Nội dung quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông búng lao huyện mường ảng, tỉnh điện biên luậ (Trang 43 - 46)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THPT

1.4. Đánh giá kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường

1.5.4. Nội dung quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường

Nếu tiếp cận dưới góc độ chức năng của quản lý thì quản lý hoạt động GDNGLL là gồm các nội dung sau:

Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, đó là các loại kế hoạch: Hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng và cả năm. Hàng ngày việc duy trì nền nếp học tập, sinh hoạt của học sinh như thế nào, có được duy trì tốt hay không. Nếu duy trì tốt là thể hiện được ý thức của học sinh và khả năng tự quản của đội ngũ cán bộ lớp là tốt. Hàng tuần trong các giờ sinh hoạt ngoại khóa đầu tuần, các hoạt động tập thể,… có được tổ chức tốt hay không, vai trò của đội ngũ cán bộ lớp như thế nào, qua đó người cán bộ quản lý có thể hiểu và biết được hiệu quả của công tác quản lý của mình nhất là thông qua các hoạt động GDNGLL.

Kế hoạch hàng tháng là sinh hoạt theo chủ điểm của tháng, cần phải nắm rõ các lớp tổ chức hoạt động như thế nào, có đảm bảo chất lượng hay không và có đúng theo kế hoạch đã đề ra hay không.

Kế hoạch của cả năm học phải kiểm tra xem nội dung và thời gian của kế hoạch như thế nào, bao gồm các hoạt động gì, mục đích yêu cầu của các hoạt động đó như thế nào, ai là người phụ trách và lực lượng tham gia gồm những ai.

Địa điểm tổ chức ở đâu và kinh phí cho các hoạt động như thế nào, tất cả những điều trên người cán bộ quản lý đều phải kiểm tra và nắm rõ để góp phần quản lý tốt và có hiệu quả các hoạt động GDNGLL.

Nội dung quản lý hoạt động GDNGLL ở trường THPT cũng cần chú ý tới việc triển khai đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức. Hoạt động GDNGLL là hoạt động của người học, do đó việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phải đạt được mục tiêu là tạo ra sự hứng thú, phát huy được tính tính cực trong hoạt động của người học, để người học thực sự là chủ thể của hoạt động GDNGLL.

Nếu tiếp cận dưới góc độ đối tượng quản lý thì nội dung quản lý hoạt động GDNGLL gồm các nội dung sau:

Quản lý việc thực hiện mục tiêu, nội dung hoạt động GDNGLL xem mục tiêu, nội dung hoạt động có được triển khai và thực hiện không. Các chủ đề hàng tháng được tiến hành thực hiện như thế nào, diễn biến quá trình thực hiện như thế nào, có theo đúng yêu cầu đặt ra hay không để từ đó có thể kịp thời điều chỉnh, bổ sung.

Quản lý việc đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL.

Đó là chỉ đạo việc triển khai đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL. Có thể tập huấn nâng cao năng lực cho GV về phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động thông qua: Giờ học, qua hoạt động ngoại khoá; qua tổ chức thi tìm hiểu và qua các hoạt động xã hội khác v.v

Để phục vụ cho việc đổi mới, kèm theo đó là việc chỉ đạo việc triển khai tăng cường cơ sở vật chất để đảm bảo đủ điều kiện tổ chức các hoạt động. Có thể huy động, vận động tham gia đóng góp xây dựng cơ sở vật chất từ nhiều nguồn:

Hội cha mẹ học sinh, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường, các cơ sở sản xuất kinh tế v.v... tham gia công tác xã hội hoá giáo dục.

Quản lý đánh giá kết quả hoạt động GDNGLL, thông qua việc kiểm tra số lượng hoạt động được tổ chức trong toàn trường và ở từng lớp, đồng thời phải kiểm tra xem chất lượng của việc tổ chức các hoạt động có gây hứng thú cho học sinh tham gia các hoạt động hay không, ý nghĩa xã hội của các hoạt động được tổ chức; sự tác động, ảnh hưởng của các hoạt động đến học sinh như thế nào và những hạn chế thiếu xót cần khắc phục.

Quản lý việc chỉ đạo, tổ chức hoạt động của giáo viên dựa vào:

+ Kế hoạch tổ chức hoạt động.

+ Soạn giáo án.

+ Chuẩn bị cơ sở vật chất.

+ Dự giờ tổ chức hoạt động.

Thông qua đó, biết được việc thực hiện về mục tiêu, nội dung chương trình hoạt động của giáo viên, kết quả hoạt động của học sinh được thể hiện qua: ý thức, thái độ, kỹ năng hoạt động và mức độ trưởng thành sau hoạt động GDNGLL của học sinh.

Quản lý hoạt động GDNGLL là hoạt động giáo dục có mục tiêu, với các biện pháp khoa học của hiệu trưởng, đến tập thể giáo viên và những lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, nhằm huy động mọi nguồn lực trong việc chỉ đạo quản lý hoạt động GDNGLL theo những quy luật khách quan; có sự thống nhất nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhân cách toàn diện của học sinh. Tổ chức hoạt động GDNGLL là một trong những nội dung công tác của giáo viên chủ nhiệm lớp. Đây là người có vai trò rất lớn trong việc tổ chức các hoạt động, cũng như việc phối hợp với các lực lượng giáo dục để tổ chức các hoạt động GDNGLL. Nội dung quản lý hoạt động GDNGLL theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Nội dung quản lý có thể triển khai theo hướng sau:

Quản lý việc thực hiện nội dung hoạt động GDNGLL: Nội dung quản lý được bám sát vào các chủ đề hoạt động ở mỗi tháng. Ví dụ: tháng 9 có chủ đề “ Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH - HĐH ” (cả 3 lớp 10, 11, 12 - Hoạt động GDNGLL); “ Tìm hiểu một số nghề thuộc các ngành giao thông vận tải và địa chất ” (Chủ đề hoạt động tháng 9 - Giáo dục hướng nghiệp lớp 11) v.v...

Quản lý việc thực hiện phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL cũng dựa vào cơ sở hướng dẫn mang tính định hướng môn học. Tuỳ từng khối lớp, có thể có những phương pháp và hình thức như: Thảo luận, thi tìm hiểu, tổ chức các diễn đàn, hùng biện, hoạt động câu lạc bộ, tham quan dã ngoại v.v...

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông búng lao huyện mường ảng, tỉnh điện biên luậ (Trang 43 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)