6. Bố cục của luận văn
2.2 Thực trạng về vấn đề chuyển giá trong doanh nghiệp
Với sự ra đời của Thông tư 66/2010/TT-BTC về các quy định chống chuyển giá được áp dụng cho tất cả các loại hình doanh nghiệp kể cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài lẫn doanh nghiệp khác. Các thông tư trước đã thể hiện cơ bản xử lý các vấn đề kiểm soát chuyển giá là xác định lại giá chuyển giao theo nguyên tắc giá thị trường. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai áp dụng thì các cơ quan chức năng chỉ dừng lại ở đối tượng áp dụng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà chưa áp dụng các doanh nghiệp nội địa, tức là mới chú trọng hành vi chuyển giá quốc tế mà chưa có giải pháp chống hành vi chuyển giá nội địa. Như vậy, có thể thấy, nỗ lực đầu tiên đáng ghi nhận của các cơ quan quản lý nhà nước thời gian qua là việc đã thiết lập và dần dần hoàn thiện khuôn khổ pháp lý cho hoạt động kiểm soát chuyển giá, tạo nên những cơ sở nhất định cho hoạt động của ngành thuế trong đấu tranh chống giao dịch liên kết có hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trên nền tảng đó, trong những năm qua, ngành thuế đã có nhiều cố gắng trong việc đấu tranh chống chuyển giá, mà trọng tâm là chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Một trong những biện pháp quan trọng trong thực tiễn chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là tập trung thanh tra các doanh nghiệp liên tục kê khai lỗ nhiều năm mà vẫn đầu tư mở rộng sản xuất, kinh doanh. Qua thanh tra bước đầu đã phát hiện những doanh nghiệp có dấu hiệu về chuyển giá và tiến hành đấu tranh đảm bảo xác định lại giá chuyển giao theo quy định của pháp luật hiện hành. Trong một số trường hợp, ngành thuế đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm xác định đúng giá trị giao dịch, phối hợp với các cơ quan chức
năng liên quan như: công an, tài chính, hải quan và phối hợp với cơ quan thuế các nước để nắm bắt thông tin về giao dịch kinh tế của các doanh nghiệp.
2.2.2 Nội dung của quá trình chuyển giá
2.2.2.1 Kết qua thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá trong năm 2012 trong năm 2012
Trong năm 2012, các phòng thanh tra đã tiến hành thanh tra 312 doanh nghiệp trên địa bàn thành phố kê khai lỗ liên tục và có dấu hiệu chuyển giá. Qua thanh tra kết quả thu được điều chỉnh giảm lỗ 2.688 tỷ đồng, giảm khấu trừ 27,83 tỷ đồng, truy thu 187,79 tỷ đồng, truy hoàn 2,64 tỷ đồng và phạt 84,996 tỷ đồng. Số đã nộp ngân sách 275,43 tỷ đồng, trong đó thực hiện ấn định đối với 16 doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá.
Phòng kiểm tra thuế số 2 đã tiến hành kiểm tra 11 doanh nghiệp, đã xử lý truy thu và truy hoàn 13,326 tỷ đồng, điều chỉnh giảm lỗ 21,077 tỷ đồng.
2.2.2.2 Kinh nghiệm qua công tác thanh tra đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá.
Qua thanh tra các doanh nghiệp kê khai lỗ có dấu hiệu chuyển giá trong các quan hệ có giao dịch liên kết thể hiện:
Đối với các doanh nghiệp sản xuất, gia công đặc biệt đối với ngành may mặc da giày của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, giá gia công đều phụ thuộc các công ty ở nước ngoài là chủ đầu tư và thường thấp hơn chi phí, doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam thường treo lại chi phí tiền lương đã trả cho công nhân số tiền rất lớn lên đến hàng trăm tỷ, lớn hơn doanh thu đã kê khai.
phí chuyên gia, lãi vay ngân hàng, thương hiệu bản quyền... thường tăng cao.
Đối với tài sản máy móc thiết bị nhập khẩu từ các công ty có mối quan hệ liên kết trong tập đoàn thì giá trị máy móc thiết bị lớn nhưng hiệu quả sử dụng lại không cao, có trường hợp vừa nhập khẩu thời gian sử dụng chưa được bao lâu đã không phù hợp với sản xuất kinh doanh phải thanh lý tài sản, giá trị thu hồi thấp, hoặc phải hủy hoàn toàn.
Đối với nguyên vật liệu nhập khẩu thì doanh nghiệp thể hiện giá nhập khẩu từ nhà cung cấp độc lập giá cả thấp hơn giá nhập khẩu từ nhà cung cấp trong cùng tập đoàn hay từ phía công ty mẹ của doanh nghiệp ở nước ngoài.
Một số các quy định trong hợp đồng mua bán hàng hoá, dịch vụ giữa doanh nghiệp trong nước và phía nước ngoài chủ yếu với công ty mẹ hoặc các công ty có mối quan hệ liên kết trong tập đoàn, không rõ ràng cụ thể như đối với quan hệ mua bán bình thường, các bên có thể thay đổi nội dung tùy tiện cả khi sắp hết thời gian thực hiện của hợp đồng do bên mua và bên bán ký đều do một người thực hiện. Do đó có những chi phí phát sinh phải do doanh nghiệp nước ngoài chịu không thuộc chi phí của phía Việt Nam nhưng các doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn hạch toán vào chi phí như chi phí nguyên vật liệu trong hợp đồng gia công, chi phí vận chuyển nước ngoài, chi phí phát sinh thêm ngoài hợp đồng gia công.
Có yếu tố gian lận trong việc khai báo hàng hoá xuất khẩu, khai thiếu tờ khai xuất khẩu, khai báo với hải quan số lượng nguyên vật liệu mua tại thị trường Việt Nam cung ứng cho hợp đồng gia công qua đối chiếu tại Việt Nam không cung ứng (nhãn hiệu độc quyền).
Qua các cuộc thanh tra về giao dịch liên kết cơ quan thuế thường ấn định theo phương pháp giá vốn cộng lãi: áp dụng đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết,
kê khai lỗ liên tục, có đơn giá gia công hoặc giá bán nhỏ hơn giá thành sản xuất, quy mô, mặt hàng, xuất xứ doanh nghiệp gần tương đồng với dữ liệu thu thập của cơ quan thuế và doanh nghiệp không chứng minh được giá giao dịch độc lập.
Áp dụng theo phương pháp điều chỉnh chi phí quản lý trả cho nước ngoài: áp dụng cho loại hình các doanh nghiệp (chủ yếu là các khách sạn) phải trả phí quản lý cho doanh nghiệp ở nước ngoài là chủ đầu tư hoặc các công ty trong tập đoàn. Các doanh nghiệp này thường chi trả vượt mức theo quy định chi phí khống chế từ 3% đến 10%, có khách sạn đã nâng lên đến 30% - 40%.
Áp dụng theo phương pháp xác định tỷ lệ lãi hoặc đơn giá do doanh nghiệp tự xác định: áp dụng đối với các doanh nghiệp có giao dịch liên kết mà số liệu chứng minh được giá giao dịch độc lập cao hơn giá giao dịch liên kết.
Áp dụng phương pháp điều chỉnh tăng doanh thu do xác định lại các khoản hỗ trợ mà doanh nghiệp nhận được từ công ty mẹ là thu nhập: áp dụng đối với các doanh nghiệp có quan hệ liên kết, có giao dịch liên kết, kê khai lỗ thường xuyên, đơn giá gia công, giá bán nhỏ hơn giá thành sản xuất có nhận tiền hỗ trợ, tài trợ từ công ty mẹ hay vay vốn từ công ty mẹ ở nước ngoài nhưng không phải chi trả chi phí lãi vay hay không quy định thời hạn doanh nghiệp ở Việt Nam phải hoàn trả vốn, lãi cho công ty mẹ ở nước ngoài.
Áp dụng phương pháp xác định lại đơn giá gia công theo giá FOB giao dịch với doanh nghiệp độc lập: áp dụng cho doanh nghiệp có giao dịch liên kết, có số liệu để so sánh được giá gia công (CMPT) với giá FOB xuất khẩu trên tờ khai hải quan (đã loại trừ giá vốn nguyên phụ liệu tương ứng).
Qua thanh tra các doanh nghiệp kê khai lỗ bước đầu đã có tác dụng, đánh động đến các doanh nghiệp thường xuyên khai lỗ, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có quan
hệ giao dịch liên kết. Một số trường hợp doanh nghiệp đã điều chỉnh lại giá bán, giá gia công sau khi thanh tra, kiểm tra. Hiện tượng giao dịch liên kết không chỉ diễn ra ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mà còn diễn ra ở các doanh nghiệp trong nước. Việc xác định giá bán trong nội bộ các công ty có mối quan hệ liên kết để điều chỉnh kết quả thu nhập của doanh nghiệp không có ưu đãi thuế sang doanh nghiệp có ưu đãi thuế, điều chỉnh kết quả lãi thành lỗ, mua bán lòng vòng trong nội bộ để nâng giá bán hoặc tạo kết quả kinh doanh tốt cho doanh nghiệp lên sàn chứng khoán hoặc phát hành cổ phiếu...
2.2.3 Vấn đề về kiểm soát và ngăn ngừa hiện nay
2.2.3.1 Một số khó khăn, vướng mắc trong công tác quản lý giao dịch liên kết, chống chuyển giá tại Cục thuế Tp. Hồ Chí Minh chống chuyển giá tại Cục thuế Tp. Hồ Chí Minh
Khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật hiện hành về kiểm soát chuyển giá. Các quy định về kiểm soát chuyển giá tại Việt Nam hình thành khá muộn, văn bản pháp luật có giá trị pháp lý cao nhất điều chỉnh trong lĩnh vực kiểm soát chuyển giá Thông tư 66/2010/TT-BTC, thông tư này đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế, chống thất thu cho Ngân sách Nhà nước, đảm bảo công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, quy định tại hệ thống văn bản pháp luật hiện hành còn hạn chế quyền hạn của cơ quan thuế, hình thức xử lý đối với hành vi chuyển giá của doanh nghiệp còn nhẹ, quy định giá thị trường chưa được linh hoạt... Do vậy, chưa thực sự hạn chế tối đa các hành vi chuyển giá của doanh nghiệp liên kết, quá trình thực hiện của người nộp thuế chưa thực sự thuận tiện:
Thứ nhất, việc quản lý giá trị chuyển giao sản phẩm giữa các bên liên kết chưa được quy định một cách cụ thể trong luật thuế hiện hành, nên công tác kiểm soát chuyển giá chưa có tính pháp lý cao, đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến ngành thuế ngại tiến hành kiểm tra thanh tra về chuyển giá trong thời gian qua.
Thứ hai, thanh tra thuế đối với hoạt động chuyển giá là công tác quản lý thuế khó khăn, phức tạp, tốn nhiều thời gian và nguồn lực để thu thập thông tin, phân tích, so sánh, loại trừ khác biệt ảnh hưởng đến đơn giá sản phẩm chuyển giao, lựa chọn và áp dụng các phương pháp xác định giá thị trường....Tuy nhiên, theo quy định Luật thanh tra hiện hành, không quy định riêng thời gian thanh tra đối với hoạt động chuyển giá mà chỉ quy định chung thời gian thanh tra như các trường hợp thanh tra khác. Hạn chế này đã dẫn đến hiệu quả các cuộc thanh tra về giá chuyển nhượng trong giai đoạn vừa qua là chưa cao.
Thứ ba, chưa có hình thức xử phạt hành vi vi phạm hành chính riêng đối với các hoạt động chuyển giá mà chỉ được quy định chung với các hành vi vi phạm khác. Nên có trường hợp sau khi cơ quan thuế thanh tra kiểm tra doanh nghiệp liên kết và phát hiện hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp thì cũng không có chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế đối với doanh nghiệp có hành vi chuyển giá. Trong trường hợp chuyển giá dẫn đến số lỗ lũy kế bằng hoặc vượt số vốn chủ sở hữu doanh nghiệp đăng ký thì cũng chưa có quy định về việc bắt buộc người nộp thuế phải giải thể hoặc không được hoàn thuế GTGT.
Thứ tư, hành vi chuyển giá của các doanh nghiệp liên kết thường tinh vi, phức tạp. Để công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá đạt hiệu quả cao, cơ quan thuế cần có quyền điều tra để xác định hành vi chuyển giá của người nộp thuế. Tuy nhiên, tại các văn bản quy phạm pháp luận hiện hành không quy định cơ quan thuế có quyền điều tra.
Thứ năm, theo quy định về kê khai thông tin giao dịch liên kết chưa thực sự giảm thiểu gánh nặng thực hiện nghĩa vụ thuế đối với doanh nghiệp: nếu doanh nghiệp có các giao dịch liên kết có giá trị nhỏ sẽ ảnh hưởng không đáng kể đến số thu Ngân sách Nhà nước và lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp. Doanh nghiệp vẫn phải xác
định giá thị trường, kê khai với cơ quan thuế là đáng kể và không thấp hơn đối với việc xác định giá thị trường và kê khai giao dịch lớn.
Thứ sáu, quy định chuyển giá còn thiếu sót đáng kể, như thiếu quy định cho phép các công ty đa quốc gia thỏa thuận và ký kết thỏa thuận giá trước (APA) với cơ quan thuế Việt Nam. Có lẽ do chuyển giá ở Việt Nam đang trong giai đoạn đầu áp dụng quy định chuyển giá và cơ quan thuế Việt Nam hạn chế kiến thức và thiếu kinh nghiệm với vấn đề chuyển giá. Do đó họ có thể không đưa vào áp dụng thỏa thuận giá trước (APA) trong giai đoạn này. Thỏa thuận giá trước (APA) có nghĩa là sự hợp tác giữa người nộp thuế và cơ quan thuế cũng như giữa cơ quan thuế các nước. APA là một trong những cơ chế quản lý giá chuyển nhượng mang lại hiệu quả cao trong việc quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá.
Thứ bảy, khái niệm các bên liên kết được quy định trong pháp luật kiểm soát chuyển giá Việt Nam rất rộng có thể dẫn đến khó khăn trong việc áp dụng pháp luật kiểm soát chuyển giá trong quản lý thuế TNDN và cũng dẫn đến rủi ro trong việc thực hiện pháp luật kiểm soát chuyển giá của người nộp thuế. Như quy định hai bên của hợp đồng hợp tác kinh doanh cũng được coi như là các bên của mối quan hệ liên kết. Quy định này sẽ làm cho các bên độc lập trong thị trường sẽ được xem như các bên có mối quan hệ liên kết, doanh nghiệp sẽ không biết rằng họ là đối tượng chịu sự chi phối của pháp luật kiểm soát chuyển giá. Do đó, họ không thực hiện các quy định về kê khai các giao dịch với bên liên kết và họ có thể bị kết luận gian lận thuế. Đồng thời, theo quy định này cơ quan thuế cũng phải mở rộng đối tượng quản lý kiểm soát chuyển giá trong khi nguồn nhân lực hiện tại lại hạn chế dẫn đến hậu quả không thể kiểm soát được hết đối tượng của pháp luật kiểm soát chuyển giá.
Thứ tám, ngành thuế chưa tổ chức được bộ máy phục vụ cho công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá mang tính chuyên sâu và chưa đạt hiệu quả cao, nên
công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá ở bất cứ doanh nghiệp liên kết nào là việc hết sức khó khăn đối với cơ quan thuế. Một điểm bất cập trong công tác quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá đó là hệ thống cơ sở dữ liệu của người nộp thuế còn thiếu thông tin hỗ trợ quan trọng cho công tác quản lý thuế. Và đây cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến số lượng các cuộc kiểm tra giá chuyển nhượng ít và chưa đạt hiệu quả cao.
Có thể thấy rằng, từ những thiếu sót trên, quy định về giao liên kết đã dẫn đến kết quả sự vận dụng chúng trong thực tiễn so với kết quả thu được không cao trong quản lý thuế và hệ quả của nó là không bảo đảm được sự bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong môi trường kinh doanh.
2.2.3.2 Một số biện pháp thực hiện thanh tra, kiểm tra đối với các doanh nghiệp có dấu hiệu chuyển giá trong thời gian qua. có dấu hiệu chuyển giá trong thời gian qua.
Để xác định được thông tin về giá thị trường của các sản phẩm các đoàn thanh tra đã thực hiện tham khảo thông tin từ bên thứ ba như:
- Gửi công văn đính kèm các mẫu sản phẩm, thông số kỹ thuật từng loại sản phẩm tham khảo và trực tiếp đến Hiệp hội may mặc của Tp. Hồ Chí Minh, Hiệp hội da giày Việt Nam để xác định giá thị trường;
- Cán bộ thuế trực tiếp tham khảo từ các doanh nghiệp trong nước có hoạt động