6. Bố cục của luận văn
3.2 Nhóm giải pháp cụ thể
Xây dựng quy trình thỏa thuận xác định giá trước (APA) trên cơ sở thỏa thuận
đa phương hoặc song phương
Thỏa thuận xác định giá trước về cơ bản là một hợp đồng thỏa thuận, song phương hoặc đa phương. Theo đó, công ty thỏa thuận trước với cơ quan thuế phương pháp xác định giá thị trường cho các giao dịch liên kết dựa trên các giả định được xác định trước và những chi tiết khác liên quan đến phương pháp tính toán đó được cho là phù hợp nhất để áp dụng cho một doanh nghiệp. Thỏa thuận xác định giá trước là sự xác nhận của Cục trưởng Cục thuế địa phương về phương pháp tính giá thị trường và những chi tiết khác có liên quan đến phương pháp tính toán được cho là phù hợp nhất để áp dụng với một doanh nghiệp. Nền tảng cơ bản liên quan đến xác định giá trị chuyển nhượng là để tính thu nhập chịu thuế. Do đó, phải đảm bảo giao dịch của các công ty được thực hiện theo giá thị trường trong các trường hợp thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty bị giảm do nguyên nhân của việc giao dịch giữa công ty đó với các bên liên kết. Hiện tại, khi áp dụng pháp luật kiểm soát giá chuyển nhượng với điều kiện thực tế như hiện nay ngành thuế Việt Nam không thể làm được. Muốn làm được điều đó chúng ta phải có các điều kiện để thực hiện như hệ thống cơ sở dữ liệu về giao dịch liên kết đầy đủ, có chức năng điều tra... Tuy nhiên, nếu thực hiện chức năng điều tra thì thời gian thanh tra, kiểm tra thuế sẽ rất dài, số thuế truy thu sẽ rất lớn, gây khó khăn cho đối tượng nộp thuế.
Vì vậy, xây dựng được quy trình thỏa thuận giá trước là cơ sở để ngành thuế thực hiện cam kết về quản lý của mình trong giới hạn đánh thuế liên quan đến xác định
giá chuyển nhượng, nếu người nộp thuế kê khai tờ khai thuế của họ phù hợp với các điều kiện đã thỏa thuận trong các năm xác định giá trước có hiệu lực. Trong đó, thỏa thuận xác định giá trước tuân thủ các quy trình sau đây:
Bước 1: Tư vấn trước khi nộp đơn (tại các cục thuế địa phương): đây là cuộc gặp không chính thức giữa đối tượng nộp thuế và cơ quan có thẩm quyền; tuân theo những chuẩn mực chặt chẽ về giữ bí mật thông tin; có thể tổ chức trên cơ sở ẩn danh. Nội dung trao đổi bao gồm các thông tin chung như các bên liên quan, các giao dịch chịu ảnh hưởng, khối lượng giao dịch, mức lợi nhuận, dòng sản phẩm...; lý do và cơ sở nộp đơn yêu cầu; cách xác định giá thị trường đang áp dụng; số năm dự kiến thỏa thuận xác định giá trước được thực hiện; phạm vi so sánh; thỏa thuận xác định giá trước song phương hay đa phương...
Bước 2: Nộp đơn yêu cầu thiết lập thỏa thuận xác định giá trước (nộp tại các cục thuế địa phương). Trong đơn yêu cầu thỏa thuận xác định giá trước bao gồm các nội dung sau: tên, địa chỉ, chức năng kinh doanh của các doanh nghiệp liên kết; các điều khoản dự kiến về thỏa thuận xác định giá trước và cách tính ngược lại cho những năm trước; cách thức xác định giá chuyển nhượng dự kiến; phạm vi của các giao dịch áp dụng; báo cáo kinh tế và phân tích, tính so sánh, điều chỉnh để tăng khả năng so sánh; giấy tờ ủy quyền cho một đại diện làm việc thay mặt đối tượng nộp thuế. Thời hạn nộp đơn yêu cầu thỏa thuận xác định giá trước phải được nộp không được chậm quá ngày đến hạn nộp tờ khai cuối cùng của năm đầu tiên thực hiện thỏa thuận xác định giá trước. Hồ sơ nộp kèm với các tài liệu cần thiết như sau: khái quát về tổ chức và chi tiết của giao dịch, cách thức xác định giá thị trường, các điều kiện kinh doanh và kinh tế trọng yếu, luồng vốn và loại đồng tiền, quan hệ vốn và các kiểm soát chủ yếu, thông tin về hoạt động và kế toán trong ba năm gần nhất.
Bước 3: Xem xét đơn yêu cầu thỏa thuận xác định giá trước, được thực hiện tại
Tổng Cục thuế. Bao gồm các bước: (1) cách thức xác định giá thị trường và các bên
liên quan, (2) các giao dịch áp dụng, (3) khả năng so sánh xác định yếu tố so sánh như chức năng đối tượng được xem xét, cơ sở dữ liệu cho việc so sánh. Điều chỉnh khả năng so sánh là việc điều chỉnh trong trường hợp có sự khác biệt về chức năng, sản phẩm, điều kiện hợp đồng...giữa đối tượng xem xét và đối tượng so sánh. Đồng thời, đưa ra một khoảng để xác định giá thị trường
Bước 4: Đàm phán song phương, đa phương và thỏa thuận, do Tổng Cục thuế
thực hiện. Trên cơ sở đưa ra một khoảng xác định giá thị trường sẽ tiến hành đàm phán giữa các cơ quan thuế trong nước hoặc giữa các cơ quan thuế của các quốc gia khác.
Bước 5: Thông báo xác nhận, Tổng Cục thuế gởi cho người nộp thuế và các cục thuế địa phương. Khi một thỏa thuận xác định giá trước đã có các nội dung đã được thỏa thuận, Tổng Cục thuế sẽ gửi một thông báo bằng văn bản khẳng định thỏa thuận giá trước cho người nộp thuế.
Bước 6: Xem xét báo cáo hàng năm, các phòng Kiểm tra Cục thuếđịa phương thực hiện. Cùng với việc kê khai tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp hằng năm, người nộp thuế phải nộp một báo cáo giải thích rõ kết quả kinh doanh trong tờ khai quyết toán thuế có phù hợp với thỏa thuận hay không.
Bước 7: Sửa đổi, hủy bỏ và gia hạn, nếu các điều kiện về thỏa thuận xác định giá trước thay đổi thì thỏa thuận xác định giá trước có thể sửa đổi, hủy bỏ hay gia hạn. Để thực hiện được quy trình trên ngành thuế phải thiết lập bộ máy tổ chức phù hợp. Cụ thể, ở các cục thuế địa phương trước mắt thành lập một bộ phận tư vấn thỏa thuận xác định giá trước có nhiệm vụ tư vấn cho người nộp thuế, tiếp nhận đơn xin thỏa thuận xác định giá trước và chuyển cho Tổng Cục thuế. Tại Tổng Cục thuế, thành lập bộ phận thỏa thuận xác
định giá trước , có nhiệm vụ xem xét đơn, thỏa thuận đàm phán và ra thông báo xác nhận thỏa thuận xác định giá trước.