Trung Quốc

Một phần của tài liệu Kiểm soát và ngăn ngừa chuyển giá thông qua hệ thống thông tin kế toán ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam (Trang 47)

6. Bố cục của luận văn

1.6.3 Trung Quốc

Nhìn lại, quá trình xây dựng Luật Thuế Trung Quốc và Thuế chống chuyển giá, Trung Quốc cũng phải trải qua một giai đoạn khá dài. Trung Quốc ba lần cải cách lớn về chính sách thuế: năm 1950, xây dựng chế độ thuế mới (gồm 18 loại thuế); năm 1958, đơn giản hóa chế độ thuế, còn 14 loại thuế; năm 1977, chính sách thuế lại được

cải cách; theo đó, doanh nghiệp nhà nước (DNNN) không chỉ đóng thuế tiêu thụ và thuế kinh doanh, thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) mà DNNN còn phải nộp lãi của quá trình sản xuất kinh doanh. Năm 1984 và năm 1994 chính sách thuế lại được điều chỉnh. Thời kỳ này, Trung Quốc đa dạng nguồn tài chính, công cụ thuế được tăng cường, thuế chiếm tỷ lệ cao trong thu ngân sách. Cùng với sự gia tăng đầu tư của các công ty đa quốc gia tại Trung Quốc và sự phát triển tập đoàn, quốc tế hóa của các công ty trong nước, hiện tượng công ty Trung Quốc lợi dụng các công ty có liên quan trốn thuế xuyên quốc gia ngày một tăng. Việc chống trốn thuế quốc tế, xác định hợp lý định giá chuyển nhượng giữa các công ty có liên quan đã trở thành vấn đề mới cấp thiết cần giải quyết của cơ quan thuế Trung Quốc. Trung Quốc đã ban hành một loạt Luật, chính sách thuế thúc đẩy kinh tế - xã hội Trung Quốc phát triển:

Biện pháp điều chỉnh thuế đặc biệt, Tổng cục Thuế Trung Quốc căn cứ vào quy định và hiệp định trưng thu thuế quốc tế có liên quan (công bố ngày 28/01/2009). Đến năm 2013, Trung Quốc cùng 99 quốc gia ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, trong đó 96 quốc gia đã thực hiện hiệp định. Quan trọng nhất là Luật chống chuyển giá tại Trung Quốc, được xây dựng trên cơ sở các Luật, chính sách về thuế nêu trên và Hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa Trung Quốc và các nước trên thế giới. Nội dung chính là:

Thứ nhất, nguyên tắc cơ bản trong giao dịch, Luật chống chuyển giá quy định: “Đối với các giao dịch có liên quan giữa các công ty đa quốc gia, cơ quan quản lý thuế Trung Quốc có quyền xác định mức thuế hợp lý đối với các giao dịch đó”. Quy định này áp dụng đối với mọi giao địch giữa các công ty, tập đoàn đa quốc gia trong các hoạt động tài chính, kinh doanh, tiêu thụ dưới mọi hình thức trực tiếp hay gián tiếp hay cả đối với bên thứ ba. Việc xác định các bên liên quan trong thực tế giao dịch thường xảy ra các trường hợp: báo cáo tài chính, quản lý số dư sai; lập kế hoạch thuế, nghĩa vụ nộp thuế sai; tránh sự quản lý ngoại hối, chuyển tài sản ra bên ngoài; vi phạm chính sách quản lý các bên liên quan...

Thứ hai, Điều 110 quy định: nguyên tắc giao dịch độc lập được nêu trong luật là nguyên tắc giao dịch trên cơ sở công bằng mà không có bất kỳ sự ràng buộc nào trong đó có các phương pháp sau: Phương pháp so sánh giá giao dịch độc lập là phương pháp được định giá trên cơ sở khách quan, công bằng; Phương pháp giá bán lại là phương pháp định giá cho bên khác một cách khách quan; Phương pháp giá vốn cộng lãi là phương pháp định giá trên cơ sở hợp lý các chi phí và lợi nhuận; Phương pháp tính lãi sạch là phương pháp đánh giá lợi nhuận khách quan giữa các bên mà không chịu sự ràng buộc nào; Phương pháp tách lợi nhuận là phương pháp chia lợi nhuận và gánh rủi ro hợp lý giữa các bên; Phương pháp phù hợp giao dịch độc lập khác (có tính linh hoạt, đôi khi mang tính chủ quan…).

Thứ ba, trong trường hợp doanh nghiệp không cung cấp được những thông tin cần thiết, cung cấp giấy tờ giả (hoặc có tẩy xóa sửa chữa), không phản ánh khách quan các hoạt động giao dịch thì cơ quan quản lý thuế sẽ xác định mức nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo luật định và cơ quan thuế hoàn toàn có quyền điều tra. Đối với các khoản truy thu trong năm, sẽ áp dụng thu lãi theo ngày nếu nộp chậm sau ngày 01/6 của năm sau. Đối với các giao dịch bất hợp lý, cơ quan quản lý thuế có quyền quản lý, điều chỉnh thuế trong suốt 10 năm kể từ khi doanh nghiệp phát sinh nộp thuế…Khi một bên trong giao dịch có liên quan bị điều chỉnh chuyển giá thì đồng thời áp dụng với bên kia tránh đánh thuế hai lần. Sau khi nhận yêu cầu của doanh nghiệp, Tổng cục Thuế tiến hành đàm phán quốc tế. Khi có sự điều chỉnh đối với hoạt động chuyển giá thì doanh nghiệp phải có đề nghị bằng văn bản, đưa ra trình bày tại đàm phán để đưa ra việc điều chỉnh giá, đồng thời thông báo cho các bên. Sau khi nhận được đề nghị chuyển giá, doanh nghiệp phải có văn bản đề nghị thời gian thực hiện, nếu vượt quá thời gian Luật đã quy định mà doanh nghiệp chưa thực hiện, thì cơ quan thuế sẽ không giải quyết. Khi có yêu cầu điều chỉnh giá, Tổng cục Thuế cần có kế hoạch để các bên tham gia đàm phán quyết định. Kết quả điều chỉnh sẽ do Tổng cục Thuế thông báo tới doanh nghiệp bằng văn bản. Trên thực tế doanh nghiệp thường bị chú ý điều tra chống

chuyển giá là: có tổng mức giao dịch lớn và có nhiều giao dịch; lỗ một thời gian dài hoặc lãi rất ít mà vẫn mở rộng kinh doanh; lãi thấp hơn nhiều so với doanh nghiệp cùng loại; doanh nghiệp có sự biến động, thay đổi; xuất xứ của nguyên vật liệu (nhập các nơi khác, tỷ lệ thuế khác…); thường xuyên không chịu cung cấp tài liệu, giấy tờ theo quy định hoặc cung cấp không đầy đủ.

Thứ tư, Biên bản xác định giá thành theo quy định của Luật thì việc tính giá thành với các bên liên quan theo phương thức giao dịch độc lập, việc ký biên bản xác định giá thành. Khi xác định giá thành, cần tính đến lợi nhuận kỳ vọng, gửi văn bản tới cơ quan thuế theo quy định. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày biên bản có hiệu lực, cơ quan thuế kiểm tra tính chính xác giao dịch độc lập và báo cáo với cơ quan cấp trên xem xét; đối với biên bản xác định giá thành đều phải cung cấp cho cơ quan thuế trước ngày 20/6 năm sau.

Thứ năm, định giá dự kiến, Luật chống chuyển giá quy định: các doanh nghiệp có thể đăng ký giá dự kiến đối với cơ quan thuế, sau khi xem xét đánh giá bàn bạc đi đến thống nhất xác định giá sơ bộ. Kế hoạch được xây dựng theo nguyên tắc giao dịch độc lập cho tương lai, sau khi có đơn đề nghị định giá trình cơ quan thuế, hai bên sẽ tiến hành bàn bạc để xác định. Việc định giá dự kiến cần trải qua sáu công đoạn: chuẩn bị đàm phán, chính thức xin phép, đánh giá kiểm định, đàm phán, ký kết, quản lý. Đối tượng nộp thuế chủ động làm việc với cơ quan thuế; xác định giá có thể kéo dài từ 3 - 5 năm, hết hiệu lực tiếp tục đàm phán xác định giá mới (nhưng không quá 90 ngày). Doanh nghiệp có thể lựa chọn cơ quan thuế để bàn bạc về xác định giá của mình.

Thứ sáu, những điều khoản chống trốn thuế. Doanh nghiệp căn cứ vào những quy định không phù hợp để giảm số thuế phải nộp, cơ quan thuế sẽ điều chỉnh. Khái niệm “không phù hợp” là những hành vi có ý đồ vi phạm luật: miễn giảm thuế kéo dài hoặc tránh thuế phải nộp, tăng số thuế được trả lại, hoàn thuế hoặc những khoản có lợi đối với doanh nghiệp; bao gồm hành vi giao dịch công khai hoặc mờ ám trong thực hiện hợp đồng, hiệp định, cam kết, bảo lãnh hoặc nhưng hành vi giao dịch khác. Những

hành vi này cần hội đủ ba điều kiện sau: (i) tổ chức dàn xếp một hay hàng loạt hành vi giao dịch; (ii) có hành vi thu lợi nghĩa là giảm mức nộp thuế; (iii) vì mục đích duy nhất hay chủ yếu là giảm thuế TNDN. Nếu hội đủ cả ba điều kiện trên được coi là có hành vi vi phạm. Cơ quan thuế có quyền điều chỉnh, hủy bỏ lợi nhuận do giao dịch mang lại, đồng thời xác định lại mức thuế. Cơ quan thuế tiến hành điều tra đối với hành vi trốn thuế nhằm vào hoạt động chuyển giá khi phát hiện có dấu hiệu: lạm dụng ưu đãi; lạm dụng hiệp định thuế; lạm dụng hình thức công ty; lợi dụng xuất xứ hàng hóa và hành vi khác. Cơ quan thuế trước khi tiến hành điều tra cần gửi thông báo cho doanh nghiệp. Trong 60 ngày doanh nghiệp phải cung cấp toàn bộ giấy tờ theo yêu cầu. Nếu không nộp hoặc nộp không đủ, cơ quan thuế sẽ tiến hành điều chỉnh thuế trên cơ sở thông tin của mình và gửi thông báo tới doanh nghiệp; đồng thời khi tiến hành điều tra phải báo cáo Tổng cục Thuế.

Thứ bảy, Báo cáo liên quan, báo cáo tình hình kinh doanh và khai báo thuế thì nộp kèm theo toàn bộ hồ sơ giấy tờ giao dịch đối với bên liên quan theo yêu cầu của cơ quan thuế. Tài liệu gồm: quy định về giá, chi phí, cách tính và thuyết minh đầy đủ về tài liệu; tài sản, sử dụng tài sản, sử dụng lao động, giá bán cuối cùng; tài liệu về giá, phương thức tính giá; tài liệu giao dịch, phương thức kinh doanh trong mọi hoạt động giao dịch giữa các bên. Theo quy định, có thể phạt tới 10.000 nhân dân tệ đối với những trường hợp không chấp hành giao nộp tài liệu theo yêu cầu; trường hợp cố tình, mức phạt tới 50.000 nhân dân tệ; khi truy thu số thuế cần nộp và phải nộp số tiền lãi là 5%. Đối với những doanh nghiệp không nộp kịp thời các tài liệu theo yêu cầu có thể bị áp dụng mức thuế cao hơn. Trường hợp không khai báo về giá thị trường đúng hạn phạt 2.000 nhân dân tệ và có thể lên đến 10.000 nhân dân tệ trong trường hợp nghiêm trọng.

Một phần của tài liệu Kiểm soát và ngăn ngừa chuyển giá thông qua hệ thống thông tin kế toán ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại việt nam (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)