NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KY XIII (TT)

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 MỚI NHẤT (Trang 67 - 70)

CHƯƠNG III: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỶ XIII - XV)

BÀI 13: NƯỚC ĐẠI VIỆT Ở THẾ KY XIII (TT)

II. NHÀ TRẦN XÂY DỰNG QUÂN ĐỘI VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Thế kỉ XIII nhà Trần đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng,phục hồi và phát triển kinh tế. Do đó quân đội và quốc phòng của Đại Việt thời đó hùng mạnh, kinh tế phát triển.

2. Kĩ năng

Làm quen với phương pháp so sánh.

3.Tư tưởng

Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc đối với công cuộc xây dựng, củng cố và phát triển đất nước dưới triều Trần.

II. CHUẨN BỊ

1. GV: Sưu tầm một số tranh ảnh tư liệu liên quan tới thành tựu thủ công nghiệp thời Trần.

2. HS:Trả lời câu hỏi và sưu tầm gốm thời Trần III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

1. Ổn định lớp:

Kiểm tra sĩ số:

2. Kiểm tra bài cũ:

* Câu hỏi: Nhà Trần thành lập trong hoànn cảnh nào?

* Đáp án: - Cuối thế kỷ XII nh Lý suy yếu - Đời sống nhân dân cực khổ

- Tháng 12/1226 Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh-> Nhà Trần thành lập

3. Bài mới

Cùng với việc xây dựng chính quyền, pháp luật nhà Trần đã xây dựng quân đội và phát triển kinh tế. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài học hôm nay.

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung

GV: Vì sao khi mới thành lập, nhà Trần rất quan tâm xây dựng quân đội và quốc phòng?

HS:

1. Nhà Trần xây dựng quân đội và củng cố quốc phòng.

*GV: Nhà nước ta luôn đứng trước nguy cơ ngoại xâm (nhất là thời kì đế quốc Mông Nguyên đang mở rộng xâm lược) GV: Tổ chức quân đội nhà Trần được chia làm mấy bộ phận?

HS: Quân đội nhà Trần gồm cấm quân và quân các lộ.

*GV: Cấm quân: Đạo quân bảo vệ kinh thành triều đình, chỉ chọn những trai tráng khoẻ mạnh ở quê hương nhà Trần.

Quân các lộ: Ở đồng bằng gọi là chính binh, ở miền núi gọi là phiên binh.

GV: Vì sao nhà Trần kén chọn những thanh niên khỏe mạnh ở quê để vào cấm quân?

HS: Để tăng độ tin cậy trong việc bảo vệ triều chính, bảo vệ vua, hoàng thành, triều đình.

GV: Quân đội được tuyển dụng theo chủ trương, chính sách nào?

HS:

* Gv giải thích “Quân lính cốt tinh, không cốt đông ”

*GV quân đội nhà Trần xây dựng tình đoàn kết

- HS quan sát H27 để minh chứng việc tăng cường và củng cố quốc phòng. Quân lính thiên về chất lượng, không thiên về số lượng, quân đội thường xuyên luyện tập võ nghệ

GV: Bên cạnh xây dựng quân đội nhà Trần đã làm gì để củng cố quốc phòng?

HS:

GV: Việc xây dựng quân đội nhà Trần có gì khác và giống so với nhà Lý?

- Chia nhómThảo luận

HS: - Giống: quân đội gồm 2 bộ phận, được tuyển theo chính sách “ngụ binh ư nông”

- Khác: cấm quân; tuyển những người khỏe mạnh ở quê hương nhà trần, theo chủ trương: “cốt tinh nhuệ không cốt đông”

* Quân đội: Gồm 2 bộ phận - Cấm quân và quân ở các lộ.

- Chủ trương: Quân lính cốt tinh, không cốt đông.

- Chính sách: Ngụ binh ư nông,

- Xây dựng tình đoàn kết

* Quốc phòng:

- Cử các tướng giỏi đóng giữ các vị trí hiểm yếu.

- Vua Trần thường đi tuần tra việc phòng bị.

GV: Em có nhận xét gì về quân đội nhà Trần?

HS: Vua rất quan tâm và củng cố vững mạnh

GV: Nhà trần đã làm gì để phát triển nông nghiệp?

HS:

GV: Hà đê sứ là gì?

HS:

GV: Những việc làm trên ngày nay nhân dân ta có làm nữa không ?

HS:

GV: Qúy tộc khai hoang để mở rộng diện tích được gọi là gì?

HS:

GV: Nhận xét gì về những chủ trương phát triển nông nghiệp của nhà Trần?

HS: Phù hợp, kịp thời =>Nông nghiệp nhanh chóng phục hồi và phát triển.

GV: Kể tên các nghề thủ công nghiệp trong nhân dân?

HS:

- HS quan sát H28. Nhận xét

HS: Có quai, miệng loe, đế -> trông rất đẹp

GV: Những nghề thủ công đó ngày nay cịn nữa không?

HS:

GV: Tình hình thương nghiệp nước ta thời Trần như thế nào?

HS:

GV: Ngày nay kinh thành Thăng Long còn nữa không ?

HS:

-.> Có, đã kỷ niệm ngàn năm Thăng Long Hà Nội

GV: Những nơi nào buôn bán trong và ngoài nước phát triển?

HS:

2. Phục hồi và phát triển kinh tế.

* Nông nghiệp:

- Chú trọng khai hoang mở rộng diện tích canh tác

- Chú ý đến thủy lợi

- Lập điền trang

-> Nông dân được nhà nước quan tâm tích cực cày cấy

* Thủ công nghiệp:

- Lập nhiều xưởng thủ công nhà nước chuyên sản xuất đồ gốm, dệt và chế tạo vũ khí.

- Thủ công trong nhân dân có nhiều nghành như đúc đồng, làm giấy, khắc ván in.

* Thương nghiệp:

- Chợ mọc nhiều ở làng xã, Thăng Long có 61 phố phường.

- Buôn bán với nước ngoài rất phát triển:

mở nhiều cửa biển: Hội thống, Hội

GV: Em có nhận xét gì về tình hình kinh tế thế kỷ XIII?

HS: Đang từng bước phát triển

triều,Vân đồn …

4. Củng cố

- Nhà Trần có những biện pháp gì để xây dựng quân đội, quốc phòng.

- Nhà Trần đã làm gì để phục hồi và phát triển kinh tế sau những năm suy thoái của nhà Lý?

5. Hướng dẩn về nhà - Học bài - BT 4, 5, 6,

- Soạn bài 14: Ba lần khng chiến chống Mông Nguyên, phần I + Đọc kỹ bài và xem lược đồ để chỉ lược đồ

Ngày…..tháng…..năm 2013 Tổ trưởng ký duyệt

Tuần 12 Ngày soạn: 27/10/2013 Tiết 23 Ngày dạy: 04/10/2013

Một phần của tài liệu GIÁO ÁN MÔN LỊCH SỬ LỚP 7 MỚI NHẤT (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(231 trang)
w