Các vấn đề chung của kế toán tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Một phần của tài liệu Kiểm soát và ngăn ngừa chuyển giá thông qua hệ thống thông tin kế toán ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam (Trang 52)

6. Bố cục của luận văn

1.7 Các vấn đề chung của kế toán tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Hệ thống báo cáo tài chính

Hiện tại, nội dung báo cáo tài chính của chế độ kế toán Việt Nam chưa có những quy định phù hợp với thực tiễn phát triển của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hệ thống báo cáo tài chính chưa cung cấp thông tin đầy đủ và chính xác cho công tác phân tích tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Để thông tin hữu ích cho người sử dụng hiện nay hệ thống báo cáo tài chính Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu, một số chỉ tiêu trên báo cáo tài chính chưa thực sự bảo đảm tính dễ hiểu. Hệ thống báo cáo tài chính hiện nay chưa thực sự phù hợp với tính đa dạng của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong nền kinh tế thị trường. Mẫu báo cáo quá dài, quá chi tiết nhưng lại chưa phản ánh đầy đủ thông tin cần thiết. Ngoài ra, các doanh nghiệp thực hiện báo cáo tài chính theo quan điểm tuân thủ luật pháp, các báo cáo tài chính được lập theo luật quy định sẵn mà không quan tâm đến báo cáo có thể đi ngược lại với thực tế kinh doanh nhằm bảo vệ quyền lợi của chủ nợ, các cơ quan hơn là chủ sở hữu như doanh nghiệp.

Công tác kế toán chỉ được tổ chức thực hiện một cách tương đối bài bản và nghiêm túc ở các doanh nghiệp lớn và vừa còn ở các doanh nghiệp nhỏ thì công tác kế toán được thực hiện một cách hình thức với mục tiêu là lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính nhằm đối phó với cơ quan thuế chứ không vì mục tiêu quản lý doanh nghiệp. Việc tổ chức công tác kế toán tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ chỉ chủ yếu giải quyết thông tin thuộc kế toán tài chính còn thông tin kế toán quản trị hầu như mới chỉ đi vào một số nội dung đơn giản, chưa có tính hệ thống, chưa phù hợp với yêu cầu quản lý, điều hành của doanh nghiệp.

Chứng từ kế toán quy định quá chi tiết làm cho người làm công tác kế toán dễ bị vi phạm. Hiện tại, hoạt động kinh doanh có nhiều hoạt động kinh tế phát sinh do đó không thể tránh khỏi sai xót nhất định. Tuy nhiên, những sai xót này không phải là sai xót trọng yếu và cũng không ảnh hưởng đến chất lượng của báo cáo tài chính. Bởi lẽ doanh nghiệp luôn phải đối đầu với mâu thuẫn giữa lợi ích và chi phí giữa việc thuê nhiều hay ít nhân viên kế toán để thực thi các quy định của pháp luật.

Đối với các nghiệp vụ phát sinh không có hóa đơn, chứng từ. Đối với kế toán vẫn phải hạch toán các khoản chi phí không có hóa đơn, chứng từ hoặc hóa đơn, chứng từ không hợp pháp đã thực chi để xác định kết quả kinh doanh. Trong khi đó các thông tư về thuế không cho phép ghi nhận các khoản chi không có hóa đơn, chứng từ đầu vào chi phí hợp lý được khấu trừ khi tính vào chi phí hợp lý để xác định thu nhập tính thuế. Vì vậy, khi quyết toán thuế TNDN các khoản chi này phải được loại trừ khỏi chi phí mà kế toán đã ghi nhận. Chúng ta cũng phải nhìn nhận rằng trong môi trường kinh doanh việc một nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà không có hóa đơn, chứng từ là điều không tránh khỏi. Điều này làm phát sinh khoản chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập tính thuế TNDN.

Hạch toán kế toán

Về chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, tiếp tân, khánh tiết, chi phí giao dịch, đối ngoại, chi hoa hồng môi giới, chi hội nghị… theo thông tư về thuế TNDN thì các khoản chi này bị khống chế không được vượt quá 10% trên tổng số các khoản chi phí. Đối với hoạt động thương mại tổng số chi phí xác định mức khống chế không bao gồm giá mua hàng hóa. Tuy nhiên, trong thực tế các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có khoản chi về tiếp thị, khuyến mại… rất lớn thường vượt mức khống chế quy định 10%, bởi vì doanh nghiệp muốn nâng cao hình ảnh, thúc đẩy bán hàng thì các chi phí quảng cáo khá lớn, không thể là 10% trên tổng chi phí hợp lý, hợp lệ theo cách tính

của cơ quan thuế. Các loại chi phí quảng cáo, khuyến mại, tiếp thị ở nước ngoài là các chi phí quan trọng thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường. Vì vậy, chi phí liên quan đến nội dung trên phát sinh rất lớn và khi hạch toán kế toán cần được ghi nhận vào chi phí thực tế để xác định lợi nhuận kế toán. Điều này dẫn đến chênh lệch giữa lợi nhuận kế toán và thu thập tính thuế.

Tóm lại, dù rằng giữa kế toán và thuế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nhưng cũng không thể xảy ra sự đồng nhất giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập tính thuế. Sự khác biệt này là do thu nhập tính thuế được trình bày trên quyết toán thuế TNDN được xác định trên cơ sở tuân thủ luật thuế TNDN. Trong khi đó lợi nhuận kế toán được trình bày trên báo cáo tài chính lại được ghi chép theo các chuẩn mực, phương pháp, nguyên tắc kế toán. Mà các chuẩn mực luôn đưa ra các phương pháp nhằm trình bày một cách trung thực hợp lý tình hình tài chính của doanh nghiệp. Điểm khác biệt này dẫn đến các khoản doanh thu, thu nhập và chi phí được đưa vào khi xác định lợi nhuận kế toán mà lại bị loại ra khi tính thu nhập tính thuế. Một số khoản doanh thu, thu nhập và chi phí được ghi nhận vào kỳ này khi xác định lợi nhuận kế toán nhưng lại được ghi nhận vào kỳ khác khi xác định thu nhập tính thuế và ngược lại.

1.8 Vai trò của hệ thống thông tin kế toán tại doanh nghiệp

Chức năng của kế toán là tạo ra thông tin về các sự kiện kinh tế phát sinh từ các hoạt động của doanh nghiệp. Kết quả của kế toán được trình trên sổ sách kế toán và các báo cáo tài chính. Đối với một doanh nghiệp thì thông tin kế toán là yếu tố có vai trò quan trọng và là công cụ hữu ích trong hệ thống các công cụ quản lý sản xuất kinh doanh. Thông tin kế toán không chỉ cung cấp thông tin cho những người bên trong doanh nghiệp mà cần cho cả những người bên ngoài doanh nghiệp nhưng có mối liên hệ với doanh nghiệp. Hệ thống thông tin kế toán thể hiện dưới hai hình thức là thông tin kế toán tài chính và thông tin kế toán quản trị trong đó thông tin kế toán tài chính

chủ yếu cung cấp cho những người bên ngoài doanh nghiệp, còn thông tin kế toán quản trị chỉ cung cấp cho các đối tượng sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp nhất là các nhà quản trị của doanh nghiệp. Kế toán tài chính và kế toán quản trị có đặc điểm giống nhau là đều sử dụng các số liệu ghi chép ban đầu của kế toán, đều quan tâm đến các sự kiện kinh tế, thể hiện trách nhiệm quản lý doanh nghiệp…nhưng bên cạnh đó kế toán tài chính và kế toán quản trị cũng có những điểm khác biệt về đối tượng phục vụ, đặc điểm thông tin, phạm vi báo cáo, tính pháp lý, mẫu biểu báo cáo…

Vai trò thông tin kế toán tài chính

Phản ánh tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Các thông tin kế toán tài chính cần thiết bao gồm tài sản, các nghĩa vụ bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu trực tiếp tạo ra dòng tiền, sự kết hợp giữa các nguồn lực để tạo ra tiền, khả năng các dòng tiền ra để phân phối cổ tức, khả năng thanh toán của doanh nghiệp… từ đó nhà quản trị doanh nghiệp sử dụng thông tin kế toán để xác định mục tiêu kinh doanh, đề ra các chiến lược kinh doanh để thực hiện, đánh giá thực hiện mục tiêu và điều chỉnh nếu thấy cần thiết để hoạt động kinh doanh của họ đạt hiệu quả cao hơn. Thêm nữa, vai trò của thông tin kế toán tài chính còn giúp cho doanh nghiệp phân tích tình hình kinh doanh và đề ra các chính sách kinh doanh, tài chính thông qua việc tiếp cận các nguồn vốn bên ngoài như vốn đầu tư từ các nhà đầu tư hay chiếm dụng, dùng đòn bẩy tài chính từ việc đi vay mượn vốn từ ngân hàng, chủ nợ. Tuy nhiên đối tượng phục vụ của kế toán tài chính là những người bên ngoài doanh nghiệp: nhà đầu tư, chủ nợ, nhà cung cấp, ngân hàng và các tổ chức tín dụng, cơ quan quản lý nhà nước…Các đối tượng này đều cần thông tin kế toán của doanh nghiệp để phục vụ cho các mục đích khác nhau nhưng các đối tượng này đều có yêu cầu chung là thông tin đó phải trung thực, khách quan, đầy đủ, kịp thời và dễ hiểu.

Giúp nhà quản trị doanh nghiệp cân nhắc và quyết định lựa chọn phương án sản suất kinh doanh phù hợp nhất để sử dụng hiệu quả các nguồn lực. Vì vậy, kế toán quản trị thiết kế một hệ thống thông tin kế toán quản trị vừa kết hợp sử dụng thông tin kế toán tài chính và các số liệu ước tính để hỗ trợ cho nhà quản trị hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp một cách hợp lý. Trọng tâm của kế toán quản trị là cung cấp các thông tin kế toán và các báo cáo kế toán quản trị thích hợp, đúng lúc, phù hợp với yêu cầu giúp cho nhà quản trị trong doanh nghiệp đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn và kịp thời. Thông tin kế toán quản trị còn giúp nhà quản trị doanh nghiệp đánh giá về tiềm năng phát triển tương lai của doanh nghiệp, thị trường, từ đó hoạch định chương trình phát triển phù hợp với mục tiêu tăng trưởng và phát triển của doanh nghiệp. Các quyết định kinh tế của nhà quản trị đều phải dựa vào thông tin kế toán. Khi các quyết định kinh tế được đưa ra dựa vào thông tin kế toán sẽ hạn chế những rủi ro trong hoạt động kinh doanh cũng như phát huy tốt nhất năng lực sản xuất của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Kiểm soát và ngăn ngừa chuyển giá thông qua hệ thống thông tin kế toán ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)