Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP Ở CÁC TRƯỜNG THPT
1.3. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông
1.3.1. Cơ sở pháp lý
Trước yêu cầu đổi mới về giáo dục đào tạo và để nâng cao chất lượng giáo dục, đã có rất nhiều văn bản, tài liệu đề cập tới việc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp.
Theo Điều lệ trường trung học phổ thông có nêu: “Nhà trường phối hợp với các tổ chức, cá nhân tham gia giáo dục ngoài nhà trường thực hiện các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm các hoạt động ngoại khóa về khoa học, văn học, nghệ thuật, thể dục thể thao, an toàn giao thông, phòng chống tệ nạn xã hội, giáo dục giới tính, giáo dục pháp luật nhằm phát triển toàn diện và bồi dưỡng năng khiếu; các hoạt động vui chơi, tham quan, du lịch, giao lưu văn hóa, giáo dục môi trường; các hoạt động xã hội, từ thiện phù hợp với đặc điểm sinh lý lứa tuổi học sinh”.
Chỉ thị số 3004/2013/CT-BGDĐT ngày 15/8/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mần non, giáo dục phổ thông, giáo dục
thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp năm học 2013 - 2014", mục 2 có nêu:
“Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, dạy đủ các môn học và tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp theo quy định về chương trình giáo dục, đảm bảo các yêu cầu về giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh;….”
Công văn số 5466/BGDĐT-GDTrH ngày 07/8/2013 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014, ở mục 4 trong các nhiệm vụ cụ thể có nói về hoạt động giáo dục NGLL. Trong đó chú trọng mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng xã hội, xây dựng môi trường sư phạm tích cực trong nhà trường, kết hợp tốt hơn nữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Quyết định số 156/2007/QĐ-TTg ngày 25/9/2007 của Thủ tướng chính phủ nêu trong đề án 4 - phòng chống ma túy trong trường học với nhiệm vụ: “Xây dựng chương trình, tài liệu, học liệu giáo dục phòng chống ma túy cho các ngành học, cấp học, bậc học, triển khai giáo dục phòng chống ma túy trong trường học ở tất cả các cấp học, bậc học, tăng cường giáo dục phòng chống ma túy trong các hoạt động ngoại khóa.”
Chỉ thị số 45/2007/CT-BGDĐT ngày 17/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về: “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục”, mục 3 có nói: “Đổi mới, nâng cao chất lượng các hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật ngoại khóa, lồng ghép nội dung phổ biến giáo dục pháp luật vào nội dung các hoạt động ngoài giờ lên lớp”.
Chỉ thị số 52/2007/CT-BGDĐT ngày 31/8/2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo “Về tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục”, mục 4 có nêu: “Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hướng dẫn kỹ năng tham gia giao thông an toàn phù hợp với từng lứa tuổi, cấp học, trình độ đào tạo của học sinh, sinh viên”.
Công văn số 8227/BGDĐT-GDTrH ngày 06/8/2007 của Bộ giáo dục và đào tạo hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2007-2008 ở mục 4 trong các nhiệm vụ cụ thể có nói về hoạt động giáo dục NGLL. Trong đó, chú trọng mối
quan hệ phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng, xây dựng môi trường sư phạm tích cực trong nhà trường, kết hợp tốt hơn nữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.
Công văn số 1308/SGD&ĐT-GDTrH của Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên ngày 16/8/2013: [16] “Về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2013 - 2014” có nêu: “Các phòng giáo dục, các trường THPT chỉ đạo các hoạt động giáo dục NGLL, sinh hoạt hướng nghiệp, giáo dục hướng nghiệp theo kế hoạch dạy học quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo” v.v... Đó là những cơ sở pháp lý để thực hiện đề tài này.
1.3.2. Mục tiêu của hoạt động giáo dục ngài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông
Hoạt động GDNGLL là một bộ phận của quá trình giáo dục ở nhà trường THPT. Đó là những hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối, bổ sung, hỗ trợ hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin đúng đắn ở học sinh nhằm giúp học sinh nâng cao hiểu biết về giá trị truyền thống của dân tộc, biết tiếp thu những giá trị tốt đẹp của nhân loại, bổ sung, củng cố, mở rộng kiến thức được học trên lớp, có trách nhiệm với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Hoạt động GDNGLL nhằm củng cố và phát triển cho học sinh các năng lực chủ yếu như:
Năng lực tự hoàn thiện, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp, năng lực hoạt động chính trị - xã hội, năng lực tổ chức - quản lý, năng lực hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Từ đó để học sinh có thái độ đúng đắn trước những vấn đề của cuộc sống, biết tự đánh giá và tự điều chỉnh để hoàn thiện bản thân mình, đồng thời có thể giúp người khác hướng tới mục tiêu: Chân, thiện, mỹ.
Hoạt động GDNGLL: Là một bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục phổ thông góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục. Nó là cầu nối tạo ra mối liên hệ hai chiều giữa nhà trường với xã hội, để nhà trường có điều kiện phát
huy vai trò tích cực của mình đối với cuộc sống và là điều kiện, là phương tiện để huy động sức mạnh cộng đồng cùng tham gia vào sự phát triển của nhà trường và sự nghiệp giáo dục.
Hoạt động GDNGLL giúp học sinh củng cố, hoàn thiện tri thức đã được học trên lớp, tạo điều kiện vận dụng tri thức trong thực tiễn cuộc sống. Giúp học sinh có thêm những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người. Giáo dục cho học sinh kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa, thói quen tốt trong học tập, lao động và hòa nhập vào cuộc sống cộng đồng. Hình thành và rèn luyện cho học sinh năng lực tự quản, kỹ năng giáo dục và tự giáo dục. Đồng thời trực tiếp rèn luyện cho học sinh phẩm chất nhân cách, tính cách, tài năng và thiên hướng nghề nghiệp, kỹ năng nghề của cá nhân, hình thành các mối quan hệ giữa con người với đời sống xã hội, con người với thiên nhiên, với môi trường sống.
Hoạt động GDNGLL giúp nhà trường phát huy tác dụng đối với đời sống, huy động cộng đồng xã hội tham gia vào công tác giáo dục. Bởi lẽ, các hình thức tổ chức hoạt động GDNGLL rất đa dạng phong phú; cần có sự tham gia phối hợp tổ chức và đánh giá kết quả hoạt động của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.
Hoạt động GDNGLL giúp học sinh củng cố, bổ sung những kiến thức đã được học qua các môn học ở trên lớp. Giúp phát triển sự hiểu biết của học sinh trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Từ đó làm phong phú thêm vốn tri thức của học sinh, làm cơ sở cho học sinh tự so sánh bản thân với người khác.
Giúp hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng ban đầu, cơ bản, cần thiết phù hợp với sự phát triển chung của các em (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tham gia các hoạt động tập thể, kỹ năng nhận thức,…). Giúp học sinh hình thành và phát huy tính chủ thể và tích cực, tự giác trong việc tham gia các hoạt động chính trị - xã hội. Trên cơ sở đó, bồi dưỡng cho các em thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội, có trách nhiệm đối với công việc chung.
Hoạt động GDNGLL là cầu nối giữa hoạt động giảng dạy và học tập ở trên lớp với giáo dục học sinh ở ngoài lớp thông qua các hoạt động: Văn nghệ, thể dục
thể thao,… Hay nói cụ thể hơn đó là sự chuyển hóa giữa giáo dục với tự giáo dục, chuyển hóa những yêu cầu về những chuẩn mực hành vi đã được quy định thành hành vi và thói quen tương ứng. Muốn cho sự chuyển hóa này diễn ra phải thông qua các hoạt động học tập, sinh hoạt tập thể, xã hội, vui chơi giải trí và giao lưu với bạn bè, với các thầy, cô giáo và với mọi người xung quanh v.v...
Hoạt động GDNGLL giúp học sinh biết tiếp thu những tri thức tiên tiến của nhân loại, củng cố, mở rộng và đào sâu hệ thống kiến thức đã học, nâng cao hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, có tri thức hiểu biết về nghề nghiệp trong xã hội và các chuẩn mực xã hội,… Đồng thời rèn luyện cho học sinh những kỹ năng cơ bản đã hình thành ở trung học cơ sở, trên cơ sở đó tiếp tục phát triển những năng lực chủ yếu như: Năng lực tự hoàn thiện, năng lực giao tiếp, năng lực thích ứng, năng lực hoạt động chính trị xã hội, năng lực tổ chức quản lý, năng lực hợp tác, cạnh tranh lành mạnh v.v...
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là hoạt động giáo dục có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức được thực hiện trong các hoạt động thực tiễn về khoa học - kỹ thuật, lao động tập thể, hoạt động xã hội, văn hóa nghệ thuật, hoạt động thể dục, thể thao, vui chơi giải trí,…được thực hiện ngoài giờ lên lớp, nhằm hình thành và phát triển toàn diện nhân cách học sinh. Theo giáo sư Đặng Vũ Hoạt, hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội hoạt động nhân đạo, văn hóa nghệ thuật, thẩm mỹ, thể dục thể thao, vui chơi giải trí,…để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học, ngoài các môn học ở trên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết và thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của học sinh.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là một mặt hoạt động của giáo dục cơ bản được thực hiện một cách có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức và tiến
hành ngoài giờ lên lớp nhằm góp phần thực thi quá trình đào tạo nhân cách học sinh, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của đời sống xã hội.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tạo điều kiện cho học sinh hoạt động theo hứng thú, sở thích của mình. Nhờ đó bồi dưỡng được nhanh chóng năng lực riêng của từng học sinh và góp phần định hướng cho họ. Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp còn có thể giúp học sinh củng cố, mở rộng, khắc sâu thêm tri thức, gắn liền lý luận với thực tiễn, phát huy tác dụng của học tập đối với đời sống. Hoạt động này do nhà trường quản lý, tiến hành ngoài các giờ dạy học trên lớp theo chương trình, kế hoạch dạy học. Nó được tiến hành xen kẽ hoặc nối tiếp chương trình dạy học trong phạm vi nhà trường chỉ đạo.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp có vị trí quan trọng trong quá trình giáo dục học sinh nói chung và càng quan trọng đối với học sinh THPT - lứa tuổi đang tập làm người lớn. Ở lứa tuổi này, nét nổi bật về tính cách của các em là khuynh hướng ham hoạt động, năng động, sáng tạo, tự lập, ham hiểu biết, có trình độ tư duy phát triển, đã hình thành và phát triển các kỹ năng học tập, thói quen tự học từ các lớp dưới và ngày càng có điều kiện thu thập thông tin đa dạng và phong phú. Vì thế, quá trình giáo dục đối với lứa tuổi các em sẽ gặp không ít khó khăn, đòi hỏi phải có sự khéo léo, kịp thời và đúng đắn, lôi cuốn các em vào hoạt động nhằm phát huy hướng tự lập của các em thành những cá tính sáng tạo và ý thức tập thể. Học sinh THPT ngày nay có những bước nhảy vọt về chất trong quá trình học tập và rèn luyện. Các em mạnh dạn hơn, suy nghĩ táo bạo hơn, có những nhu cầu mới hơn, đặc biệt là nhu cầu về hoạt động. Mặc dù hoạt động học tập vẫn là hoạt động chủ đạo, song nội dung và tính chất hoạt động học tập ở lứa tuổi này khác rất nhiều so với các lứa tuổi trước. Nó đòi hỏi ở các em tính năng động và độc lập cao hơn, tư duy lôgic nhiều hơn. Những yêu cầu đó vừa phải được thực hiện trong hoạt động học tập, vừa phải được cụ thể hóa trong các hoạt động của tập thể. Đây là một trong những đặc điểm rất rõ nét của học sinh THPT. Vì vậy, việc tổ chức các hoạt động GDNGLL với những hình thức đa dạng do học sinh quản lý và điều khiển đòi hỏi giáo viên phải đổi mới các phương pháp tổ chức
hoạt động, tránh áp đặt một chiều hoặc chỉ cực đoan ở một vài hình thức hoạt động quá quen thuộc, gây nhàm chán cho học sinh. Vì vậy, có thể nói hoạt động GDNGLL đối với lứa tuổi học sinh THPT có vị trí then chốt trong quá trình giáo dục, nhằm điều chỉnh, định hướng quá trình giáo dục toàn diện đạt hiệu quả. Hoạt động GDNGLL với sự đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung sẽ có vai trò to lớn trong việc giáo dục về nhận thức, thái độ và hành vi.
Hoạt động GDNGLL giúp học sinh bổ sung, củng cố và hoàn thiện những tri thức đã được học trên lớp (qua các hình thức sinh hoạt câu lạc bộ, tham quan, ngoại khóa, thi tìm hiểu,…). Giúp HS biết vận dụng những tri thức đã học để giải quyết các vấn đề do thực tiễn đời sống đặt ra.
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp giúp học sinh hướng nhận thức, biết tự điều chỉnh hành vi đạo đức, lối sống cho phù hợp. Qua đó cũng làm giàu thêm những kinh nghiệm thực tế cho bản thân.
Mặt khác, hoạt động GDNGLL giúp học sinh định hướng chính trị, xã hội, có những hiểu biết nhất định về truyền thống đạo đức, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc. Ngoài ra, hoạt động này còn hình thành cho học sinh niềm tin vào những giá trị mà các em vươn tới. Đó là niềm tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa đang đổi mới mà Bác Hồ và Đảng ta đã lựa chọn, tin vào tiền đồ, tương lai của đất nước. Bồi dưỡng cho học sinh những tình cảm đạo đức trong sáng, xây dựng lối sống và nếp sống phù hợp với đạo đức, pháp luật, truyền thống tốt đẹp của địa phương và của đất nước Việt Nam.
1.3.3. Nội dung của hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông
Nội dung được xây dựng trên cơ sở của yêu cầu về nội dung giáo dục trung học phổ thông theo điều 28 Luật giáo dục [14] có nêu: “Giáo dục trung học phổ thông phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở trung học cơ sở, hoàn thành nội dung giáo dục phổ thông; ngoài nội dung chủ yếu nhằm bảo đảm chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản, toàn diện và hướng nghiệp cho mọi học sinh
còn có nội dung nâng cao ở một số môn học để phát triển năng lực, đáp ứng nguyện vọng của học sinh ”.
Căn cứ vào yêu cầu về nội dung giáo dục được Luật quy định, nội dung cụ thể của hoạt động GDNGLL cấp trung học phổ thông được xây dựng, thể hiện qua 6 vấn đề chủ yếu sau:
- Lý tưởng sống của thanh niên trong giai đoạn CNH - HĐH đất nước.
- Tình bạn, tình yêu và gia đình.
- Nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Truyền thống dân tộc và truyền thống cách mạng; bảo vệ di sản văn hóa.
- Thanh niên với vấn đề lập thân, lập nghiệp.
- Những vấn đề có tính toàn cầu như: Bảo vệ môi trường; hạn chế sự bùng nổ dân số; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên; phòng ngừa và đẩy lùi các tệ nạn xã hội; đẩy lùi các bệnh hiểm nghèo; thực hiện Công ước Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em.
Những vấn đề trên được cụ thể hóa thành 10 chủ đề hoạt động trong 12 tháng đó là:
Tháng 9: Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.
Tháng 10: Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình.
Tháng 11: Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo.
Tháng 12: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tháng 1: Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.
Tháng 2: Thanh niên với lý tưởng cách mạng.
Tháng 3: Thanh niên với vấn đề lập nghiệp.
Tháng 4: Thanh niên với hòa bình, hữu nghị và hợp tác.
Tháng 5: Thanh niên với Bác Hồ.
Tháng 6+7+8: Mùa hè tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng.
Như vậy, nội dung chương trình HĐGDNGLL là nhằm phản ánh cuộc sống học tập, sinh hoạt và rèn luyện của học sinh trong nhà trường, gia đình và xã hội.
Nội dung của các hoạt động GDNGLL nhằm cập nhật những thông tin trong các