như hoạt động biếu tặng, khuyến mãi hàng hóa.

- Trên thực tế công việc, cơ quan thuế đã phát hiện các trường hợp các liên hóa

đơn của cùng một số seri có nội dung không giống nhau. Là do: Bên người bán hàng cố tình thực hiện để trốn thuế; Người bán và người mua cấu kết, thông đồng với nhau nhằm giảm số thuế phải nộp, tăng số thuế được khấu trừ. Do đó số lượng, giá trị hàng hóa được phản ánh trên sổ sách kế toán không đúng thực tế làm sai lệch kết quả kinh doanh và báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

- Các doanh nghiệp mua hàng hóa dịch vụ không hợp pháp, doanh nghiệp sẽ thông đồng với các doanh nghiệp khác để mua hóa đơn chứng từ để hợp thức hóa nguồn hàng hóa dịch vụ mua vào. Các hóa đơn chứng từ này là những hóa đơn chứng từ thật của một doanh nghiệp nào đó có đăng ký sử dụng và được phép lưu hành theo quy định của pháp luật. Nhưng nội dung kinh tế được lập thì hoàn toàn không phản ánh đúng bản chất của giao dịch kinh tế phát sinh. Người kiểm tra kế toán khó có thể kiểm tra được tính có thực của giao dịch kinh tế này nhất là khi thời hạn kiểm tra, thanh tra thuế có hạn cán bộ thuế không thể kiểm tra toàn bộ hóa đơn mua vào của doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp còn mua hóa đơn của các doanh nghiệp khác mà thực tế không diễn ra bất cứ nghiệp vụ kinh tế phát sinh nào để tăng chi phí được khấu trừ nhằm giảm nghĩa vụ thuế phải nộp. Lợi dụng khó khăn nêu trên một số doanh nghiệp

thực hiện chuyển giá thông qua việc cung cấp dịch vụ giữa công ty mẹ với các công ty trong nội bộ tập đoàn và giữa các công ty trong nội bộ tập đoàn với nhau thường rất khó định giá và khó xác định nghiệp vụ kinh tế có thực sự phát sinh hay không. Lợi dụng đặc tính này, trong những năm qua, một số tập đoàn đa quốc gia đầu tư vốn vào Việt Nam thực hiện hành vi cung cấp các dịch vụ quản lý và hỗ trợ quản lý cho cả tập đoàn (dịch vụ kế toán, tài chính, tư vấn, quản lý tài sản...) và tính giá phục vụ ở mức cao để chuyển lợi nhuận từ công ty con tại Việt Nam sang công ty mẹ nhằm tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế của công ty con tại Việt Nam.

Lập hồ sơ vay vốn từ công ty mẹở nước ngoài

Khi doanh nghiệp thiếu vốn hoạt động sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp có thể vay vốn từ ngân hàng, tổ chức tín dụng và các tổ chức, cá nhân. Trong trường hợp vay vốn từ cá nhân hoặc từ công ty mẹ ở nước ngoài chứng từ để hạch toán là: hợp đồng vay vốn, phiếu thu tiền, bảng tính lãi vay, chứng từ chi tiền lãi, chứng từ nhận tiền vay vốn... Trên thực tế còn tồn tại một số trường hợp doanh nghiệp lợi dụng quy định này để lập hồ sơ vay vốn, chứng từ thu chi khống để tăng chi phí lãi vay vốn nhằm giảm lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế. Một trong những hành vi tương đối phổ biến của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nhằm tránh nghĩa vụ thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam trong thời gian qua là thực hiện chuyển giá thông qua hình thức vay vốn từ bên có mối quan hệ liên kết và trả lãi suất vay vốn với mức cao hơn thực tế. Với phương thức này, lợi nhuận từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã chuyển sang cho bên liên kết tại nước ngoài có thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp thấp hơn tại Việt Nam, qua đó, tối thiểu hóa nghĩa vụ thuế của cả tập đoàn. Hành vi này thường xảy ra ở các ngành nghề kinh doanh sử dụng vốn lớn như: khai thác mỏ, sản xuất lắp ráp các phương tiện vận tải,...

Lập hồ sơ, chứng từ về tài sản không đúng thực tế

TSCĐ hữu hình có đặc điểm tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh và vì tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh nên TSCĐ hữu hình có đặc điểm là hao mòn dần và giá trị của nó chuyển dần vào chi phí của đối tượng sử dụng liên quan. Kế toán căn cứ vào lý lịch và tài liệu gốc của TSCĐ (như hóa đơn mua TSCĐ, chứng từ, tờ khai hải quan, hóa đơn chứng từ vận chuyển, bốc dỡ….) bộ phận kế toán tập hợp và lập thành bộ hồ sơ kế toán gốc của TSCĐ để làm căn cứ tổ chức kế toán tổng hợp và chi tiết TSCĐ

Nguyên giá TSCĐ (mua sắm) = giá mua thực tế + thuế không được khấu trừ + cp liên quan

Nợ TK 211, 213 Nợ TK 133

Nợ 242, 142 (nếu có) Có TK 111, 331

Nguyên giá TSCĐ (góp vốn) = giá trị theo đánh giá + cp liên quan Nợ TK 211, 213

Có TK 411

Lợi dụng chính sách thông thoáng về thu hút đầu tư của Việt Nam nhằm phát huy lợi thế so sánh về tài nguyên thiên nhiên đất đai và nhân công, đồng thời nắm bắt được hạn chế của Việt Nam về nguồn lực tài chính và khả năng thẩm định giá trị tài

sản cố định, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thông qua góp vốn bằng dây chuyền máy móc, thiết bị đặc thù được định giá cao hơn nhiều lần so với giá trị thực tế của máy móc đem đi góp vốn. Công ty mẹ ở nước ngoài đưa máy móc thiết bị vào công ty con ở Việt Nam với giá trị cao hơn so với giá trị thực tế tại nước ngoài. Hồ sơ nhập khẩu vẫn đảm bảo đúng biểu mẫu theo quy định nhưng giá trị đã được nâng lên cao. Với máy móc có giá trị ghi sổ lớn hơn giá trị thực, công ty con ở Việt Nam sẽ tăng được chi phí khấu hao nhằm làm giảm lợi nhuận, tăng giá trị tài sản để có lợi trong giao dịch kinh doanh và vay vốn của các ngân hàng, tổ chức tín dụng. Vấn đề chuyển giá hiện nay, Nhà nước chưa có biện pháp ngăn chặn hiệu quả. Đối với cơ quan thuế việc kiểm tra chỉ dừng lại ở việc kiểm tra hồ sơ nhập khẩu đảm bảo đầy đủ mẫu biểu, giá trị theo doanh nghiệp tự kê khai chứ không thể thẩm định được giá cả hàng nhập khẩu. Việc nâng khống giá trị vốn góp sẽ đem đến một vài lợi ích kinh tế cho nhà đầu tư nước ngoài như: Nhà đầu tư nước ngoài có một phần lợi ích kinh tế cho mình thông qua việc trích khấu hao tài sản cố định, và phân chia lợi nhuận trên tỷ lệ góp vốn gây thiệt hại cho nhà nước và các bên liên doanh Việt Nam; nâng giá trị góp vốn cao hơn so với thực tế giúp nhà đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng vốn cao hơn so với bên liên doanh Việt Nam, từ đó nắm quyền kiểm soát và điều hành doanh nghiệp theo mục đích của mình, thực hiện chuyển giá gây lỗ triền miên khiến doanh nghiệp Việt Nam không còn đủ tiềm lực tài chính để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh, phải bán lại vốn góp cho nhà đầu tư nước ngoài và liên doanh trở thành doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài.

Các doanh nghiệp liên kết thực hiện sản xuất theo hợp đồng: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sử dụng nguyên vật liệu đầu vào mua tại thị trường Việt Nam để sản xuất sản phẩm, 100% sản phẩm sản xuất được xuất khẩu cho bên liên kết ở nước ngoài theo đơn đặt hàng đã ký trước để tiêu thụ tại thị trường nước ngoài. Để phục vụ cho quy trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt

Một phần của tài liệu Kiểm soát và ngăn ngừa chuyển giá thông qua hệ thống thông tin kế toán ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)