CHƯƠNG III: NƯỚC ĐẠI VIỆT THỜI TRẦN (THẾ KỶ XIII - XV)
Bài 19: CUỘC KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 - 1427)
II. GIẢI PHÓNG NGHỆ AN, TÂN BÌNH, THUẬN HÓA VÀ TIẾN QUÂN RA BẮC (1424 – 1426)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức
- Những nét chủ yếu về hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn trong những năm cuối 1424 – 1425.
- Sự lớn mạnh của nghĩa quân Lam Sơn trong thời kỳ này từ chỗ bị động đối phó với quân Minh ở miền tây Thanh Hóa tiến tới làm chủ một vùng rộng lớn ở miền Trung và bao vây được Đông Quan.
2. Kỹ năng
- Sử dụng lược đồ để thuật lại sự kiện lịch sử.
- Nhận xét các sự kiện, nhận vật lịch sử tiêu biểu.
3. Tư tưởng
Giáo dục truyền thống yêu nước, tinh thần bất khuất kiên cường và lòng tự hào dân tộc.
II. CHUẨN BỊ 1. Giáo viên - Giáo án, SGK
- Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn - Lược đồ tiến quân ra Bắc 2. Học sinh
- SGK, sách bài tập
- Học bài và chuẩn bị bài mới III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY 1. Ổn định lớp
Kiểm tra sỉ số 2. Kiểm tra bài cũ:
* CH: Trình bày diễn biến giai đoạn 1418 – 1423?
* Đáp án: - 1416: tổ chức hội thề Lũng Nhai - 1418: dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn - 1424: quân Minh mở cuộc tấn công
- 1423: Lê Lợi quyết định hòa hoãn với quân Minh - 1424: quân Minh trở mặt tấn công
3. Bài mới
Như bài học trước, các em đã biết nhà Minh hòa hoãn với nghĩa quân Lam Sơn để thực hiện âm mưu mua chuộc, dụ dỗ Lê Lợi đầu hàng nhưng bị thất bại. Chúng đã trở mặt, tấn công nghĩa quân. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang thời kì mới. Diễn biến cuộc khởi nghĩa trong thời kì này ra sao, đó là nội dung bài học hôm nay.
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung
1. Giải phóng Nghệ An (năm 1424)
GV: Ai đã đề nghị chuyển địa bàn hoạt động nghĩa quân vào Nghệ An ?
HS: Trước tình hình quân Minh tấn công nghĩa quân, Nguyễn Chích đề nghị chuyển hướng hoạt động của nghĩa quân vào Nghệ An.
GV: Tại sao Nguyễn Chích đề nghị chuyển quân vào Nghệ An?
HS: Nghệ An là vùng đất rộng, người đông, địa hình hiểm trở, xa trung tâm địch.
GV: Hãy cho biết một vài nét về Nguyễn Chích ?
HS: Là nông dân nghèo, có tinh thân yêu nước cao, từng lãnh đạo các cuộc khởi nghĩa chống quân Minh.
GV: Theo em, việc thực hiện kế hoạch của Nguyễn Chích đem lại kết quả gì ?
HS : Kế hoạch chủ động chuyển địa bàn để đánh vào Nghệ An, làm bàn đạp giải phóng phía Nam đã giúp nghĩa quân thoát khỏi thế bị bao vây, mở rộng địa bàn hoạt động và kiểm soát của nghĩa quân trên phạm vi rộng lớn, bao gồm Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hóa.
GV: Trình bày diễn biến quá trình mở rộng địa bàn hoạt động của nghĩa quân Lam Sơn ? GV: Dùng lược đồ phân tích:
- Giới thiệu địa bàn của nghĩa quân trong giai đoạn này
- Ngày 12/10/1424 Quân ta bất ngờ tập kích đồn Đa Căng và hạ thành Trà Lân trong hai tháng bao vây
- Được sự ủng hộ của nhân dân quân ta tiến vào Nghệ An đánh chiếm Diễn Châu, Thanh Hoá.
GV: Nhận xét kế hoạch của Nguyễn Chích ? HS : Đây là kế hoạch rất phù hợp với tình hình thời đó và thu được nhiều thắng lợi.
=> Được sự ủng hộ của nhân dân nghĩa quân nhanh chóng giành được thắng lợi
GV: Sau khi ta giải phóng Diễn Châu, Thanh Hoá địch găp phải khó khăn gì?
HS: Bị chia cắt cô lập, mất liên lạc với trung tâm.
GV: Chủ trương đối phó của ta?
- Nguyễn Chích đưa ra kế hoạch chuyển địa bàn vào Nghệ An
- 12/10/1424 hạ Thành Trà Lân, tập kích ải Khả Lưu
- Giải phóng Nghệ An, Diễn Châu, Thanh Hóa
2. Giải phóng Tân Bình, Thuận Hoa (1425)
HS: Tránh chổ mạnh đánh chổ yếu gấp rút tiến vào giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá GV: Quá trình giải phóng Tân Bình, Thuận Hoá diễn ra ntn? Kết quả?
HS:
GV: Vì sao chỉ trong vòng 10 tháng nghĩa quân Lam Sơn đã giải phóng 1 vùng rộng lớn từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân?
HS: Sự chiến đấu anh dũng của nghĩa quân, sự lãnh đạo tài tình của BCH, sự ủng hộ của nhân dân.
CÂU HỎI THẢO LUẬN (2 PHÚT)
Hãy so sánh lực lượng giữa ta và quân Minh sau khi giải phóng được Tân Bình, Thuận Hoá ?
HS: + Ta : lực lượng ngày càng lớn mạnh, trưởng thành vượt bậc, khu giải phóng được mở rộng suốt từ Thanh Hoá đến Thừa - Thiên - Huế
+ Địch : lực lượng bị tiêu hao dần, chúng rơi vào thế bị động phải co cụm ở trong thành Nghệ An và Tây Đô
GV: Em có nhận xét gì về lực lượng nghĩa quân giai đoạn này?
HS: Đã trưởng thành và phát triển
GV: Liên hệ chuyện truyền thuyết gắn với sự lớn mạnh của nghĩa quân.
- GV cho HS quan sát hình 41
GV: Trình bày cuộc tấn công Lê Lợi tiến quân ra Bắc?
HS: - Tháng 9/ 1426, nghĩa quân chia làm ba đạo tiến ra bắc.
+ Đạo thứ nhất, tiến ra giải phóng miền Tây Bắc,ngăn chặn viện binh từ Vân Nam sang
+ Đạo thứ 2, giải phóng vùng hạ lưu sông Nhị và chặn đường rút lui của giặc từ Nghệ An về Đông Quan
+ Đạo thứ ba, tiến thẳng về Đông Quan Kết quả: quân ta giành thắng lợi, đich cố thủ ở thành Đông Quan.Cuộc khởi nghĩa chuyển
- Tháng 8/1425 Trần Nguyên Hãn, Lê Ngân chỉ huy ở Nghệ An giải phóng Tân Bình, Thuận Hóa
- Trong 10 tháng nghĩa quân Lam Sơn giải phóng từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân
3. Tiến quân ra Bắc, mở rộng phạm vi hoạt động (cuối năm 1426)
- Tháng 9/1426, Lê Lợi chia làm 3 đạo quân tiến quân ra Bắc.
sang giai đoạn phản công
GV: Nhiệm vụ của cả 3 đạo là gì ?
HS: Nhiệm vụ của 3 đạo: Đánh vào vùng địch chiếm đóng,
cùng nhân dân bao vây đánh địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới
* GV cho HS đọc chữ in nghiêng SGK GV: Kết quả của cuộc tiến quân ra Bắc như thế nào?
HS:
GV: Cuộc khởi nghĩa nhanh chóng lan rộng khắp nước, thu hút đông đảo nhân dân. Vì sao?
HS : Nhân dân Đại Việt đều muốn đứng lên đấu tranh lại chế độ dóc lột hà khắc của quân Minh, giành độc lập tự do cho đất nước.
GV: Em hãy nêu những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn từ cuối năn 1424 đến cuối năm 1426 ? HS: Được sự ủng hộ của nhân dân, nghĩa quân đã đánh thắng nhiều trận buộc địch phải cố thủ trong thành Đông Quan. Cuộc khởi nghĩa chuyển sang giai đoạn mới.
GV: Kể tên những tấm gương yêu nước?
HS: Bà hàng họ Lương, cô gái làng Đào Đặng.
GV: Em có suy nghĩ gì về gương chiến đấu này?
HS: Thể hiện tinh thần giết giặc cứu nước của nhân dân ta.
GV giáo dục cho HS thấy được Lê Lợi và nghĩa quân xây dựng căn cứ địa vững chắc trong lòng dân và những nơi hiểm yếu để phát triển cuộc chiến đấu.
- Nhiệm vụ: của 3 đạo đánh vào vùng địch chiếm đóng, cùng nhân dân bao vây đồn địch, giải phóng đất đai, thành lập chính quyền mới.
- Kết quả:
+ Quân ta nhiều trận thắng lợi
+ Địch cố thủ trong thành Đông Quan.
4. Củng cố
- Trình bày bằng lược đồ diễn biến khởi nghĩa Lam Sơn giai đoạn 1424 – 1426?
- Nêu những dẫn chứng về sự ủng hộ của nhân dân trong giai đoạn này của cuộc khởi nghĩa?
5. Hướng dẫn về nhà
- Về nhà học bài và làn bài đầy đủ
- Đọc bài trước phần III tiếp theo của bài 19
+ Khởi nghĩa Lam Sơn toàn thắng : Xem trước lược đồ trận Chi Lăng –Xương Giang, trận Tốt Động, Chúc Động
Ngày…..tháng…..năm 2013 Tổ trưởng ký duyệt
Tuần 21 Ngày soạn: 26/12/2013 Tiết 39 Ngày dạy: 06/01/2014