BÀI 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN
II. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ NGUYỄN VÀ ĐÁNH TAN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1.Kiến thức
- Các mốc quan trọng của phong trào Tây Sơn nhằm đánh đổ tập đoàn phong kiến phản động, tiêu diệt quân Xiêm,từng bước thống nhất đất nước.
- Tài chỉ huy quân sự của Nguyễn Huệ.
2.Kĩ năng
-Trình bày diễn biến phong trào Tây Sơn trên lược đồ.
-Trình bày chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút trên lược đồ.
3.Tư tưởng
Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc, những chiến công vĩ đại của nghĩa quân Tây Sơn.
II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Giáo án, SGK
-Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chông quân xâm lược nước ngoài.
- Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút 2. Học sinh
- SGK, sách bài tập
- Học bài cũ và chuẩn bị bài mới III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số:
2 . Kiểm tra bài cũ
* Câu hỏi: Những nét chính tình hình xã hội Đàng Trong nửa sau thế kỷ XVIII?
* Đáp án: - Chính quyền phong kiến mục nt - Nhân dân đói khổ
- Xã hội mâu thuẫn 3. Bài mới
Sau khi xây dựng căn cứ nghĩa quân Tây Sơn ngày càng vững, phát triển lực lượng nghĩa quân 3 anh em Nguyễn Nhạc làm gì, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV: Sau khi dựng cờ khởi nghĩa, anh em
Tây Sơn đã giành được những thắng lợi gì?
HS:
- GV chỉ lược đồ
- GV Kể chuyện về hạ thành Quy Nhơn của Nguyễn Nhạc.
GV kể chuyện: Nguyễn Nhạc giả vờ bị bắt, bị nhốt vào cũi rồi khiêng vào thành nộp cho quân Nguyễn. Nửa đêm ông phá cũi đánh từ trong ra, phối hợp với quân Tây Sơn tấn công từ ngoài vào. Chỉ trong một đêm nghĩa quân hạ được thành Quy Nhơn .
GV: Đính niên hiệu 1773 lên địa danh Quy Nhơn ở bản đồ.
GV: Thái độ của chính quyền họ Nguyễn và phong trào Tây Sơn sau khi hạ thành Quy Nhơn?
HS: - Chúa Nguyễn: suy sụp, mất tinh thần
- Nghĩa quân: Tăng thêm khí thế.
1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn
- Tháng 9/1773, hạ thành quy Nhơn.
- Năm 1774, mở rộng vùng kiểm soát từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
GV: Em có suy nghĩ gì về cách đánh của Nguyễn Nhac?
HS: Táo bạo, dũng cảm, thông minh, bất ngờ.
GV:Thành Quy Nhơn thuộc về tay nghĩa quân có ý nghĩa gì ?
HS: - Lần đầu tiên nghĩa quân hạ được thành
- Uy thế của nhà Nguyễn suy yếu - Uy thế của nghĩa quân phát triển - GV chỉ vùng từ Quảng Nam đến Bình Thuận nghĩa quân đã làm chủ khi chiếm được thành Quy Nhơn.
GV: Biết tin Tây Sơn nổi dậy chúa Trịnh có hành động gì ?
HS: Phái mấy vạn quân vào đánh chiếm Phú Xuân (Huế)
GV: Tại sao Nguyễn Nhạc phải hoà hoãn với quân Trịnh ?
HS: - Họ Nguyễn không chống nổi quân Trịnh phải vượt biển vào Gia Định.
- Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi, phía Bắc có quân Trịnh, phía Nam có quân Nguyễn.
* GV cho HS chỉ: Quân Trịnh vượt sông Gianh đánh Phú Xuân, quân Nguyễn chạy vào Gia Định, nghĩa quân Tây Sơn ở giữa có nguy cơ bị bao vây và tiêu diệt vì vậy kế sách tạm hòa quân Trịnh để tiêu diệt Nguyễn
GV: Trình bày diễn biến cuộc tấn công tiêu diệt chính quyền chúa Nguyễn của quân Tây Sơn ?
HS:
*GV: Từ năm 1776-1783 nghĩa quân 4 lần đánh vào Gia Định. Trong lần tiến quân thứ 2 (năm 1777) Tây Sơn bắt giết được chúa Nguyễn chỉ còn Nguyễn Ánh chạy thoát
- GV đính niên hiệu 1783 vào Gia Định trên bản đồ.
GV: Theo em vì sao cuộc khởi nghĩa lan nhanh và giành được thắng lợi ?
HS: Sức mạnh của nhân dân hưởng ứng khởi nghĩa thể hiện lòng căm thù giai cấp phong kiến và sự đoàn kết dân tộc. Tài trí của anh em Tây Sơn lãnh đạo phong trào
- Chúa Trịnh chiếm Phú Xuân -> chúa Nguyễn chạy vào Gia Định
- Tây Sơn hoà hoãn với Trịnh.
- 1777, chúa Nguyễn bị giết, chính quyền họ Nguyễn bị lật đổ.
GV: Vì sao quân Xiêm xâm lược nước ta ?
HS: Nguyễn Ánh sang cầu cứu quân Xiêm. Vua Xiêm lợi dụng cơ hội này thực hiện âm mưu chiếm đất Gia Định.
- GV cho HS quan sát Lược đồ 57 . GV hướng dẫn đọc chú giải và cho HS hoạt động nhóm, chia 3 nhóm, thời gian 3 phút GV: Dựa vào lược đồ hãy trình bày diễn biến trận Rạch Gầm - Xoài Mút?
- HS: Đại diện HS lên trình bày - GV nhận xét, bổ sung và kết luận
- GV sử dụng lược đồ H57 chỉ đường tiến quân của quân Xiêm kéo vào Gia Định theo hai dướng Mũi tên: 2 vạn quân thuỷ đổ bộ trên Rạch Giá (Kiên Giang) 3 vạn quân bộ xuyên qua Chân Lạp tiến vào Cần Thơ.
GV: Thái độ của quân Xiêm như thế nào khi tiến vào nước ta ?
HS: Hung hăng, bạo ngược nên nhân dân căm ghét.
- GV chỉ bản đồ địa danh Mĩ Tho (Đại bản danh của nghĩa quân) chọn khoảng sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận địa quyết chiến.
GV: Vì sao Nguyễn Huệ lại chọn đoạn sông này ?
HS: Trả lời theo SGK.
- GV nói thêm: Các cù lao Thời Sơn, Bốn Thôn, Bà Kiểu và 2 bên bờ cây cỏ rậm rạp
- GV giới thiệu các kí hiệu chỉ thuỷ quân, Bộ binh Tây Sơn, trình bày thế trận của Nguyễn Huệ theo bản đồ: Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút .
- GV đánh niên hiệu 1785 vào lược đồ H57 phóng to
GV: Kết quả như thế nào?
HS:
GV: Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút có ý nghĩa như thế nào ?
HS: Là một trong những cuộc thuỷ chiến lớn nhất. Khẳng định sức mạnh to lớn của nghĩa quân, thiên tài quân sự của của Nguyễn Huệ. Đập tan âm mưu xâm lược
2. Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút a. Nguyên nhân
- Nguyễn Ánh sanh cầu cứu quân Xiêm
b. Diễn biến
- Cuối 1784, quân Xiêm chiếm hết các tỉnh miền Tây Gia Định.
- 1/1785, Nguyễn Huệ vào vùng đất Mĩ Tho, chọn khúc sông Rạch Gầm - Xoài Mút làm trận địa.
c. Kết quả
- Quân Xiêm bị thất bại d. Ý nghĩa
- Đập tan âm mưu xâm lược của quân Xiêm.
- Khẳng định sực mạnh của nghĩa quân.
của phong kiến nhà Xiêm do Nguyễn Ánh dẫn đường.
4. Củng cố
- Trình bày diễn biến, ý nghĩa chiến thắng trận Rạch Gầm - Xoài Mút?
- Quá trình lật đổ họ Nguyễn diễn ra như thế nào?
- BT 2, 3 / 69.
5. Hướng dẫn về nhà
- Về nhà học bài và làm bài đầy đủ
- Chuẩn bị bài 25 phần III: Tây Sơn lật dổ chính quyền họ Trịnh (tt) - Xem trước H57 sgk .
Ngày…..tháng…..năm 2014 Tổ trưởng ký duyệt
Tuần 28 Ngày soạn: 01/03/2014 Tiết 53 Ngày dạy: 10/03/2014
BÀI 25: PHONG TRÀO TÂY SƠN