CHƯƠNG III: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỶ XIII - XV)
BÀI 14: BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC
IV. NGUYÊN NHÂN THẮNG LỢI VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ CỦA BA LẦN KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN
1. Kiến thức
- Hiểu được vì sao ở thế kỉ XIII, trong ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông- Nguyên quân dân Đaị Việt đều giành thắng lợi.
- Ý nghĩa lịch sử của ba lần kháng chiến chông quân xâm lược Mông Nguyên.
2. Kĩ năng
Phân tích, so sánh sự kiện và nhân vật lịch sử qua ba lần kháng chiến để rút ra nhận xét chung.
3. Tư tưởng:
- Bồi dưởng lòng tự hào về truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc.
- Bài học kinh nghiệm lịch sử về tinh thần đoàn kết dân tộc.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: - Bản đồ đế quốc Mông – Nguyên thế kỷ XIII.
- Tư liệu về nhân vật tiêu biểu trong 3 lần kháng chiến. (Trần Hưng Đạo)
2. HS: Đọc bài trước
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định lớp
Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ:
* Câu hỏi: Tường thuật trận Bạch Đằng?
* Đáp án: - 4/1288: Đoàn thuyền lương của Ô Mã Nhi rút về theo sông Bạch Đằng.
- Ta nhử địch vào sâu trận địa khi nước dâng cao.
- Lúc nước rút thuyền địch xô vào cọc và bị quân ta đánh từ 2 bên bờ.
-> Nhiều tên giặc bị chết, Ô Mã bị bắt sống 3. Bài mới
Ba lần kháng chiến chống quân Mông Nguyên của nhà Trần diễn ra trong điều kiện vô cùng khó khăn, nhưng đã giành được thắng lợi. Vì sao có những thắng lợi đó? Ý nghĩa như thế nào?
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV: Những nguyên nhân nào làm cho cả
3 lần kh/ chiến chống quân nguyên giành thắng lợi?
HS:
GV: Hãy trình bày một số dẫn chứng về tinh thần đoàn kết dân tộc?
HS: - Theo lệnh triều đình nhân dân Thăng Long nhanh chóng thực hiện chủ trương “Vườn không nhà trống”
- Trong thứ 2 các bô lão thể hiện ý chí của muôn dân quyết tâm “đánh”.
- Quân sĩ thích vào cách tay hai chữ
“Sát Thát”
GV: Nêu những việc làm của nhà Trần chuẩn bị cho ba lần kháng chiến?
HS: - Vua Trần thường về các địa phương tìm hiểu cuộc sống của dân.
- Giải quyết những bất hoà trong vương triều Trần, tạo nên sự đoàn kềt dân tộc.
GV: Trình bày những đóng góp của Trần Quốc Tuấn trong 3 cuộc k/chiến chống Mông – Nguyên?
HS: - Trần Quốc Tuấn là người đã có công lao to lớn trong ba lần kháng chiến.
Ông là tác giả của các tác phẩm binh thư nổi tiếng.
1. Nguyên nhân thắng lợi
- Được tất cả các tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến.
- Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
- Tinh thần hy sinh của toàn dân ta đặc biệt là quân đội nhà Trần.
- Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
- Ông còn là tác giả của Hịch tướng sĩ. Ông đã nghĩ ra các cách đánh độc đáo, sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh từng giai đoạn.
GV: Cách đánh sáng tạo của nhà Trần trong 3 lần kháng chiến?
HS: - Kế hoạch “Vườn không nhà trống”.
- Tránh chỗ mạnh đánh chỗ yếu của kẻ thù.
- Biết phát huy lợi thế của quân ta buộc địch phải tuân theo.
- Buộc địch từ thế mạnh chuyển sang thế yếu, ta từ bị động chuyển sang chủ động.
=> Đó là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến thắng lợi của quân và dân ta trong ba lần kháng chiến.
*GV: Năm 1257 vua Mông Cổ đưa 3 vạn quân xâm lược nước ta. Đến lần thứ hai đưa 50 vạn quân và đến lần thứ ba Hốt Tất Liệt đình chiến với Nhật Bản đưa 30 vạn quân sang xaam lược. Với lực lượng mạnh như vậy. Nhưng quân Nguyên cũng phải chuốt lấy thất bại .
GV: Những thắng lợi đó của quân ta trong hoàn cảnh như vậy có ý nghĩa gì?
HS:
GV: Bài học lịch sử từ 3 lần chiến thắng quân xâm lược Mông-Nguyên?
HS:
*GV: “Khoan thưa sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước”
=> GVKL: Dùng mưu trí mà đánh giặc.
Lấy đoàn kết toàn dân làm sức mạnh.
2. Ý nghĩa lịch sử
* Ý nghĩa
- Đập tan tham vọng và ý chí xâm lược Đại Việt của đế chế Nguyên bảo vệ độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ.
- Góp phần xây đắp truyền thống quân sự Việt Nam.
* Bài học:
- Để lại bài học vô cùng quý giá.
- Ngăn chặn những cuộc xâm lược của quân Nguyên đối với các nước khác.
4. Củng cố
- Nêu nguyên nhân thắng lợi của 3 lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên?
- Ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến?
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài và làm bài đầy đủ
- Hệ thống các sự kiện lịch sử, tiết sau chúng ta học tiết bài tập lịch sử Ngày….tháng….năm 2013
Tổ trưởng ký duyệt
Tuần 14 Ngày soạn: 10/11/2013 Tiết 27 Ngày dạy: 18/11/2013
BÀI TẬP LỊCH SỬ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
- Hệ thống kiến thức lịch sử thời Ngô - Đinh - Tiền L -Lí –Trần (từ thế kỷ X-XIII) - Nắm được quá trình thống nhất đất nước cũng như công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, chống ngoại xâm của dân tộc.
2. Kỹ năng
Trình bày lược đồ qua diễn biến của những trận đánh tiêu biểu.
3. Tư tưởng
Lòng tự hào vào truyền thống cách mạng của dân tộc qua các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm.
II. CHUẨN BỊ
1. GV: Chuẩn bị các bài tập, bảng phụ
2. HS: Ôn tập lịch sử Việt Nam từ thế kỷ X-XIII III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
1. Ổn định lớp:
Kiểm tra sĩ số:
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút
Câu 1: Trình bày diễn biến, kết quả cuộc kháng chiến chống quân Nguyên lần thứ 3 năm 1285? (6đ)
Đáp án:
* Diễn biến
- 1/1285: 50 vạn quân Nguyên do Thoát Hoan chỉ huy vào xâm lược nước ta.
- Quân ta sau một vài trận chặn đánh địch ở biên giới đã rút về Vạn Kiếp, Thăng Long và cuối cùng rút về Thiên Trường để bảo toàn lực lượng, và thực hiện kế hoạch “vườn không nhà trống”.
- Cùng một lúc Toa Đô từ Champa đánh ra Nghệ An, Thanh Hóa, quân Thoát Hoan mở cuộc tấn công xuống phía nam nhằm tạo thế gọng kìm để tiêu diệt quân ta, nhưng bị thất bị, phải rút về Thăng Long và lâm vào tình trạng thiếu lương thực trầm trọng.
* Kết quả
- 5/1285, lợi dụng thời cơ nhà Trần tổ chức phản công đánh bại quân giặc ở nhiều nơi.
- Quân giặc phần bị chết, phần còn lại chạy về nước, Thoát Hoan chui vào ống đồng chạy về nước,Toa Đô bị chém đầu.
Câu 2: Nêu ý nghĩa lịch sử cuộc k/c chống quân xâm lược Mông Nguyên?(4đ) Đáp án:
- Được tất cả các tầng lớp nhân dân tham gia kháng chiến.
- Nhà Trần đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt.
- Tinh thần hy sinh của toàn dân ta đặc biệt là quân đội nhà Trần.
- Đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo.
3. Bài mới
Chúng ta đã tìm hiểu lịch sử dân tộc qua các thời kỳ Ngô - Đinh - Tiền Lê và thời Lí, Trần mỗi thời kỳ có những điểm giống và khác nhau.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung GV: Lịch sử VN từ tk X->XII trải qua
mấy giai đoạn?
HS:
- GV treo băng trống cho hs hoạt động nhóm
GV: Hoàn thành băng thời gian sao cho đúng thời gian ra đời và thời gian kết thúc HS:
- GV cho HS hoạt động nhóm
- GV gọi HS lên bảng làm bài cho điểm.
BT1: Em hãy vẽ lại Sơ đồ bộ máy nhà nước thời Ngô?
HS: Hoàn thành
BT 2: HS đọc bài tập 2
Sau khi thống nhất đất nước Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì để xây dựng đất nước?
HS:
BT 3
a.Triều đại nào dưới đây tiến hành khai khẩn đất hoang đào mương, đắp đê phòng úng ngập, cấm giết trâu bò
b. Trình bày diển biến 3 lần kháng chiến chống Mông –Nguyên trên lược đồ